Một số hình ảnh minh họa về đột biến gen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ khái niệm tích hợp đa phương tiện bằng phần mềm cmap tools để dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12, trung học phổ thông (Trang 73)

Theo em, ĐB gen có thể được chia làm mấy loại?

GV click vào ô K/N Gen mở tiếp bản đồ

Hình 2.26. BĐKN tích hợp đa phƣơng tiện về các dạng đột biến gen.

GV click vào phần power point liên kết với các ô khái niệm Thay thế nu, Mất nu, Thêm nu:

+ GV yêu cầu HS hoàn thiện các k/n bằng bài tập kéo thả.

GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về các bệnh liên quan đến các dạng đb gen.

Bước 3: Học sinh nghiên cứu bản đồ khái niệm, vận dụng kiến thức cũ, quan

sát, nghiên cứu SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi. Học sinh hoàn thiện BT kéo thả.

Bước 4: GV sửa chữa và đưa khái niệm vào hệ thống:

1) Khái niệm:

* Đột biến gen: là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nucleotit (được gọi là đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nucleotit.

* Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình.

2) Các dạng đột biến gen:

Thay đổi cặp nucleotit

Mất cặp nucleotit

Thêm cặp nucleotit

2.5.2. Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức thiện kiến thức

Ví dụ: Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện khuyết hỗn hợp trong củng cố, hoàn thiện kiến thức phần các quy luật di truyền.

B1: GV định hướng hoạt động dạy và học bằng cách đưa ra bản đồ khái niệm khuyết hỗn hợp về mối quan hệ giữa gen và các quy luật di truyền.

Hình 2.27. BĐKN tích hợp đa phƣơng tiện về khuyết hỗn hợp về mối quan hệ giữa gen

và các quy luật di truyền.

B2 : Dựa vào kiến thức đã học từ các bài trước cá nhân học sinh tự khái qt hóa kiến thức hồn thành BĐKN tích hợp đa phương tiện khuyết theo yêu cầu của GV. Kết thúc hoạt động này HS sẽ đưa ra được sản phẩm mang tính cá nhân.

B3 : Trên cơ sở các cá nhân đã tự hoạt động ở bước 2 các tổ, nhóm (theo sự phân cơng của GV) thảo luận. Kết thúc hoạt động này, các tổ, nhóm sẽ đưa ra được sản phẩm mang tính tập thể.

B4 : Đại diện một vài tổ, nhóm trình bày sản phẩm của tổ, nhóm. Các nhóm khác tranh luận, bổ sung.

B5 : GV đóng vai trị là trọng tài, cố vấn phân tích chỗ đúng sai thiếu sót.. của từng nhóm từ đó cùng HS rút ra đáp án BĐKN tích hợp đa phương tiện chính xác nhất từ đó đi tới kiến thức cần lĩnh hội.

Hình 2.28. Đáp án BĐKN tích hợp đa phƣơng tiện về khuyết hỗn hợp về mối quan hệ giữa gen

và các quy luật di truyền.

B6 : GV đưa ra các dạng bài tập di truyền cụ thể, yêu cầu HS xác định quy luật di truyền áp dụng trong bài tập.

1. Bệnh mù màu đỏ và xanh lục ở người do một gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có bố bị mù màu lấy một người chồng bình thường. Xác suất để đứa con đầu lịng bị mù màu là bao nhiêu ?

2. Bệnh Phêninkêto niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định. Một người đàn ơng có em gái bị bệnh này lấy một người phụ nữ có anh trai bị bệnh này. Xác suất để đứa con đầu lòng bị bệnh

Phêninkêto niệu là bao nhiêu ?

3. Người ta cho lai hai cây hoa với nhau thu được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 55 cây hoa đỏ : 37 cây hoa hồng : 6 cây hoa trắng. Hãy biện luận, viết sơ đồ lai.

HS dựa vào kiến thức đã lĩnh hội giải quyết các bài tập di truyền qua đó củng cố, phát triển khái niệm.

2.5.2.2. Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện hồn chỉnh

Ví dụ: Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện chi tiết có lỗi sai trong củng cố, hoàn thiện kiến thức phần khái niệm Gen.

B1: GV cung cấp BĐKN tích hợp đa phương tiện chi tiết có lỗi sai về phần khái niệm Gen, yêu cầu HS chỉ ra những điểm chưa chính xác trên bản đồ và sửa lại cho đúng.

