Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ hệ thống

Trên cơ sở đúc kết nhận thấy thực tiễn trong quản lý giáo dục kết hợp nghiên cứu tâm lý học, lý luận dạy học nghề, lý luận quản lý tổ chức giáo dục tôi đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TVHN và DNPT cho học sinh bậc trung học phổ thông tại TT KTTH-HN quận Phú Nhuận. Áp dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý giáo dục, chúng tôi coi cơ sở giáo dục - đào tạo là một “Hệ thống xã hội thu nhỏ” nằm trong môi trƣờng xã hội. Để đảm bảo hệ thống này hoạt động hiệu quả, quản lý phải thực hiện hai chức năng cơ bản nhất, đó là:

- Đảm bảo sự tồn tại của hệ thống hoàn chỉnh.

- Chuyển hệ thống sang trạng thái mới thích ứng với hồn cảnh. Từ chức năng thứ nhất trong công tác quản lý, ngƣời ta phải:

- Thiết lập một tổ chức, xây dựng một bộ máy quản lý ổn định. - Đề ra nội quy, xây dựng nề nếp, để duy trì cơ sở giáo dục đào tạo. Từ chức năng thứ hai, trong công tác quản lý ngƣời ta phải đảm bảo các mối quan hệ tốt giữa cơ sở giáo dục - đào tạo với địa phƣơng, với chính quyền, với các tổ chức nhà nƣớc và xã hội có liên quan. Từ đó, ta có thể chia công tác quản lý trung tâm thành hai phần:

+ Quản lý hoạt động dạy học NPT và hoạt động TVHN.

+ Quản lý các mối quan hệ giữa trung tâm với các trƣờng phổ thông và các mối quan hệ xã hội.

Phần thứ nhất đảm bảo các hoạt động xảy ra ở bên trong TT KTTH-HN. Phần thứ hai đảm bảo sự thích ứng giữa TT KTTH-HN với môi trƣờng kinh tế - xã hội, môi trƣờng khoa học - cơng nghệ, cộng đồng và gia đình mà trực tiếp là trƣờng phổ thơng. Ta có thể mơ hình hóa hoạt động của trung tâm nhƣ sau:

Hình 3. 1: Mơ hình hoạt động của Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

(Nguồn: TT KTTH-HN Quận Phú Nhuận, TP.HCM)

Đầu vào: Các học sinh phổ thơng chƣa có tri thức, kĩ năng lao động nghề

nghiệp cần thiết, thông tin, nhu cầu nguồn nhân lực.

Đầu ra: Các học sinh phổ thơng có tri thức, kĩ năng lao động nghề nghiệp cụ

thể, các sản phẩm đƣợc tạo ra.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

- Các biện pháp đƣa ra phải phù hợp với tình hình thực tế đơn vị, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của học sinh, dƣ luận xã hội cũng nhƣ sự quan tâm phối hợp của các trƣờng phổ thông, đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính khả năng thích ứng và hòa nhập của học sinh vào đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hòa nhập quốc tế thể hiện qua mục tiêu đào tạo.

- Đáp ứng mục tiêu đổi mới nội dung chƣơng trình giáo dục phổ thơng nói chung, chƣơng trình giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp cho học sinh phổ thơng bậc trung học nói riêng từ nay đến năm 2020.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

- Các biện pháp đề ra phải nhận đƣợc sự ủng hộ từ phía cán bộ giáo viên trong đơn vị, sự phối kết hợp của các trƣờng phổ thông, sự giúp đỡ tạo điều kiện của cấp trên.

Môi trƣờng kinh tế - xã hội

Môi trƣờng khoa học - cơng nghệ Cộng đồng - gia đình

Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - hƣớng nghiệp

Quá trình hoạt động của Trung tâm (hoạt động TVHN và DNPT)

Đầu ra Đầu vào

- CSVC phòng học lý thuyết phòng học thực hành đảm bảo quy chuẩn, thiết bị thực hành phải đáp ứng yêu cầu của các nghề.

- Có khả năng đáp ứng các yêu cầu của các biện pháp ở mức tối đa.

- Các chế độ đối với đội ngũ phải đƣợc đảm bảo, phải có quy chế cụ thể và các chế tài khác đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)