Dịch tễ học sâu răng tồn cầu cho thấy có hai xu hƣớng của bệnh:
+ Ở các nước phát triển: nhìn chung từ cuối những năm của thập kỷ 70 đến nay, sâu răng tại các nước phát triển có xu hướng giảm dần, chỉ số DMFT tuổi 12 tại hầu hết các nước ở mức thấp và rất thấp [78], [82].
Ở các nước đang phát triển: ở thời điểm những năm của thập kỷ 60, tình trạng sâu răng ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số DMFT tuổi 12 ở thời kỳ này nói chung từ 1,0 - 3,0, thậm chí một số nước dưới mức 1,0 như Thái Lan, Uganda, Zaire. Tới thập kỷ 70 và 80 thì chỉ số này tăng lên và ở mức 3,0 – 5,0, một số nước cịn cao hơn như Chile là 6,3. Tình trạng sâu răng của các nước đang phát triển đều có xu hướng tăng [27], [80].
WHO cũng đƣa ra kết luận về tình trạng sâu răng của tồn cầu:
Tỷ lệ sâu răng tồn cầu đã giảm và khơng biến mất.
Sâu răng vẫn còn là một bệnh phổ biến trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm.
Tỷ lệ sâu răng cao trên các vùng hố rãnh và khe nứt, giảm tỷ lệ sâu răng ở bề mặt nhẵn.
Quá trình bệnh đã bị chậm lại.
Fluor và kiểm soát chế độ ăn uống là những yếu tố quan trọng.
Việt Nam:
Tỷ lệ mắc bệnh đang ở mức độ cao và có chiều hướng tăng lên nhất là các vùng nông thôn và miền núi. Theo điều tra cơ bản răng miệng năm 2001 trên toàn quốc: Ở trẻ 6-8 tuổi: 25,4%, ở trẻ 9-11 tuổi: 54,6%, ở trẻ 12 tuổi có 56,6% bị sâu răng, DMFT = 1,87 [17].
Nội: tại Lào Cai trẻ 12 tuổi có 39,6% bị sâu răng, DMFT = 0,90, tại Hà Nội trẻ 12 tuổi có 52,8% bị sâu răng, DMFT = 1,6 [10].
+ Năm 2010, theo kết quả điều tra của Trương Mạnh Dũng - Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội tại 5 tỉnh thành trong cả nước thấy: tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ 4-8 tuổi là 81,6%, chỉ số DMFT là 4,7, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ 4-8 tuổi là 16,3%, chỉ số DMFT là 0,30 [3].
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm ở học sinh 7-8 tuổi trường Tiểu học
Đông Ngạc, thành phố Hà Nội là rất cao 78,8% [3]. 1.2.4.2. Dịch tễ học sâu răng giai đoạn sớm
Hiện có rất ít những báo cáo thống kê về dịch tễ học sâu răng giai đoạn sớm trên thế giới, lý do chính ở đây có thể là:
Việc chẩn đốn sâu răng giai đoạn sớm trên lâm sàng cịn khó khăn, thường địi hỏi các phương tiện hỗ trợ như Xquang, laser huỳnh quang, v.v…
Năm 2005, ICDAS mới được công nhận và thống nhất trên toàn cầu. Ưu điểm của hệ thống này so với các tiêu chí đánh giá sâu răng trước đây của WHO (1997) là cho phép đánh giá được các tổn thương sâu răng sớm kể cả các mức độ mất khoáng ban đầu, đồng thời chỉ số này cũng cho phép đánh giá mức độ hoạt động của tổn thương sâu răng. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm hiện nay: sâu răng là một quá trình, tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và lỗ sâu là giai đoạn cuối của quá trình này. Tuy nhiên, áp dụng hệ thống này vẫn cịn nhược điểm là chưa lượng hóa được mức độ mất khống của men răng, địi hỏi phải có hệ thống cận lâm sàng trợ giúp.
Cho đến nay phần lớn các báo cáo dịch tễ học về sâu răng vẫn dựa vào hệ thống đánh giá của WHO năm 1997.
