Sử dụng Átlát giáo khoa lịch sử để tổ chức học sinh nghiên cứu kiến thức mớ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 69 - 87)

thức mới

Nghiên cứu kiến thức mới là phần chủ yếu của bài học, là khâu quan trọng nhất trong tiến trình bài nội khóa. Khâu này địi hỏi người giáo viên phải kết hợp các phương pháp dạy học để giúp học sinh tìm ra các ý của câu hỏi nêu vấn đề (bài tập nhận thức). Muốn thực hiện được điều đó, giáo viên và học sinh cần có cơng cụ hỗ trợ. Đó là Átlát lịch sử. Việc sử dụng Átlát lịch sử để tổ chức học sinh nghiên cứu kiến thức mới thực hiện bằng các hình thức sau:

Kết hợp sử dụng Átlát lịch sử với câu hỏi gợi mở:

Nội dung của những lược đồ, hình ảnh, sơ đồ,…trong Átlát rất phong phú là một nguồn kiến thức lớn trong học tập. Tự bản thân học sinh khơng thể nói lên được nội dung, mà cần phải có sự gợi mở hướng dẫn của giáo viên. Câu hỏi gợi mở chính là một loại phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo bộ môn cho học sinh. Qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên những tri thức học sinh tìm được sẽ khắc sâu trong trí nhớ của các em, hiệu quả bài học nâng lên rõ rệt. Đồng thời, nhờ tích cực suy nghĩ, trả lời các câu hỏi gợi mở, khả năng tri giác và khả năng tư duy của học sinh được phát triển, tơi luyện.

Trong dạy học lịch sử có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi như câu hỏi nêu sự phát sinh, phát triển; câu hỏi đánh giá, tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng, câu hỏi có thể mang nội dung tìm kiếm từng phần hoặc so sánh, phân tích, lựa chọn sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là giáo viên kết hợp cả nghiệp vụ sư phạm và kiến thức chuyên môn, đặt ra một hệ thống câu hỏi gợi mở sao cho có tính chất trí tuệ, những câu hỏi “thơng minh”, hợp lí nhất dẫn dắt khéo léo học sinh khai thác kiến thức. Qua những câu hỏi gợi mở tốt giáo viên kích thích được trí tị mị, ham thích tìm hiểu lịch sử, sự sáng tạo trong suy nghĩ, giúp bài học lịch sử không khơ khan, khó tiếp

thu nữa và làm sáng tỏ kiến thức “chìm” của những lược đồ, hình ảnh, sơ đồ trong Átlát lịch sử.

Khi đặt câu hỏi gợi mở giáo viên cần lưu ý: hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính vừa sức với từng đối tượng học sinh và trình độ nhận thức của các em, góp phần từng bước làm sáng tỏ dần nội dung của lược đồ, hình ảnh, sơ đồ để cuối cùng học sinh có thể tìm ra nội dung lịch sử mà nó phản ánh. Muốn vậy cần kết hợp các dạng câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, câu hỏi để khai thác nộ dung bên ngoài và bản chất bên trong của kênh hình trong Átlát, có cả những câu hỏi địi hỏi sự sáng tạo, tư duy hoặc cả những câu hỏi cần kênh chữ học sinh mới trả lời được.

Ví dụ: ở bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, giáo viên sử dụng hình: Lạm phát ở Đức- trẻ em làm diều bằng đồng mác mất giá vào đầu năm 1920 trong Átlát để dạy học mục I. 1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918- 1923 (chuẩn), nhằm cụ thể hóa tình hình khủng hoảng kinh tế- tài chính và xã hội nước Đức trong những năm 1918- 1923.

Đầu tiên, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu bài viết trong SGK để trao đổi các câu hỏi: Tình hình nước Đức trong những năm 1918-1923 có gì nổi bật (về chính trị, kinh tế và xã hội)? Cuộc khủng hoảng về kinh tế- tài chính ở nước Đức biểu hiện như thế nào? Sau khi học sinh trao đổi, giáo viên nhận xét và bổ sung ý cịn thiếu.

Tiếp đó, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức hình để hiểu rõ tình trạng lạm phát ở Đức và dùng câu hỏi gợi mở: Vì sao trẻ em ở Đức lại dùng những đồng mác để làm diều chơi? Em có nhận xét gì về sự lạm phát ở Đức thơng qua bức hình? Cuối cùng giáo viên nhận xét, chốt ý.

