Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sản xuất và thương mại ngt việt nam (Trang 29 - 35)

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh

1.3.2 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

1.3.2.1 Môi trường pháp lý

Tại mỗi quốc gia đều có một cơ chế chính trị nhất định, gắn với nó là cơ chế quản lý và các chính sách của bộ máy Nhà nước đặt lên quốc gia đó. Sự ảnh hưởng của nhân tố này vơ cùng lớn, mang tính bao qt khơng những tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp qua sự quản lý gián tiếp của Nhà nước.

Môi trường pháp lý là tổng hợp các quy định pháp luật liên quan đến một lĩnh vực bất kỳ mà chủ thể thực hiện lĩnh vực đó có các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ đồng thời cũng có các nghĩa vụ kèm theo. Hiện nay chưa có một định nào định nghĩa cụ thể về cụm từ mơi trường pháp lý là gì? Nhưng trên thực tế chúng ta lại sử dụng thuật ngữ này rất nhiều. Mơi trường là tập hợp các yếu tố có mối liên kết chặt chẽ với nhau khi thực hiện một hoạt động bất kỳ. Pháp lý chính là những lý lẽ, lẽ phải được quy định trong các quy phạm pháp luật.

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật,… Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì mơi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra

22

môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà cịn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật. Mơi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cả doanh nghiệp. Sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu mơi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp lao vào con đường làm ăn bất chính, trốn thuế, sản xuất hàng giả hàng nhái cũng như gian lận, vi phạm pháp luật, làm cho môi trường kinh doanh khơng cịn lành mạnh. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế và làm xói mịn đạo đức xã hội.

1.3.2.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là tập hợp nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng và theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế là nhân tố tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách vĩ mơ… tác động tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực hay khu vực kinh tế từ đó tác động đến doanh nghiệp thuộc vùng, ngành kinh tế đó. Mơi trường kinh tế tốt sẽ tạo ra sự dự báo tốt để doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn các hoạt động đầu tư của mình.

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các yếu tố kinh tế nổi bật mà các doanh nghiệp thường quan tâm, chú trọng đó là :

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Kinh tế phát triển nhanh phản ánh tốc độ phát triển cao của thị trường do đó sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh. Việc kinh tế rơi vào tình trạng suy thối, lạm phát tăng cao hay tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm phản ánh sức mua của thị trường sa sút. Trong bối cảnh này hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn và ngược lại.

23

+ Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế: Là một yếu tố thuộc chính sách tiền tệ. Lãi suất cao hay thấp đều ảnh hưởng đến kinh doanh và nhu cầu thị trường. Lãi suất cao làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại lãi suất giảm có thể coi là biện pháp kích cầu tiêu dùng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

+ Hệ thống thuế và mức thuế: cũng là một yếu tố kinh tế mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm. Thuế là một phần chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy chính sách thuế thấp ưu đãi sẽ có lợi cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Thuế cao sẽ bất lợi cho kinh doanh. Thuế suất bất ổn định sẽ gây khó khăn cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.

+ Lạm phát là một biến số của kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát cao khiến sức mua của đồng tiền bị giảm sút nghiêm trọng dẫn tới nguy cơ của doanh nghiệp khơng đảm bảo được hồn vốn kinh doanh lúc này các doanh nghiệp thường thu hẹp quy mô kinh doanh, giảm nhiệt độ hoạt động nhằm hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát. Nếu các doanh nghiệp khơng áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể cịn bị thất thốt vốn kinh doanh và tình hình tài chính khơng ổn định. Tuy nhiên nếu lạm phát ở mức độ vừa phải có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

Hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp đang chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố của môi trường kinh tế, chúng tác động mạnh mẽ đến khả năng nắm bắt hoặc làm biến mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hóa đồng thời cũng trực tiếp tác động đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình qn đầu người, các chính sách kinh tế và cơ cấu chi tiêu, sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách nhà nước.

1.3.2.3 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… quá trình tuyển chọn đào tạo nguồn nhân lực đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở những những khu vực có hệ thống giao thơng thuận lợi,

24

điện, nước đầy đủ, thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh…và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngược lại ở nhiều vùng nơng thơn, biên giới hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển mua bán hàng hoá… các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả sản xuất kinh doanh khơng cao thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù có giá trị rất cao nhưng khơng có hệ thống giao thơng thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

1.3.2.4 Môi trường xã hội

Trong số các môi trường khác nhau đã nêu ở trên, mơi trường văn hóa xã hội có tác động lớn nhất đến chính sách và hiệu suất của tất cả các cơng ty kinh doanh.

Các yếu tố văn hóa, xã hội bao gồm: Tầng lớp xã hội, mức thu nhập, nghề nghiệp, tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán, chủng tộc, dân số, xu hướng vận động của các hộ gia đình, tín ngưỡng…Những yếu tố thuộc mơi trường văn hóa xã hội có tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp khi xây dựng các chiến lược và chính sách kinh doanh.