Theo Trần Thị Bích Vân và cộng sự qua nghiên cứu trên học sinh cấp hai tại Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng
ICDAS kết quả cho thấy: ở mức độ S3 (sâu từ ngà) tỷ lệ sâu răng là 67,1% và số trung bình S3MT-MR là 4,29, ở mức độ S1 (sâu men và ngà) tỷ lệ sâu răng là 99,3% và số trung bình S1MT-MR là 13,12. Rõ ràng nếu tính ghi nhận sâu răng ở mức S3 theo tiêu chí của WHO năm 1997 thì chúng ta đã bỏ sót hơn 30% tổn
thương sâu răng sớm cần phải điều trị dự phòng ở thời điểm ban đầu.
Năm 2011, Vũ Mạnh Tuấn và cộng sự khảo sát thực trạng bệnh sâu răng của trẻ theo hệ thống ICDAS tại Quảng Bình cho thấy: tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ 7-8
tuổi là 54,6%, chỉ số DMFT là 1,91.
1.2.5. Điều trị và dự phòng sâu răng
Nhờ hiểu rõ nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh cũng như sự tiến triển của sâu răng, đi cùng với nó là sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, vật liệu, phương tiện và kỹ thuật trong điều trị đã đưa đến sự thay đổi lớn trong điều trị và dự phòng bệnh sâu răng [41]. 1.2.5.1. Điều trị bệnh sâu răng
Với các tổn thương sâu răng giai đoạn muộn (đã tạo lỗ sâu) việc điều trị không đơn thuần dừng lại ở việc loại bỏ tổ chức răng bị sâu và trám hay phục hình lại phần thân răng bị tổn thương, mà cần phải kết hợp với việc đánh giá nguy cơ gây sâu răng và áp dụng các biện pháp kiểm soát các yếu tố này.
Việc điều trị các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm bằng các biện pháp tái khống có thể làm hồn ngun cấu trúc men răng mà khơng cần phải khoan trám. 1.2.5.2. Dự phịng sâu răng
Năm 1984, WHO đưa ra các biện pháp phòng bệnh sâu răng bao gồm:
Các biện pháp sử dụng fluor: Trong những năm gần đây fluor ngày càng được
quan tâm, thực tế đã chứng minh sử dụng fluor phòng sâu răng đã làm giảm 50% -
60% sâu răng và fluor là một biện pháp hiệu quả nhất [6], [22], [79]. Có nhiều biện pháp sử dụng fluor để phịng sâu răng thơng qua hai con đường toàn thân và tại chỗ.
Theo đƣờng tồn thân
Fluor hóa nguồn cung cấp nước cơng cộng: với độ tập trung fluor từ 0,7 - 1,2 ppmF/lít nước mà độ tập trung tối ưu tùy thuộc vào khí hậu [9], [15]. Hiệu quả giảm được tỷ lệ sâu răng là 58%, phân bố ở các vùng (hố rãnh: 43%, mặt bên: 74%, mặt nhẵn: 88%).
Đưa fluor vào muối với độ tập trung fluor là 250mgF/1 kg muối. Hiệu quả phịng sâu răng như fluor hóa nước cấp ở cộng đồng.
Viên fluor hoặc viên Vitamine fluor có hàm lượng 0,25 - 1mg fluor dùng cho trẻ uống, liều tăng dần theo tuổi.
Fluor hóa nguồn cung cấp nước ở trường học với độ tập trung fluor cao hơn mức độ tập trung fluor tối ưu trong nguồn nước cấp công cộng 4,5 lần. Nhiều nghiên cứu thấy rằng, vùng mà có tỷ lệ fluor trong nước ăn hằng ngày < 0,7% PPm/lít thì có tỷ lệ sâu răng cao hơn những vùng có tỷ lệ fluor trong nước > 0,7% PPm/lít. Một số vùng có tỷ lệ fluor thấp đã được fluor hóa nước uống đã làm giảm tỷ lệ sâu răng 45% - 50%.
Các loại đồ uống có fluor như: sữa, nước hoa quả,…
Theo đƣờng tại chỗ
Súc miệng với dung dịch fluor pha loãng: là phương pháp dễ thực hiện và có hiệu quả cao trong dự phịng sâu răng. Áp dụng trên đối tượng có nguy cơ sâu răng cao, có thể giảm sâu răng 35 - 50% [5], [6].
