Xác định hệ thống kiến thức chương II: các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) cần sử dụng để xây dựng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 36 - 38)

giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) cần sử dụng để xây dựng trong Átlát lịch sử

Trong chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh

thế giới (1918-1939) gồm các bài từ bài 11 đến bài 14. Xác định kiến thức cơ

bản của chương II qua từng bài để làm cơ sở xây dựng Átlát lịch sử về chương II này:

Bài 11: “Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

(1918- 1939)”

- Nét khái quát về trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất Lược đồ sự thay đổi chính trị châu Âu theo hệ thống V- O, tranh ảnh: hội nghị Véc-xai (1919 - 1920), hội nghị Oashintơn (1921 – 1922), Hòa ước Véc-xai đưa nước Đức lên máy chém…; sơ đồ: những phán quyết của hội nghị Véc-xai đối với hai khối nước thắng trận và bại trận sau chiến tranh.

- Cao trào cách mạng 1918- 1923; sự ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản

Lược đồ cao trào cách mạng 1918- 1923 ở châu Âu, tranh ảnh: cách mạng ở Đức (4/1919); Xô viết ở Hunggari (3/1919).

- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 và những hậu quả của nó. Sơ đồ: cuộc khủng hoảng 1929 – 1933, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933; tranh ảnh: lạm phát, cơng nhân xuống đường biểu tình địi việc làm.

- Một số phong trào đấu tranh chống phát xít tiêu biểu (ở Pháp và Tây Ban Nha). Từ đó bồi dưỡng cho học sinh lịng tin vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống CNTB, chống phát xít chống chiến tranh và giáo dục tinh thần quốc tế chân chính (Phần giảm tải).

Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

Học sinh cần lĩnh hội một số nội dung chủ yếu về tình hình nước Đức 10 năm đầu sau chiến tranh (nhất là cao trào cách mạng 1918-1923); ảnh hưởng ngiêm trọng của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền, chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới mới; bản chất phản động của chủ nghĩa phát xít. Qua đó, nâng cao tinh thần chống chiến tranh bảo vệ hịa bình.

Lược đồ: nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất; sơ đồ: nước Đức thời Hítle cầm quyền 1933- 1939; biểu đồ: bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Anh, Pháp, Italia, Đức năm 1937; tranh ảnh: lạm phát ở Đức (trẻ em làm diều bằng những đồng tiền mác mất giá 1920), chân dung Hít-le (1889 – 1945).

Bài 13: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

- Mặt trái của CNTB Mỹ: bảng niên biểu: mặt tích cực và hạn chế của CNTB Mỹ.

- Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 đối với nước Mỹ và biện pháp của tổng thống Rudơven đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. Từ

đó học sinh hiểu thêm về tác dụng của sản xuất vật chất, mặt trái của xã hội tư bản và vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường: biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ; biểu đồ thu nhập quốc dân của Mỹ từ năm 1929 đến 1941; chân dung Tổng thống Rudơven; bức tranh biếm họa mơ tả Chính sách mới của Rudơven.

Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

- Biết được tình hình Nhật Bản trong những năm 1918- 1929: phát triển nhưng bấp bênh, khơng ổn định. Hình ảnh: thị trường chứng khốn Nhật năm 1929, thủ đô Tôkiô sau trận động đất tháng 9 năm 1923.

- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Nhật và q trình qn phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền nước này. Bảng niên biểu so sánh q trình phát xít hóa của Nhật với Đức; lược đồ q trình xâm lược của phát xít Nhật; hình ảnh quân Nhật chiếm Mãn Châu năm 1939.

- Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật. Qua đó giúp học sinh nâng cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hịa bình.

Như vậy, kiến thức của chương II: “Các nước tư bản chủ nghĩa giữa

hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939” rất phong phú, liên quan tới lịch

sử chính trị, kinh tế hay cần thể hiện trên Átlát lịch sử.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 36 - 38)