Kiểm tra bài cũ là một khâu quan trọng trước khi vào nghiên cứu kiến thức mới giúp học sinh có ý thức trong học tập và nhớ lại kiến thức đã học. Theo cách làm truyền thống, giáo viên ra câu hỏi gọi học sinh trả lời. Những câu hỏi đó chủ yếu chỉ mang tính chất học thuộc dưới dạng trình bày, nêu… các sự kiện. Vì thế mà học sinh không hứng thú, học lịch sử chỉ là cưỡng ép, kết quả không cao. Để học sinh nắm được bản chất, “hiểu” lịch sử chứ không phải chỉ dừng ở “biết”, giáo viên cần có phương pháp mới. Átlát lịch sử có vai trị lớn trong khâu kiểm tra bài cũ. Những sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh,…trong Átlát là những gợi mở cho giáo viên để đưa ra những câu hỏi kiểm tra bài cũ hay, có những niên biểu trống, sơ đồ trống giáo viên yêu cầu học sinh điền vào.
Ví dụ để kiểm tra bài cũ bài 13, giáo viên có thể hỏi học sinh:
Dựa vào biểu đồ: thu nhập quốc dân của Mỹ từ năm 1929 đến năm 1941 trong Átlát, em có nhận xét gì về tỉ lệ thu nhập quốc dân của Mỹ qua các năm 1929 đến 194. Vì sao số liệu thu nhập quốc dân của Mỹ qua các năm có sự thay đổi như vậy?
Học sinh căn cứ vào kiến thức ở bài 13 để trả lời: qua biểu đồ cho thấy, thu nhập quốc dân của Mỹ giai đoạn 1929- 1939 lên xuống bất ổn. Do hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, thu nhập quốc dân của Mỹ giảm xuống thấp nhất năm 1933 là 37 tỉ đôla (năm 1929 là 87 tỉ đơla). Sau đó, thu nhập quốc dân lại tăng lên dần dần (năm 1935 là 58 tỉ đô la; 1937 là 72 tỉ đôla). Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi nhờ thi hành Chính sách mới của Tổng thống Rudơven với nội dung chính là tăng cường vai trị điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
Câu hỏi dựa vào Átlát lịch sử này có tác dụng lớn trong việc xác định trình độ của học sinh, học sinh khơng chỉ học bài mà cịn hiểu vấn đề, biết vận dụng để trả lời câu hỏi. Từ đó, giáo viên hướng học sinh hoàn thành kĩ năng: biết, hiểu đến vận dụng.