Kem đánh răng chứa fluor: được giới thiệu vào những năm của thập niên 60-70 của thế kỷ XX. Theo thống kê năm 1987, tồn cầu có hơn 500 triệu người sử dụng, làm giảm tỷ lệ sâu răng là 23% cho kem chứa 1000 - 1250 ppm fluor, làm giảm 36% cho kem chứa 2400 - 2800 ppm fluor, hiệu quả phịng sâu răng của kem chải răng có hàm lượng từ 440 - 550 ppm fluor vẫn chưa được ghi nhận. WHO đã đưa ra khuyến cáo: tất cả mọi người nên sử dụng ít nhất hai lần trong một ngày, cần kiểm soát sự nuốt thuốc đánh răng với trẻ em, trẻ dưới 2 tuổi khi sử dụng kem đánh răng có chứa fluor phải có sự kiểm sốt của nha sĩ.
Dùng Gel fluor: làm giảm sâu răng 28% [53]. Sử dụng dạng gel chỉ một phần nhỏ và bao phủ bề mặt răng được sử dụng, phải mất ít nhất 4 phút.
Véc-ni fluor: được các nhà lâm sàng ủng hộ do khả năng phóng thích fluor kéo dài, dễ bơi và không cần bệnh nhân tuân thủ. Bôi véc-ni sẽ làm giảm sâu răng hoặc nứt gãy so với khi không bôi, làm giảm sâu răng sữa là 46% và sâu răng vĩnh viễn là 33% [25], [48], [52], [74].
Thuốc fluor dạng bọt: giảm từ 20 - 35% sâu răng. Sử dụng phối hợp các dạng fluor.
Trám bít hố rãnh
Chất trám bít hố rãnh có tác dụng ngăn ngừa sâu răng ở mặt nhai trong thời gian lưu giữ trên răng [7], [66].
Kiểm sốt thức ăn và đồ uống có đường bao gồm các biện pháp sau: kiểm sốt các thực phẩm có đường tại trường học, giảm số lần ăn các thực phẩm có đường, giảm mức tiêu thụ đường ở tầm quốc gia.
* Hƣớng dẫn vệ sinh răng miệng
Các biện pháp được giám sát chặt chẽ ở trường bao gồm chải răng và dùng chỉ nha khoa. Các biện pháp không giám sát được như thực hiện chải răng và các biện pháp vệ sinh răng miệng khác ở nhà.
* Sử dụng chất kháng khuẩn để phòng ngừa sâu răng
Sâu răng là một bệnh nhiễm trùng có nguồn gốc vi khuẩn do đó xem xét biện pháp kháng khuẩn để phịng ngừa và kiểm sốt bệnh là thích hợp [68].
* Các liệu pháp khác
Một số tài liệu có nhắc tới liệu pháp thay thế: sử dụng các vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn gây sâu răng để kiểm soát sâu răng [45].
Liệu pháp vắc xin: các nghiên cứu cho thấy có thể tạo được đáp ứng miễn dịch chống lại vi khuẩn gây sâu răng [51].
Liệu pháp ozon: trên thế giới, một vài nghiên cứu đưa ozon vào mô răng bị sâu bằng cách dùng áp lực hơi kết hợp với phản ứng hóa học để tạo mơi trường kiềm chế vi khuẩn phát triển, tăng q trình tái khống tổ chức cứng của răng, giúp giảm đáng kể tình trạng sâu răng [23], [37], [54], [60].
1.2.5.3. Dự phòng sâu răng trên thế giới và trong khu vực
1.2.5.3.1. Dự phịng sâu răng tại các nước cơng nghiệp hóa
Tại các nước cơng nghiệp hóa cao, người ta đã quan tâm tới dự phịng sâu răng từ những năm của thập kỷ 40. Nhiều biện pháp dự phòng được áp dụng như giáo dục vệ sinh răng miệng, hướng dẫn chế độ ăn uống, trám bít hố rãnh, fluor hóa nước uống và áp dụng các dạng fluor khác như sử dụng kem đánh răng fluor, nước súc miệng fluor, Gel fluor... [39].
Trong hơn ba thập kỷ qua cho thấy việc dự phòng sâu răng ở các nước này đã thu được kết quả rất mỹ mãn, sâu răng đã giảm nhiều, biểu đồ DMFT tuổi 12 liên tục giảm. Năm 1969, chỉ số DMFT tuổi 12 ở Canada, Australia và các nước Bắc Âu cao và ở mức trên 6,5; ở Mỹ với mức trung bình 2,7 đến 4,4 thì tới năm 1993 chỉ số
này ở tuổi 12 tại các nước trên giảm xuống mức thấp, còn từ 1,2 đến 2,6.
