Cấu trúc khi xây dựng Átlat giáo khoa lịch sử

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 42 - 66)

Mỗi tập Átlát lịch sử được thiết kế theo chuyên đề. Nghĩa là một vấn đề lớn bao quát một số bài. Biên tập Atlát lịch sử dùng cho học sinh các lớp phổ thơng dựa vào chương trình sách giáo khoa của từng khối lớp. Átlát lịch sử được trình bày chủ yếu bằng các kí hiệu tượng hình, tượng trưng mang tính ước lệ. Về cơ sở tốn học khơng địi hỏi độ chính xác cao như Átlát địa lí.

Átlat giáo khoa lịch sử được xây dựng trên cơ sở phân loại (như phần trên), trên các phạm vi lãnh thổ khác nhau, có thể tồn thế giới, một châu lục, một phần châu lục, một quốc gia hay một tỉnh trong quốc gia.

Nội dung phản ánh của Átlat cũng phong phú, đa dạng có thể trình bày nội dung lịch sử trên một tập Átlat cho một khối lớp, cho một cấp học, cho một q trình lịch sử của một nước hoặc tồn thế giới.

Cấu trúc của Átlat giáo khoa lịch sử có thể trình bày từ khái quát đến cụ thể từ chung đến riêng, hoặc theo trình tự của chương trình lịch sử.

Hệ thống tỉ lệ trong tập Átlat gíao khoa lịch sử được quy định phù hợp với mức độ đầy đủ của nội dung bản đồ kích thước của tập Átlat và phạm vi lãnh thổ thành lập bản đồ. Những bản đồ cùng một phạm vi lãnh thổ nhưng phản ánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử khác nhau nên có cùng tỉ lệ. Trong một tập Átlat khơng nên dùng quá nhiều tỉ lệ, nên dùng một hệ thống tỉ lệ để dễ so sánh với nhau.

Đề cương thành lập Átlát giáo khoa lịch sử cần phản ánh sự thống nhất về nội dung của các bản đồ và cách tổng quát hóa các yếu tố nội dung. Đề

cương chung nêu rõ nguồn tài liệu thành lập các bản đồ lịch sử, hệ thống kí hiệu thống nhất, quy trình thực hiện các cơng việc từ lúc khởi thảo cho đến khi hồn thành. Tính thống nhất và tồn vẹn của tập Átlát lịch sử được đảm bảo chính ở chỗ giải quyết đúng đắn các vấn đề về cấu trúc tập Átlát, chọn hệ thống tỉ lệ hợp lí và thiết lập bảng chú giải phù hợp, các bản đồ có nội dung liên quan đến nhau, nêu ra những nguyên tắc khái quát hóa nội dung bản đồ, thể hiện nội dung chính trên từng bản đồ. Ví dụ trong chương II: “Các nước

tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)”, chúng tôi

thiết kế một Átlát của chuyên đề này. Átlát thiết kế theo từng bài, mỗi bài bao gồm 3 phần:

Phần I: Những khái niệm, thuật ngữ.

Phần này rất cần thiết để học sinh nắm được các khái niệm khó, rút ngắn thời gian giải thích của giáo viên, có thể giáo viên hỏi học sinh một khái niệm nào đó. Học sinh nếu có sự chuẩn bị ở nhà, dựa trên Átlát lịch sử có thể trả lời được.

Phần II: Hệ thống bản đồ quan trọng.

Phần III: Những kênh hình khác và tài liệu tham khảo..

Đây là 2 phần trọng tâm của cả Átlát, tập trung những lược đồ, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ… để giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản.

Cụ thể:

Phần I : Những khái niệm, thuật ngữ:

- Hệ thống Vécxai và Oasinhtơn (V-O): là hệ thống tổ chức và phân chia phạm vi ảnh hưởng trên thế giới giữa các nước đế quốc thắng trận sau Chiến tranh thế giới I. Cơ sở để thiết lập hệ thống là Hòa ước Vécxây 1919 và những hiệp ước của Hội nghị Oasinhtơn (1921-1922) về châu Á và Thái Bình Dương. Về thực chất, hệ thống V-O mang bản chất chủ nghĩa đế quốc nhằm chống nước Nga và phong trào cách mạng thế giới; duy trì lợi ích và vai trị thống trị thế giới của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, dung dưỡng chủ nghĩa

quân phiệt Đức. Sau khi Hitle lên cầm quyền (1933) phát xít Đức cùng đồng minh là Ý, Nhật đã dùng vũ lực từng bước thủ tiêu hệ thống V-O.

