Bệnh căn sâu răng

Một phần của tài liệu 1-Luan an (Trang 27 - 31)

1.2.1 .Định nghĩa bệnh sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm

1.2.2. Bệnh căn sâu răng

Hình 1.7: Sơ đồ cơ chế bệnh sinh sâu răng [82], [85]

Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chất đường, vi khuẩn Steptococcus Mutans và giải thích theo sơ đồ Keyes (1960). Đến 1975, có sự

bổ sung của White thay đổi vịng trịn chất bột đường bằng chất nền, nhấn mạnh vai trò của nước bọt và pH của dòng chảy [43], [44]. Ngày nay về cơ chế bệnh sinh đã được Fejerskov và Manji bổ sung năm 1990 cho thấy mối liên quan giữa yếu tố bệnh căn – lớp lắng vi khuẩn và các yếu tố sinh học quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành sang thương bề mặt răng, ngồi ra cịn có ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về hành vi và kinh tế - xã hội [42], [82], [85].

1.2.2.1. Vai trò của vi khuẩn và mảng bám răng

* Màng sinh học (Biofilm)

Sâu răng là kết quả của các hoạt động trao đổi chất của một quần thể các vi khuẩn sống trong những cấu trúc có tổ chức ở giao diện giữa một mặt cứng và chất lỏng tồn tại trên bề mặt răng gọi là màng sinh học [81], [82].

Mảng bám răng được xem như là màng sinh học trong đó cộng đồng các vi khuẩn chiếm 70% mảng bám; 30% còn lại bao gồm các vật liệu nội bào có nguồn gốc chủ yếu từ vi khuẩn, protein nước bọt và tế bào biểu mô, và cả chất lỏng mảng bám với canxi và phospho. Các kênh nước cho phép vận chuyển các sản phẩm vi khuẩn và chất dinh dưỡng giữa các môi trường vi mơ trong mảng bám [80].

các vị trí hố rãnh, khe chứa nhiều loại vi khuẩn, nhưng 80% là cầu khuẩn gram dương, trong đó có số lượng lớn các chủng S. mutan, S. sanguis và Lactobacillus. Loài Actinomyces, nấm Candida albicans và các loại nấm men cũng có mặt. Số lượng S. mutan tăng khi sâu răng phát triển [80], [81].

ADA Mỹ năm 2006, cũng đã đưa việc kiểm tra mảng bám trên răng là một trong các tiêu chí quan trọng khi đánh giá yếu tố nguy cơ gây sâu răng.

* Yếu tố vi khuẩn

Các nghiên cứu theo chiều dọc của các thành phần mảng bám và sâu răng cho thấy sự tiến triển của sâu răng liên quan chặt chẽ với số lượng S. mutan cao, liên tục, và ngồi ra cịn có Lactobacilli. Cho đến những năm 1960, Lactobacilli được coi là vi khuẩn gây ra sâu răng, tuy nhiên các nghiên cứu liên quan đến chế độ ăn kiêng và có hoặc khơng có đồ ngọt giữa các bữa ăn không dẫn đến bất kỳ sự khác biệt nào về số lượng Lactobacilli so với nhóm đối chứng, có ít sâu răng hơn [80].

sâu răng, đầu tiên số lượng S. mutan tăng lên, số lượng Lactobacilli tăng sau khi bắt đầu sâu răng. Riêng Actinomyces viscosus, S. Sanguis, S. sobrinus liên quan đến các sâu răng ở chân răng [80], [81].

Các vi khuẩn hấp thu và lên men đường, tạo thành axit, tiết H+ qua thành tế bào của chúng làm pH trong mảng bám trở nên thấp hơn và hấp thu K+, do đó duy trì trạng thái cân bằng điện hóa, và ngăn chặn axit hóa tế bào chất của vi khuẩn Sự hình thành và bài tiết axit H+ của S. mutan bị chi phối bởi fluor [80], [86]. 1.2.2.2. Vai trò của chất nền

Người ta đã chứng minh rằng, thức ăn có nhiều đường có ảnh hưởng tới sâu răng, Năm 1950 Schaw và Sognaes đã chứng minh trên thực nghiệm bằng 2 lô chuột. Lô 1: ăn trực tiếp thức ăn có 60% đường thì thấy chuột bị sâu răng. Lô 2: cho ăn gián tiếp bằng cách bơm thẳng vào thực quản thì chuột khơng bị sâu răng.