Môi trường xã hội quan tâm đến môi trường của tồn xã hội – trong đó mọi người đều tham gia. Mơi trường văn hóa là tổng hợp của tất cả các nền văn hóa phụ với mỗi khái niệm, tín ngưỡng và tín ngưỡng riêng biệt. Các doanh nghiệp kinh doanh nên liên tục theo dõi các phát triển đang diễn ra và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong các kế hoạch và chiến lược sản xuất và tiếp thị để đáp ứng các nhu cầu xã hội mới.

Tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đang hoạt động luôn ảnh hưởng bởi yếu tố mơi trường văn hóa xã hội. Theo (Giáo trình quản trị chiến lược, môi trường văn hóa xã hội và tự nhiên ảnh hưởng tới doanh nghiệp) thì “Mơi trường văn hóa, xã hội thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa. Nó bao gồm nghiệp tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan điểm sống, quan điểm về thẩm mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức… Khi có sự thay đổi về các nghiệp tố này sẽ tạo sự thay đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Việc nắm bắt các nghiệp tố này sẽ giúp doanh nghiệp có sự thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của

25

khách hàng, có hoạt động sản xuất hoặc marketing phù hợp. Ví dụ, xu hướng già hóa của dân số sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ y tế, du lịch các nhà dưỡng lão… Trình độ học vấn gia tăng sẽ có thể làm tăng chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, một trong những nghiệp tố tạo nên lợi thế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trên thị trường quốc tế.

1.3.2.5 Môi trường công nghệ

Công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Ngày nay cơng nghệ thay đổi nhanh chóng nên doanh nghiệp cũng cần tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng nó vào lĩnh vực kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cơng nghệ ngày càng thay đổi mang lại cho con người nhiều điều kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp. Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng. Cơng nghệ truyền thơng số hố, tin học hoá, quang hoá phát triển nhanh chóng làm cho giá cả giá cả các thiết bị viễn thông giảm nhanh, và chất lượng lượng được nâng cao, có khả năng tạo ra các dịch vụ đa dạng.

Với tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp có quy mơ từ nhỏ đến lớn muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp công nghiệp giàu tiềm năng.

1.3.2.6 Nhân tố Thị trường

Gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Nhân tố thị trường có vai trị rất lớn trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

26

Đối với thị trường đầu vào: Cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của q trình sản xuất.

Cịn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2.7 Khách hàng

Có thể nói khách hàng là yếu tố sống – cịn của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có khách hàng, cần duy trì, phát triển khách hàng và tìm mọi cách phải đáp ứng, thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. Tất cả các doanh nghiệp đều tìm cách giữ và thu hút thêm khách hàng của mình bằng nhiều hình thức và như vậy vai trị của khách hàng đối với mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

Khách hàng của một doanh nghiệp là một tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp, v.v… có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó . Trong kinh doanh, khách hàng đóng vai trị tối quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.

Khách hàng là yếu tố then chốt hết sức quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của cơng ty, đây là lực lượng chính tiêu thụ sản phẩm và là đối tượng mà doanh nghiệp cần phục vụ, những đòi hỏi về nhu cầu của người tiêu dùng luôn là thách thức cũng như sẽ mở rộng cơ hội lớn cho doanh nghiệp.

Trong tình hình kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngành nghề, dịch vụ mang lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Hành vi của khách hàng thay đổi mạnh mẽ từ phụ thuộc nhiều vào một sản phẩm dịch vụ sang độc lập hơn, có sự lựa chọn nhiều hơn, yêu cầu cao hơn. Thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp có chiến lược, kế hoạch và hành động cụ thể để đầu tư hiệu quả các nguồn lực nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng, khơng ngừng nâng cao sự hài lịng của khách hàng, là các doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh trong thương trường. Để đạt được mục tiêu chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm định hướng tồn bộ các hoạt động của mình.

27

Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất tới sự sống cịn của doanh nghiệp. Tính chất quyết định của khách hàng thể hiện trên các mặt sau:

+ Khách hàng quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào. Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận.

+ Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào. Phương thức bán và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường phát triển, người mua có quyền lựa chọn người bán theo ý thích của mình và đồng thời quyết định phương thức phục vụ của người bán.

+ Khách hàng là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được hay khơng. Vì thế, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược thật phù hợp để tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá vừa đảm bảo về mặt chất lượng, đảm bảo về giá cả và đặc biệt là phải phù hợp với nhu cầu thị yếu của người tiêu. Doanh thu công ty tăng nhanh hay không phụ thuộc lớn nhất vào sức tiêu thụ của sản phẩm.

1.3.2.8 Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp được chia thành hai loại. - Đối thủ cạnh tranh sơ cấp: Cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất;

- Đối thủ cạnh tranh thứ cấp: Sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bởi vì, doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn, yêu

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sản xuất và thương mại ngt việt nam (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)