Khái niệm quản lý hoạt động TVHN và DNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 30)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Những khái niệm cơ bản

1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động TVHN và DNPT

1.2.5.1. Lý luận quản lý.

của các thành viên thuộc một hệ thống /đơn vi ̣ và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt đƣợc các mục đích đã đi ̣nh.

Các chức năng cơ bản của quản lý: Theo Trần Khánh Đức (2010), quản lý có 04 chức năng cơ bản là: Dự báo và lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo/lãnh đạo; Kiểm tra/đánh giá. Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của quản lý đƣợc thể hiện qua sơ đồ 1.4.

Sơ đồ 1.4. Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của quản lý (Nguồn: Trần Khánh Đức 2010)

1.2.5.1.2. Phát triển và quản lý phát triển

Phát triển: là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, cái hồn thiện, có thể làm tăng về số lƣợng, làm cho tốt hơn về chất lƣợng hoặc cả hai.

Quản lý phát triển nhà trƣờng: là tất cả các tác động vào các thành tố của mạng lƣới nhà trƣờng và hoạt động dạy nhà trƣờng nhằm phát triển quy mô đào tạo, nâng cao chất lƣợng dạy nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

1.2.5.1.3. Quản lý theo mục tiêu (Management By Objectives - MBO)

MBO là một phƣơng pháp quản tri ̣, trong đó mỗi cá nhân /bộ phận ln đề ra mục tiêu phấn đấu cho cá nhân /bộ phận mình và cam kết thực hiện các mục tiêu đã đề ra. MBO giúp cho vai trò và cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng đƣợc phân đi ̣nh rõ , khuyến khích mọi ngƣời đi ̣nh hƣớng đƣợc công việc và theo đuổi mục tiêu đến cùng. MBO cũng giúp cho vai trò kiểm tra, theo dõi công việc đạt hiệu quả.

1.2.5.1.4. Quản lý dựa vào nhà trường (School Based Management - SBM)

SBM là một mơ hình phân cấp, phân quyền quản lý giáo dục , trong đó nhà trƣờng đƣợc thực hiện quyền tự chủ , tự chi ̣u trách nhiệm về những cơng việc của

chính mình với sự tham gia và phát huy trí tuệ của tồn bộ đội ngũ cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh, cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lƣợng giáo dục và công bằng xã hội.

1.2.5.1.5. Phân cấp quản lý và các cấp độ quản lý phát triển nhà trường

Phân cấp quản lý trong quản lý phát triển nhà trƣờng là sự phân đi ̣nh thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp quản lý trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lƣợng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp quản lý nhằm tăng cƣờng chất lƣợng , hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý . Mục tiêu phân cấp quản lý nhằm tạo tính sáng tạo , độc lập , tự chủ , tính chi ̣u trách nhiệm; khai phóng cho nhà trƣờng trong các chính sách đào tạo, nghiên cứu khoa học, tuyển và sử dụng ngƣời, tạo nguồn thu, chi tài chính, giao lƣu hợp tác quốc tế... theo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.

1.2.5.2. Lý luận quản lý giáo dục nói chung.

Giáo dục phổ thông NPT Giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề Nghề đƣợc đào tạo Giáo dục đào tạo Chuẩn bị một thế hệ lao động mới có trình độ cao Phân luồng Trƣờng phổ thơng Trung tâm KTTH - HN Nghề nghiệp Hƣớng nghiệp Trong các nƣớc XHCN (xã hội chủ nghĩa) thì lý luận quản lý giáo dục đƣợc bắt nguồn từ quản lý xã hội. Trong cuốn sách nổi tiếng “Con ngƣời trong quản lý xã hội” của Viện sĩ Liên Xơ (cũ) Afanaxép thì ơng đã phân chia xã hội thành 3 lĩnh vực: “Chính trị - xã hội; văn hố - tƣ tƣởng và kinh tế” và từ đó có 3 loại quản lý: “Quản lý chính trị - xã hội, quản lý văn hố - tƣ tƣởng và quản lý kinh tế, quản lý giáo dục nằm trong lĩnh vực quản lý văn hoá - tƣ tƣởng” (Afanaxep, 1979).