Sự lên men đường đóng vai trị quan trọng trong việc gây bệnh sâu răng. Các loại

carbohydrate khác nhau có đặc tính gây sâu răng khác nhau: Sucrose (đường mía) có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường glucose, maltose, fructose, galactose và lactose.

Đường trong chế độ ăn có thể chia thành 2 loại: đường nội sinh (đường trong hoa quả và rau) và đường ngoại sinh (đường bổ sung, nước quả, sữa). Đường ngoại sinh có khả năng gây bệnh cao hơn do vậy nên giảm đường ngoại sinh trong chế độ ăn.

Sự liên quan trực tiếp giữa chế độ ăn đường và tỷ lệ sâu răng phụ thuộc vào cách thức, tần suất ăn đường hơn là tổng lượng đường tiêu thụ của mỗi cá thể. 1.2.2.3. Nước bọt và sâu răng

Nước bọt đóng vai trị quan trọng trong giảm sâu răng nhờ các yếu tố sau: Dòng chảy, tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn cịn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng. Chất bôi trơn răng và protein như lyzozyme ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Cung cấp các ion Ca2+, PO43- và Fluor để tái khống hóa men răng, các Bicarbonate tham gia vào quá trình đệm.

Tạo một lớp màng mỏng (pellicle) từ nước bọt có vai trị như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ.

Trong một số bệnh liên quan đến nước bọt như Xerostomia, hội chứng Sjogren, hóa trị vùng đầu mặt cổ… Các nghiên cứu cho thấy những người bị

Xerostomia (khô miệng) tỷ lệ sâu răng bề mặt tăng hơn 50%. 1.2.2.4. Một số yếu tố khác:

1.2.2.4.1. Vai trò của yếu tố vi lượng

- Fluor: nhiều nghiên cứu thấy rõ rằng fluor có tác dụng làm giảm sâu răng. Cơ chế là do fluor kết hợp với apatit của men răng, ngà răng thành fluor apatit cứng hơn men và ngà rất nhiều.

Sinh tố D và Canxi: Sinh tố D giúp hấp thu canxi. Vì vậy, cịi xương kháng sinh tố D làm cho sự lắng đọng canxi kém ảnh hưởng tới độ cứng của men ngà, tạo điều kiện cho sâu răng dễ phát triển.

1.2.2.4.2. Các yếu tố nội sinh của sâu răng

Men răng thiểu sản hay men răng kém khống hóa có thể ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng nhưng khơng gây tăng tỷ lệ các tổn thương khởi phát.

Hình thể răng: Răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do dễ lắng đọng và tập trung mảng bám.

Vị trí răng: Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám.

1.2.2.4.3. Chế độ ăn

Chế độ ăn có chứa nhiều photphate có khả năng giảm tỉ lệ sâu răng.

Tăng chất béo trong khẩu phần ăn có thể làm giảm tác động của các tác nhân gây bệnh sâu răng.

Sự thiếu hụt protein và chất béo trong q trình tăng trưởng có thể làm giảm dần lượng nước bọt và khả năng đệm được kích thích, làm giảm nồng độ canxi và protein.

Thói quen ăn uống trước khi ngủ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, việc cho bú bình kéo dài với sữa và các loại chất ngọt nhất là bú trong khi ngủ làm gia tăng tỷ lệ sâu răng gây nên hội chứng bú bình.

1.2.2.4.4. Yếu tố di truyền

Liên quan hình thể, cấu trúc răng, nước bọt, độ nhạy cảm với vi khuẩn… Tuy nhiên, nó chỉ tác động rất nhỏ với các yếu tố mơi trường.

Tóm lại: Sâu răng được coi là một bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân này được chia thành 2 nhóm: nhóm chính và nhóm phụ.

Nhóm chính: có 3 yếu tố phải cùng đồng thời xảy ra.

Vi khuẩn: thường xuyên có trong miệng, trong đó S.Mustans là thủ phạm chính. Chất bột và đường: dính vào răng sau ăn dưới tác động của vi khuẩn sẽ lên men và biến thành acid.

Răng: có khả năng bị sâu nằm trong môi trường miệng. đây người ta thấy men răng giữ một vai trị trọng yếu.

Nhóm phụ: có rất nhiều vai trị của nước bọt, di truyền, đặc tính hóa của răng… các

yếu tố này tác động làm tăng hay giảm sâu răng và gây vị trí lỗ sâu khác nhau.

Một phần của tài liệu 1-Luan an (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w