- Hội Quốc liên: là tổ chức quốc tế được thành lập sau Chiến tranh thế giới I tại Hội nghị hịa bình Paris năm 1919. Mục đích của Hội này bao gồm giải giáp vũ trang; ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể; giải quyết tranh chấp giữa các nước thông qua đối thoại và ngoại giao…đến năm 1939, khi chiến tranh thế giới II bắt đầu cho thấy rõ rằng Hội đã thất bại trong mục tiêu chính của mình- ngăn ngừa chiến tranh. Liên Hợp Quốc sau đó đã thay thế Hội này từ năm 1945.

- Cao trào cách mạng: giai đoạn đấu tranh phát triển đến mức cao nhất do mâu thuẫn khơng thể điều hịa được.

- Yêu sách: đòi hỏi một cách gắt gao, khơng nhân nhượng, vì tự cho là quyền của mình.

- Khủng hoảng kinh tế: tình trạng sản xuất hàng hóa quá thừa dẫn đến những rối loạn lớn trong đời sống kinh tế và sự bần cùng trầm trọng của nhân dân lao động các nước.

- Phát xít: trào lưu chính trị biểu hiện quyền lợi của những tập đoàn phản động nhất trong giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa, thi hành chính sách bạo lực cực đoan, chống cộng sản, thủ tiêu dân chủ, phân biệt chủng tộc, xâm lược các nước khác.

- Quân phiệt: chính sách của nhà nước đế quốc tăng cường lực lượng quân sự để chuẩn bị chiến tranh xâm lược và đàn áp sự phản kháng trong nước.

- Lạm phát: phát hành số lượng tiền vượt quá mức nhu cầu lưu thơng hàng hóa, làm cho đồng tiền mất giá.

- Trung lập: đứng ở giữa hai bên đối lập, không theo hoặc khơng ủng hộ bên nào.

- Chính sách Láng giềng thân thiện: là chính sách đối ngoại của Hoa Kì đối với các nước Mĩ latinh do tổng thống Rudơven đề xướng trong diễn văn

nhậm chức ngày 4-3-1933. Trước bối cảnh nhân dân Mĩ Latinh ngày càng đấu tranh quyết liệt chống sự nơ dịch của Hoa Kì và sự xâm nhập ngày càng tăng của các cường quốc châu Âu vào Mĩ Latinh, Rudơven tuyên bố từ bỏ “chính sách cái gậy lớn” và thay bằng chính sách “ Láng giềng thân thiện”, xóa bỏ “điều khoản bổ sung Pơlát” đối với Cuba, rút quân đội Hoa Kì khỏi Nicaragoa, kí hiệp ước thương mại tay đôi với nhiều nước Mĩ Latinh, tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ và hợp tác giúp đỡ các nước Mĩ Latinh như một “láng giềng thân thiện”.

Phần II : Hệ thống bản đồ quan trọng:

Lược đồ là loại đồ dùng trực quan quy ước quan trọng, rất cần thiết trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giúp học sinh xác định được địa điểm diễn biến của các sự kiện hiện tượng lịch sử trong một thời gian khơng gian nhất định. Lược đồ lịch sử có đặc điểm sau:

- Hình thức: trên lược đồ lịch sử có đủ các kí hiệu cần thiết để mơ tả làm rõ vấn đề lịch sử như kí hiệu về đường biên giới quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế, địa điểm xảy ra các biến cố quan trọng (các cuộc khởi nghĩa, cách mạng, chiến dịch…) hoặc các kí hiệu chỉ căn cứ quân sự, đường tiến quân của quân ta và quân địch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung: lược đồ lịch sử thể hiện địa điểm, không gian, diễn biến cụ thể của một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đó, khiến học sinh khơng thể nhầm lẫn với các sự kiện, hiện tượng khác. Bên cạnh đó, lược đồ lịch sử cịn giúp học sinh suy nghĩ, giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố ghi nhớ những kiến thức đã học. Có hai loại lược đồ lịch sử chính: lược đồ tổng hợp và lược đồ chuyên đề. Lược đồ lịch sử tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định, trong những điều kiện tự nhiên nhất định, đặc điểm là đường biên giới quốc gia vào thời điểm diễn ra sự kiện. Lược đồ lịch sử chuyên đề diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay một mặt của quá trình lịch sử

như diễn biến một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một nước trong một giai đoạn lịch sử.