Trong bài 13: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Giáo viên sử dụng đồ thị về tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ (1920- 1946) trong Átlát để giúp học sinh hiểu về sự phát triển kinh tế Mỹ giai đoạn 1929-1939. Trước tiên giáo viên giới thiệu, hướng dẫn học sinh quan sát đồ thị, rồi gợi mở: “Quan sát đồ thị trong Átlát, số lượng người thất nghiệp ở Mỹ trong các năm

1920- 1946 như thế nào? Kết hợp với nội dung sách giáo khoa, em hãy cho biết tại sao có những năm lên cao, lại có những năm xuống thấp như vậy?”

Với những định hướng này, học sinh quan sát chủ động học tập và rút ra những kết luận cần thiết: những năm 1931-1933, số người thất nghiệp lên mức cao nhất và tăng vọt, vì lúc này Mỹ đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế, sự phá sản của các công ty công thương nghiệp, sụp đổ của hệ thống ngân hàng, sa sút của kinh tế nông nghiệp đã khiến người lao động mất việc làm.

Để hiểu được nội dung đồ thị, học sinh phải độc lập suy nghĩ, phát huy trí sáng tạo theo hướng trả lời những câu hỏi gợi mở của giáo viên. Q trình đó giúp các em khắc sâu kiến thức cơ bản, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng sơ đồ, đồ thị. Các em hiểu ra rằng: kinh tế Mỹ thực sự suy sụp vào những năm diễn ra đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 qua biểu hiện tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt. Vì vậy, chính phủ Mỹ đứng đầu là Ph.Rudơven đã rất khéo léo chèo lái con thuyền đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Như vậy, việc kết hợp sử dụng Átlát lịch sử với câu hỏi gợi mở có tác dụng lớn giúp học sinh tự tìm ra được những kiến thức “chìm” trong các lược đồ, sơ đồ, biểu đồ… Từ đó tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

Kết hợp sử dụng Átlát lịch sử với miêu tả khái qt có phân tích

Trong Átlát lịch sử có nhiều tranh ảnh. Đây là loại kênh hình mang tính hình tượng góp phần cụ thể hóa kiến thức, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, khiến học sinh thêm yêu thích mơn lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta khơng thể chỉ đưa ra cho học sinh quan sát hoặc sử dụng ngơn ngữ thuyết trình một cách đơn điệu, dường như vơ cảm của giáo viên. Trong dạy học lịch sử cần kết hợp ngôn ngữ phù hợp với tranh ảnh làm sống dậy các sự kiện, nhân vật lịch sử, sáng tỏ nội dung tranh ảnh. Vì vậy, khi sử dụng tranh ảnh lịch sử cần kết hợp với miêu tả khái quát có phân tích.

Miêu tả là trình bày hình ảnh cụ thể của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét đặc trưng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngồi của chúng. Miêu tả thường có đối tượng cụ thể cần phải

miêu tả như miêu tả điều kiện địa lý diễn ra sự kiện, miêu tả các nhân vật lịch sử… Sử dụng hình ảnh kết hợp với miêu tả có phân tích và đàm thoại khơng chỉ giúp học sinh lĩnh hội sâu sắc, vững chắc kiến thức, mà cịn giáo dục và phát triển tồn diện cho các em.

Đối với chân dung các nhân vật lịch sử: Giáo viên cần kết hợp sử dụng chân dung với miêu tả khái qt có phân tích. Ví dụ: sử dụng hình ảnh Hítle trong Átlát, kèm theo đoạn miêu tả về cuộc đời Hítle:

Hitle sinh ra trong một gia đình chủ hiệu nhỏ ở Brunơ nước Áo. Khi học tiểu học, hắn rất ngoan, nhưng lên trung học thì trở nên lười biếng, vơ lễ; năm 1905 bị đuổi học. Hai năm ở nhà với mẹ, Hitle suốt ngày hết đi xem hát lại vẽ tranh; mặc dù mẹ ốm nặng từ sau khi cha hắn chết năm 1903. Nghĩ rằng mình có tài về hội họa và kiến trúc, Hitle kỳ vọng rất nhiều về tương lai nghệ thuật sáng sủa của mình. Đã có lần hắn thiết kế tồ nhà Thị chính cho thành phố và một cây cầu lớn bắc qua sông.