Ở nƣớc ta vào cuối thập kỉ 70 của thế kỉ trƣớc, với sự phát triển giáo dục mạnh mẽ sau khi miền nam đƣợc hồn tồn giải phóng, nhất là từ khi có trƣờng cán bộ quản lý giáo dục TW và các trƣờng cán bộ quản lý giáo dục ở các tỉnh ra đời, thì việc nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục phát triển mạnh mẽ. Vào cuối thập kỉ 80 nhiều sách, tài liệu chuyên khảo về quản lý giáo dục đã ra đời từ một số trung tâm nghiên cứu nhƣ: Viên khoa học giáo dục Việt Nam, khoa Tâm lý - giáo dục của trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội I, các trƣờng cán bộ quản lý TW (nay là Học viện quản lý cán bộ), cục đào tạo và bồi dƣỡng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

quan niệm về quản lý giáo dục của các tác giả Liên Xô (cũ).

Theo Khuđôminski, trong cuốn “Quản lý giáo dục ở địa bàn huyện (quận)” đã viết: “Quản lý khoa học hệ thống giáo dục có thể xác định nhƣ là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hƣớng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trƣờng, các cơ sở giáo dục khác...) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục XHCN cho thế hệ trẻ, trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội cũng nhƣ các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em, thiếu niên và thanh niên” (Kon Da Cop, 1984).

Còn trong cuốn sách “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục” thì M.j.Kondakov, đã từng là chủ tịch Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô (cũ) đã viết: “...Khơng địi hỏi một định nghĩa hồn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trƣờng (công việc nhà trƣờng) là một hệ thống xã hội - sƣ phạm chuyên biệt, hệ thống này địi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hƣớng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trƣờng để đảm bảo vận hành tối ƣu xã hội - kinh tế và tổ chức - sƣ phạm của quá trình dạy - học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” (Kon Da Cop, 1984).

Qua hai định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra những ý chính sau:

- Quản lý là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý, là quá trình dạy học và giáo dục diễn ra ở các cở giáo dục (hệ thống giáo dục).

- Quản lý giáo dục đƣợc hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ thống giáo dục, đó có thể là một trƣờng học, một trung tâm KTTH - HN, một tập hợp các cơ sở giáo dục phân bố trên một địa bàn dân cƣ...

- Và muốn quản lý một cách khoa học (hoặc tối ƣu) thì chủ thể quản lý phải nắm đƣợc các quy luật khách quan đang chi phối vận hành của đối tƣợng quản lý.

Trong phần trên chúng ta đã đề cập đến các tác động của hoạt động quản lý, đó là các tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý, nhằm thực hiện một mục đích đã định. Nếu sắp xếp các tác động quản lý này thành từng nhóm, mỗi nhóm tƣơng ứng với một giai đoạn nào đó trong q trình quản lý và tƣơng ứng với một nội dung cơng việc xác định, thì chúng ta đã hình thành chức năng quản lý.

Ngày nay đa số các nhà nghiên cứu khoa học quản lý gần nhƣ thống nhất nêu ra 4 chức năng cơ bản sau: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2013).

Thực tiễn trong quá trình quản lý, ngƣời quản lý thƣờng ghép chức năng tổ chức và chức năng chỉ đạo thành một chức năng đó là chức năng tổ chức chỉ đạo.

1.2.5.3. Quản lý hoạt động TVHN và DNPT

Hoạt động TVHN và DNPT đƣợc thực hiện trong các trƣờng phổ thông và trong các trung tâm KTTH - HN, nằm trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng, nên việc quản lý hoạt động TVHN và DNPT cũng tuân theo 4 chức năng quản lý cơ bản, đó là: Xây dựng kế hoạch hoạt động TVHN - DNPT, Tổ chức hoạt động TVHN - DNPT, Chỉ đạo hoạt động TVHN - DNPT và kiểm tra đánh giá hoạt động TVHN - DNPT.

Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố nhƣ: mục đích và nhiệm vụ dạy học, phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học… Quá trình này diễn ra và tác động qua lại với môi trƣờng kinh tế - xã hội, môi trƣờng khoa học - công nghệ, mơi trƣờng quốc tế hố…. Có thể khái qt cấu trúc của QTDH ở TT KTTT HN DN gồm các thành tố cơ bản sau:

- Mục đích giáo dục và nhiệm vụ dạy học nghề: phản ánh một cách tập trung nhấtnhững yêu cầu của xã hội (đƣợc thể hiện ở những yêu cầu của từng ngành nghề) đối với quá trình dạy học.

- Nội dung dạy học ở trƣờng THCN-DN: bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến một ngành nghề cụ thể mà ngƣời học cần phải nắm vững trong quá trình dạy học. Nội dung dạy học là một nhân tố cơ bản của quá trình dạy học ở trƣờng THCN-DH. Nội dung dạy học bị chi phối bởi mục đích và nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó lại quy định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học.

- Phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học: là hệ thống những cách thức, phƣơng tiệnhoạt động phối hợp của ngƣời dạy và ngƣời học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

giáo viênvới hoạt động dạy có chức năng tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động học tập của ngƣời học, đảm bảo cho ngƣời học thực hiện đầy đủ và có chất lƣợng những yêu cầu đã đƣợc quy định bởi mục đích và nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, ngƣời học vừa là khách thể (của q trình dạy), vừa là chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của hoạt động học. Thầy và trò cũng nhƣ hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ mối quan hệ này ở các phần tiếp theo.

- Các mơi trƣờng có ảnh hƣởng đến QTDH: Quá trình dạy học với tƣ cách là một hệthống tồn tại và phát triển trong môi trƣờng kinh tế - xã hội, môi trƣờng khoa học - công nghệ và những xu thế của thời đại... Nếu các thành tố: mục đích - nhiệm vụ, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, giáo viên - học sinh, kết quả… là các thành tố bên trong quá trình dạy học thì thành tố mơi trƣờng đƣợc xem là thành tố bên ngồi của QTDH. Các mơi trƣờng này không chỉ tác động đến hoạt động dạy học nói chúng mà cịn ảnh hƣởng đến tất cả các thành tố cấu trúc bên trong QTDH. Ngƣợc lại, QTDH phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự vận động đi lên của các mơi trƣờng bên ngồi. Sơ đồ 1.4 dƣới đây mơ hình hóa các thành tố của QTDH:

Sơ đồ 1. 5: Cấu trúc các thành tố của quá trình dạy và học (Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn, 2009)

Mối quan hệ giữa QTDH với các môi trƣờng bên ngoài là mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ này phản ánh vai trò của đời sống xã hội, ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc của nền kinh tế thị trƣờng tới từng nhân tố của quá trình giáo dục, tới chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Và ngƣợc lại, sản phẩm giáo dục - những ngƣời có tri thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức

và thái độ đúng đắn… sẽ phát huy ảnh hƣởng tích cực trở lại đối với nền kinh tế - xã hội… Với ý nghĩa đó, giáo dục có vai trị là động lực, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định:

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội…

- Giáo dục và đào tạo phải đi trƣớc sự phát triển kinh tế - xã hội…

- Biện pháp tổng quát là phải coi đầu tƣ cho giáo dục là một hƣớng chính của đầu tƣ phát triển…

- Phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo, thực hiện cơng bằng trong giáo dục. - Giáo dục và đào tạo phải gắn chặt với yêu cầu phát triển của đất nƣớc và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại…

1.2.5.4. Vai trò của quản lý hoạt động TVHN và DNPT

Việc xem “Quá trình dạy học là một hệ thống” còn đem đến cho ta nhiều lý tƣởng mới mẻ và sâu sắc. Theo lý thuyết hệ thống thì “Hệ thống là các phần tử có mối liên hệ và quan hệ với nhau, có sự tác động chi phối đến nhau theo các quy luật nào đó để trở thành một chỉnh thể, nhờ đó nó sẽ xuất hiện những thuộc tính mới gọi là Tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ khơng có, hoặc có nhƣng khơng đáng kể” (Nguyễn Văn Tồn, 2002).