Bài 11.mục 1: Lược đồ sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ

thống Véc-xai Oashintơn:

Lược đồ này có trong sách giáo khoa, nhưng cần đưa vào Átlát với khổ lớn hơn, và có các màu sắc đa dạng dễ phân biệt giữa các vùng lãnh thổ của các nước.

Nội dung của lược đồ này là: Hội nghị Véc-xai khai mạc ngày 18-1- 1919 và kéo dài suốt năm sau, có đại biểu của 27 nước trong phe thắng trận tham gia, nhưng trong thực tế quyền chi phối hội nghị nằm trong tay bộ ba: tổng thống Mỹ Uyn-xơn, thủ tướng Anh Lơi Gicgiơ và thủ tướng Pháp Clêmăngxô. Nước Nga Xô viết và các nước bại trận không được mời họp, mặc dù nước Nga là một thành viên của phe Hiệp ước và đã góp phần vào cuộc chiến tranh chống phe Đức Aó. Các nhà thương lượng đến Vécxai trong bầu khơng khí căng thẳng và gay gắt. Cuộc đấu tranh trong hội nghị đã diễn ra xoay quanh những vấn đề nan giải nhất: vấn đề nuớc Đức và vấn đề nước Nga. Hội nghị đã có 3 lần đứng trước nguy cơ bị tan vỡ vì tranh cãi gay gắt. Nhưng rồi các văn kiện của hội nghị trước sau đều được kí kết. Vấn đề biên

giới, lãnh thổ và thuộc địa, vấn đề bồi thường chiến phí là căng thẳng nhất trong bàn hội nghị giữa các cường quốc. Hòa ước khẳng định nước Đức phải chịu trách nhiệm về “tội ác gây chiến tranh”. Do đó Đức phải chấp nhận:

- Chia cắt lãnh thổ: phía tây trả lại cho Pháp 2 tỉnh Andát và Loren, nhường cho Bỉ khu Ôpen và Manđimơ, cho Đan Mạch vùng bắc Sơletuýt, cho Ba Lan vùng Gơđanxtơ, hạt Xarơ giao cho Hội quốc liên quản trị trong 15 năm, sau đó một số vùng sẽ trưng cầu dân ý để định đoạt số phận (như hạt Xarơ, vùng thượng Xilêdi…). Miền Đơng Phổ tách khỏi phần cịn lại của nước Đức bởi hành lang Ba Lan. Việc thực hiện quy định này làm cho nươc Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số, 1/7 diện tích trồng trọt, 3/4 mỏ sắt, 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép.

- Tiếp theo hịa ướcVéc-xai kí với Đức, các hịa ước khác cũng lần lượt được kí với các nước đồng minh của Đức trong những năm 1919-1920. Vì đế quốc Áo Hung đã tan vỡ nên đồng minh phải kí kết hịa ước Xanh Giéc manh với Áo (10-9-1919) và kí hịa ước Trianơng với Hunggari (4-6-1920), rồi tiếp đó kí hịa ước Nơidi với Bungari (27-11-1919), hịa ước Xevơrơ với Thổ Nhĩ Kì (11-8-1920). Sau các hịa ước đã xác nhận sự ra đời của 3 quốc gia mới là Áo, Hunggari và Tiệp Khắc từ lãnh thổ của Đế quốc Áo Hung cũ. Áo chỉ còn lại 6 triệu dân là người Đức với 80000 km vuông, nhưng không được sáp nhập vào Đức. Hung chỉ còn giữ được 1/3 lãnh thổ trước kia. Mỗi nước chỉ cịn khoảng 30000 qn và phải bồi thường chiến phí. Những phần đất cịn lại của Đế quốc Áo Hung cũ được trao cho nước Balan mới thành lập, cho Rumani và sáp nhập vào Xécbia một số đất đai của Bungari, Đanmatia, cảng Phium để thành lập quốc gia Nam Tư mới. Với hòa ước Nơidi, lãnh thổ Bungari bị thu hẹp lại so với trước kia, phải cắt một số đất đai ở biên giới phía Tây cho Nam Tư, cắt cho Hy Lạp vùng Thơrakia, do đó mà Bungari mất đường ra biển Êgiê. Ngoài ra Bungari phải trả một khoản bồi thường chiến phí là 2,25 tỷ phơrăng và các khoản khác.