Kết quả phịng sâu răng tại các nước cơng nghiệp hóa trong những thập kỷ qua đã được xem như là một thành cơng của nhân loại trong phịng bệnh, được Tổ chức Y tế Thế giới tổng kết và khuyến cáo tới các nước còn lại của hành tinh [63], [64].
1.2.5.3.2. Dự phòng sâu răng ở các nước trong khu vực Dự phịng sâu răng ở Malaysia
Từ năm 1975, có 3 chương trình phịng sâu răng là sử dụng fluor, giáo dục nha khoa và dự phòng lâm sàng.
Kết quả là đã hạ được tỷ lệ sâu răng và chỉ số DMFT. Năm 1970 trẻ 12 tuổi có 78,40% bị sâu răng vĩnh viễn và chỉ số DMFT là 3,7 thì năm 1988 tỷ lệ sâu răng giảm xuống còn 71,33% và chỉ số DMFT giảm còn 2,37.
Dự phòng sâu răng ở Singapore
Singapore cũng có 3 hình thức dự phịng sâu răng là sử dụng fluor, giáo dục nha khoa và dự phòng lâm sàng. Việc fluor hóa nước cơng cộng tồn diện hơn so với Malaysia nên gần như 100% dân số dùng nước fluor hóa. Song song với fluor hóa
nước cấp cộng cộng là các hoạt động giáo dục nha khoa và dự phòng lâm sàng đối với trẻ em. Toàn bộ 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được chăm sóc răng miệng thường xuyên tại trường.
Kết quả dự phịng sâu răng ở Singapore có hiệu quả rất cao, những năm của thập kỷ 60, chỉ số DMFT tuổi 12 là trên 3,0 thì tới tháng 4 năm 1999, chỉ số này được thơng báo đã giảm xuống chỉ còn ở mức 0,4.
Dự phòng sâu răng ở Việt Nam
Năm 1960, một số tác giả thông báo về điều tra dịch tễ học ở một số địa phương miền Bắc đều cảnh báo về tình trạng sâu răng nghiêm trọng của trẻ em và cộng đồng.
Ngay từ đầu những năm của thập kỷ 80, chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em tại trường học đã được triển khai rải rác ở một số địa phương. Tới đầu những năm của thập kỷ 90, chương trình đã được quan tâm, mở rộng và bắt đầu phủ kín ở cấp huyện, thị với 4 nội dung: giáo dục nha khoa, dùng nước súc miệng fluor 0,2%, trám bít hố rãnh, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng ngay tại trường học. Hiện nay, có 58 trên 63 tỉnh thành trong cả nước đã triển khai chương trình nha học đường [6], [11], [12].
Năm 1989, Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa fluor vào nước cấp cơng cộng để dự phịng sâu răng với mức fluor là 0,70 ppm cho 5 năm đầu và 3 năm gần đây đã giảm xuống còn 0,50ppm. Sau 10 năm tỷ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi đã giảm từ 87% xuống 65%, chỉ số DMFT của nhóm tuổi này chỉ cịn 2.0.
Hiện Việt Nam vẫn chưa tiến hành được điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 3, tuy nhiên các khảo sát riêng lẻ đều cho thấy sâu răng ở trẻ em vẫn có chiều hướng gia tăng, nhất là tại vùng nơng thơn và miền núi, địi hỏi cần phải có các biện pháp thích hợp hơn để hạ thấp tỷ lệ bệnh.
1.3. Các phƣơng pháp chẩn đốn sâu răng sớm
Giai đoạn hình thành lỗ sâu là giai đoạn muộn của bệnh sâu răng, để điều trị chúng ta cần phải khoan và hàn răng, khơng thể điều trị tái khống được. Do vậy việc chẩn đoán các tổn thương men sớm là rất quan trọng [41].
Có nhiều phương pháp được áp dụng để chẩn đốn sâu răng nói chung và sâu răng giai đoạn sớm nói riêng, mỗi phương pháp có một ngưỡng chẩn đốn và tiêu chuẩn chẩn đốn khác nhau [80]. Một ví dụ minh họa cho điều này là chẩn đốn sâu răng đang hoạt động, vì khơng có tiêu chuẩn vàng nào tồn tại để đánh giá hoạt động của sâu răng [82].