Hai lần thi trượt vào trường Hoạ thành Viên khiến Hitle ngày càng căm thù thành phố này, và cho rằng người ta không hiểu được thiên tài của hắn. Năm 1913, Hitle dọn đến Munkhen (tức Munich), tiếp tục vẽ tranh bán, mỗi tháng kiếm được khoảng 100 mác - con số đó chứng tỏ hắn thực sự là một tài năng hội hoạ. Trong 13 tháng ở đây, Hitle vẽ được khoảng 2 tá tranh.

Một giáo sư hội hoạ nhận xét: Hitle không phải là một hoạ sĩ lớn, nhưng cũng khơng thuộc loại xồng; hắn ưa nghệ thuật truyền thống, cho rằng hội hoạ và điêu khắc đã đạt đỉnh cao từ thời cổ Hy Lạp, La Mã, về sau chỉ có phong cách barroque và thời chủ nghĩa lãng mạn là thành công; Hitle không tin bất cứ tôn giáo nào.

Hít le là sĩ quan quân đội Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hítle gia nhập Đức quốc xã tháng 8 năm 1919. Là một người tham vọng và có nhiều thủ đoạn, Hítle nhanh chóng trở thành đứng đầu Đảng quốc xã Đức, và đề ra “Cương lĩnh 25 điều”. Năm 1923, Hítle tổ chức đảo chính ở Muy-ních nhưng thất bại và bị kết án năm năm tù. Trong tù, Hítle viết “Cuộc đời chiến đấu của tơi” trình bày một cách hồn chỉnh lí luận và đường lối của chủ nghĩa phát xít Đức. cuốn sách được xem là cương lĩnh của chủ nghĩa phát xít. Sau đó, Hítle được trả tự do. Sau khi lên cầm quyền, năm 1933, Hítle thiết lập chế độ phát xít, biến nước Đức thành nhà tù và trại lính, kích động tinh thần dân tộc “siêu đẳng” trong nhân dân Đức, tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Vécxay, gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai với tham vọng làm bá chủ thế giới. Hítle là tội phạm chiến tranh hàng đầu thế giới, là kẻ chủ mưu sát hại tù binh và dân thường tại các khu vực phát xít chiếm đóng. Hítle tự sát ngày 30-4-1945 khi Liên Xơ tiến vào Béclin.

Miêu tả có phân tích như vậy đã lột tả được chân dung, con người Hitle giúp học sinh hình thành biểu tượng về một nhân vật tàn ác, đầy dã tâm phục thù, bá chủ thế giới.

Kết hợp sử dụng Átlát lịch sử với lược thuật

Tường thuật là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch sử, những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân hay một nhân vật lịch sử. Lược thuật là trình bày ngắn gọn hơn tường thuật. Lược thuật là một cách trình bày miệng quan trọng thường kết hợp với bản đồ, lược đồ để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử nhằm đảm bảo tính khoa học, chân thực cũng như sinh

động của bức tranh quá khứ, học sinh nắm chắc kiến thức và rèn luyện các kĩ năngthực hành bộ môn, phát triển các năng lực nhận thức.

Bản đồ, lược đồ là loại đồ dùng trực quan quy ước, nhằm xác định địa điểm, diễn biến các sự kiện trong thời gian và không gian nhất định hoặc thể hiện tình hình chính trị, kinh tế, điều kiện tự nhiên…Dovậy, bản đồ và lược đồ giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố kiến thức đã học.

Khi khai thác những lược đồ phản ánh một biến cố, một cuộc chiến tranh nào đó khơng thể thiếu được lược thuật của giáo viên hoặc học sinh khiến bài học lịch sử khơng cịn khơ khan, nặng nề mà trở nên hấp dẫn, gần gũi, chân thực, khơi dậy những xúc cảm lịch sử cho ngừoi học. Trước những sự kiện lịch sử được lược thuật giúp học sinh có cảm giác như chính mình đang tham gia, hay đang chứng kiến diễn biến vậy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ cao trào cách mạng 1918- 1923 ở châu Âu trong Átlát và xây dựng bài lược thuật:

Nhìn vào lược đồ, chúng ta thấy được cao trào cách mạng diễn ra ở nhiều nơi, những nước có hình ngọn lửa là những nước nổ ra cao trào cách

mạng đó là: Anh, Pháp, Đức, BaLan, Thổ Nhĩ Kì, Italia. Vậy tại sao trong thời gian từ 1918 đến 1923, nhân dân lao động các nước châu Âu lại đấu tranh mạnh mẽ như vậy? Đó là do tất cả các nước châu Âu dù thắng trận hay bại trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất đều bị thiệt hại và kiệt quệ nặng nề. Hậu quả của chiến tranh cùng với tác động của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã thổi bùng lên cao trào cách mạng ở các nước tư bản ở châu Âu từ năm 1917 đến 1923.

Kết hợp sử dụng Átlát trong quá trình lược thuật diễn biến lịch sử của giáo viên trên lược đồ sẽ kích thích học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, nảy sinh những hoài nghi khoa học và hứng thú khám phá, chiếm lĩnh lấy kiến thức của các em. Bằng ngôn ngữ truyền cảm của giáo viên, nội dung bài tường thuật phong phú, những câu hỏi đàm thoại hợp lí sẽ mang lại hiệu quả bài giảng cao, tư duy học sinh phát triển.

Kết hợp sử dụng Átlát lịch sử với phương tiện kĩ thuật

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật mà việc áp dụng các phương tiện kĩ thuật vào dạy học lịch sử càng tăng. Những phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho việc giảng dạy cũng có thể xem như dạng đồ dùng trực quan mà giáo viên nên kết hợp khi khai thác Átlát lịch sử (như tivi, video, radio, máy ghi âm, phần mềm hỗ trợ giảng dạy, máy minh họa trên lớp với LCD- Projector hay cịn gọi là Video- Projector…).

Ví dụ: để khắc họa hình ảnh một chế độ phát xít Đức quân phiệt, hiếu chiến, một Hítle ngơng cuồng, tự mãn, giáo viên sử dụng hình: cuộc duyệt binh kỉ niệm 5 năm ngày Hítle lên cầm quyền” trong Átlát để dạy học phần II bài 12 Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

Sau khi giới thiệu khái quát bức tranh, giáo viên cho hiển thị lễ duyệt binh đó lên màn hình. Những hình ảnh sinh động về diễn biến cuộc duyệt binh trên màn hình, kết hợp với ngơn ngữ miêu tả sinh động sẽ làm nổi bật nội dung hình ảnh này. Đó là: Năm 1938, Hítle kỉ niệm 5 năm nắm chính quyền. Trong ảnh những đồn người dương cao lá cờ “chữ thập ngoặc” của

chủ nghĩa phát xít cuồng nhiệt diễu qua các đường phố Béc-lin hoan hô ầm ĩ, biểu dương lực lượng của chủ nghĩa phhát xít. Chúng ta quan sát đồn quân diễu binh, họ đang tiến vào lễ đài, cùng tung hơ Hítle. Thủ tướng Hítle và Ban tham mưu đang ngạo nghễ dứng trên lễ đài, đầy vẻ tự mãn. Trên đường phố treo hình dấu thập ngoặc, biểu tượng của chủ nghĩa phát xít Hítle. Tất cả quang cảnh tốt lên một khơng khí hiếu chiến, qn phiệt của chế độ giết người. Chúng ta lưu ý, buổi lễ tốn kém này lại chỉ để kỉ niệm 5 năm ngày thủ tướng của họ lên nắm quyền. Điều naỳ chưa từng có trong tiền lệ, khơng có thủ tướng hay tổng thống nào tiến hành thể hiện tính chất cá nhân độc đốn của Hítle.

Bức ảnh nhà ở của người lao động Mỹ trong những năm 20 của thế kỉ XX để làm tốt lên cuộc sống khó khăn của người dân Mỹ giai đoạn này. Nhân dân lao động thường xuyên phải đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc đối với người da đen. Hoặc giáo viên có thể đưa thêm bức ảnh tham khảo “Dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu- oóc” để làm rõ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Mỹ, gánh nặng của cuộc khủng hoảng đè nặng lên vai tầng lớp nhân dân lao động. Nạn thất nghiệp và nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mỹ, số người thất

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 69 - 87)