Như vậy hệ thống hịa ước là văn bản chính thức đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ nhất xác định việc phân chia biên giới, lãnh thổ và thuộc địa giữa các nước. Biên giới lãnh thổ ở nhiều khu vực cả ở châu Âu và châu Á có

những thay đổi quan trọng: Đế quốc Áo Hung và đế quốc Thổ Nhĩ Kì đã từng ngự trị và lẫy lừng suốt thời cận đại là mối đe dọa và là “nhà tù” của các dân tộc, đã bị tan rã. Trên bản đồ chính trị châu Âu đã xuất hiện những quốc gia mới như: Tiệp Khắc, Nam Tư, Balan và nhiều quốc gia ở Trung Cận Đông. Tuy nhiên hệ thống hòa ước này đã khơng đếm xỉa gì đến quyền lợi chính đáng của nhiều dân tộc, nó đã xâm phạm ngiêm trọng đến lãnh thổ chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nhiều dân tộc châu Âu, gây thù hằn nhiều dân tộc và gây chia rẽ các quốc gia để phục vụ cho quyền lợi của các nước thắng trận. Hội nghị được mệnh danh là hội nghị “hịa bình”, nhưng nền hịa bình mà nó mang lại là một nền hịa bình trong đó các nước thắng trận tiếp tục phân chia và thống trị thế giới phù hợp với tương quan lực lượng mới xuất hiện giữa họ.

Bài 11. Mục 2: lược đồ cao trào cách mạng 1918- 1923 châu Âu:

Đây là lược đồ khơng có trong SGK, việc sưu tầm và lựa chọn lược đồ này vào Átlát lịch sử là quan trọng. Nội dung của lược đồ này: do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước châu Âu là chiến trường chính trong chiến tranh nên cả nước thắng trận và bại trận đều bị tàn phá nặng nề. Hơn

nữa, chịu ảnh hưởng thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, một cao trào cách mạng đã nổ ra ở hầu khắp các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918- 1923. Những nơi có hình ngọn lửa là những nơi diễn ra cao trào cách mạng như: Đức, Anh, Pháp, Balan,...Học sinh sẽ có cái nhìn cụ thể về lãnh thổ các nước châu Âu và việc ngọn lửa xuất hiện dày đặc thể hiện cuộc đấu tranh của nhân dân lao động lên cao hầu khắp các nước tạo thành một cao trào.

Bài 12:

Đây là lược đồ khơng có trong SGK, thể hiện lãnh thổ nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bài 14: Lược đồ q trình xâm lược của phát xít Nhật

Đây là lược đồ khơng có trong SGK, được đưa vào Átlát để dạy bài 14, mục II.2: Qúa trình qn phiệt hóa bộ máy nhà nước. Lược đồ thể hiện sự bành trướng lãnh thổ của Nhật từ 1870 đến 1942. Những màu sắc khác nhau gắn các năm: 1870, 1932, 1937, 1938, 1940, 1942 mà lãnh thổ Nhật chiếm được và mở rộng ra.

Phần III: Những kênh hình khác và tài liệu tham khảo.. + Sơ đồ:

Là loại đồ dùng trực quan quy ước để cụ thể hóa nội dung sự kiện lịch sử bằng những đường nét hình học, nêu lên những điểm chủ yếu của sự kiện, mối quan hệ giữa các sự kiện. Sơ đồ không cho học sinh biểu tượng rõ ràng về sự kiện lịch sử. Tuy nhiên khi phân tích đặc trưng mối liên hệ nhân quả, nó sẽ giúp học sinh hình thành các khái niệm. Giáo viên phải nắm rõ nội dung bài học cũng như nội dung sơ đồ. Cụ thể: sơ đồ những phán quyết của Hội nghị Véc-xai giữa hai khối nước thắng trận và bại trận sau thế chiến thứ nhất:

Bài 11. Mục 1:

Sơ đồ: những phát quyết của hội nghị Véc-xai với nước thắng trận (Đức)và bại trận

Sơ đồ cho thấy những phát quyết nặng nề với Đức, để lại hậu quả lớn.

Bài 11. Mục 3:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

Nguyên nhân Biểu hiện Hậu quả

Sản xuất ồ ạt, cung vượt quá cầu H àng hóa ế thừa 10/1929, khủng hoảng nổ ra ở Mỹ sau đó lan nhanh ra thế giới tư bản K éo dài gần 4 năm V ề kinh tế V ề chính trị- xã hội V ề đối ngoại

Sơ đồ này đã cụ thể hóa các vấn đề về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, để cho học sinh tìm hiểu theo nhóm từng vấn đề.

Sơ đồ: hậu quả của khủng hoảng kinh tế

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 42 - 66)