Ta có thể nhận thấy “Tính trồi” của q trình dạy học nó thể hiện ở kết quả của giáo dục - đào tạo, do vậy ta có thể đặt câu hỏi: “Tính trồi” của của q trình dạy học do đâu mà có? Tất nhiên khơng phải tự nhiên sinh ra, mà theo nhƣ định nghĩa trên, nó do các mối quan hệ giữa các phân tử của hệ thống, do sự tác động lẫn nhau của các phân tử mà có đƣợc. Vậy một lần nữa ta lại thấy vai trò của các tác động quản lý vào “Quá trình dạy học” là một quá trình nhân tạo, một quá trình xã hội.

Cái ý nghĩa triết học sâu xa mà lý thuyết hệ thống đem lại có thể gói gọn trong bất đẳng thức: 1 + 1 > 2, nghĩa là “chỉnh thể lớn hơn tổng các bộ phận”. Điều này có nghĩa là: 1 + 1 = 2 (nếu chƣa có hệ thống), nhƣng lại trở thành 1 + 1 > 2 khi kết lại thành hệ thống.

1.2.6. Đặc điểm của quản lý hoạt động TVHN và DNPT tại các trung tâm KTTH-HN

1.2.6.1. Đặc điểm

- Đó là quản lý hoạt động của ngƣời học, thơng qua hoạt động này ngƣời học nắm đƣợc những thông tin về thế giới nghề nghiệp, thị trƣờng lao động, nhu cầu nguồn nhân lực, tình hình phát triển kinh tế của địa phƣơng và đất nƣớc, thơng qua hoạt động đó ngƣời học đƣợc rèn luyện kĩ năng nghề và đƣợc tƣ vấn giúp cho việc chọn nghề nghiệp sau này.

- Quản lý hoạt động nối tiếp các hoạt động trên lớp, đƣợc tổ chức ngồi các buổi học chính khố theo quy định mỗi tuần 3 tiết học NPT và tháng 3 tiết đối với hoạt động TVHN.

- Quản lý hoạt động đa mục tiêu, nội dung phong phú vì số nghề ln thay đổi theo nhu cầu ngƣời học và hoạt động TVHN theo các chủ đề từng tháng. Phƣơng pháp giảng dạy phong phú đa dạng (tập trung vào toạ đàm và giao lƣu kết hợp tham quan...), hình thức tổ chức khơng gị bó (có thể tổ chức theo khối, lớp, nhóm...).

1.2.6.2. Chức năng - nhiệm vụ

a. Chức năng

- Xây dựng kế hoạch cho hoạt động TVHN và DNPT đƣợc xác định trên cơ sở nhiệm vụ TVHN và DNPT của đơn vị; căn cứ vào những Chỉ thị, các văn bản hƣớng dẫn đầu năm của Bộ, của Trung tâm lao động Bộ và của Sở giáo dục - đào tạo; căn cứ vào những kết quả đã đạt đƣợc trong năm học trƣớc, và căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị.

- Tổ chức thực hiện hoạt động TVHN và DNPT đƣợc giao cho một bộ phận chức năng của Trung tâm, thơng thƣờng là giao cho phó giám đốc phụ trách; thơng qua các môn nghề học tại Trung tâm; thông qua các giờ tổ chức sinh hoạt hƣớng nghiệp.

- Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động TVHN và DNPT đƣợc tiến hành theo lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)