Hình 2.29. BĐKN tích hợp đa phƣơng tiện có lỗi sai về khái niệm Gen

B2: HS nghiên cứu bản đồ, dựa vào kiến thức cũ phát hiện và sửa chữa các lỗi sai hoàn thành nhiệm vụ GV giao.

B3 : Trên cơ sở các cá nhân đã tự hoạt động ở bước 2 các tổ, nhóm (theo sự phân công của GV) thảo luận.

B4 : Đại diện một vài tổ, nhóm trình bày sản phẩm của tổ, nhóm. Các nhóm khác tranh luận, bổ sung.

B5 : GV đóng vai trị là trọng tài, cố vấn phân tích chỗ đúng sai thiếu sót.. của từng nhóm và cùng HS đưa ra kết luận về đáp án cuối hợp lý nhất.

Hình 2.30. Đáp án BĐKN tích hợp đa phƣơng tiện có lỗi sai về KN Gen

2.5.3. Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện trong khâu kiểm tra đánh giá giá

2.5.3.1. Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện câm

Ví dụ: Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện câm trong khâu kiểm tra đánh giá (bài kiểm tra 15‟ sau khi học xong bài 4 “Đột biến gen”)

B1: Nội dung câu hỏi GV giao cho HS trong tờ phiếu học tập in sẵn: sử dụng cấu trúc bản đồ câm và các KN cho sẵn, hồn thành BĐKN tích hợp truyền thơng đa phương tiện.

Các KN và từ nối cho sẵn: cấu tạo bởi, Bazonito, liên kết photpho di este, xytorin, gồm 4 loại chính, liên kết Hidro, tiroxin, Đường pentozo, Adenin, nhóm Phơtphat, guanine, cấu tạo bởi.

B2: HS quan sát cấu trúc bản đồ và sử dụng KN đã cho để hoàn thiện bản đồ B3: GV nhận xét, đánh giá điểm.

B4: Sau khi thu bài làm của HS dưới dạng phiếu học tập, GV yêu cầu HS thảo luận tìm đáp án đúng.

B5: GV phân tích đúng sai trong các câu trả lời của HS từ đó cùng HS rút ra đáp án đúng.

Hình 2.32. Đáp án BĐKN tích hợp đa phƣơng tiện câm về KN Nucleotit

2.5.3.2. Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện khuyết

Ví dụ : Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện khuyết khái niệm trong khâu kiểm tra đánh giá (bài kiểm tra 15‟ sau khi học xong bài 6 “Đột biến số lượng NST”)

B1: Nội dung câu hỏi GV giao cho HS trong tờ phiếu học tập in sẵn: sử dụng cấu trúc BĐKN tích hợp đa phương tiện khuyết khái niệm và các KN cho sẵn, hồn thành BĐKN tích hợp truyền thơng đa phương tiện.

Hình 2.33. BĐKN tích hợp đa phƣơng tiện khuyết khái niệm về NST

Các KN và từ nối cho sẵn: ĐB số lượng NST, đa bội chẵn, Đa bội, tự đa bội, Lệch bội, đa bội lẻ, dị đa bội, ĐB cấu trúc NST.

B2: HS quan sát cấu trúc bản đồ và sử dụng KN đã cho để hoàn thiện bản đồ B3: GV nhận xét, đánh giá điểm.

B4: Sau khi thu bài làm của HS dưới dạng phiếu học tập, GV yêu cầu HS thảo luận tìm đáp án đúng.

B5: GV phân tích đúng sai trong các câu trả lời của HS từ đó cùng HS rút ra đáp án đúng.

2.5.4. Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện do HS tự xây dựng

HS tự xây dựng bản đồ khái niệm dưới sự hướng dẫn của GV, bằng cách giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động để học sinh tự xác định khái niệm trọng tâm (KN giống), các khái niệm lồi, tìm mối liên hệ giữa các khái niệm, từ đó tự xây dựng bản đồ khái niệm.

* Yêu cầu:

- HS phải nắm vững quy trình xây dựng BĐKN tích hợp đa phương tiện (đã trình bày ở mục 2.3)

- Tự xây dựng BĐKN tích hợp đa phương tiện ở nhà theo yêu cầu của GV Ví dụ : Sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện hồn chỉnh do HS tự xây dựng để học kiến thức mới phần đột biến gen

* Hướng dẫn của GV:

Đưa ra hệ thống các hoạt động để hướng dẫn học sinh xác định được khái niệm trọng tâm, mối liên hệ giữa các khái niệm. Có thể bằng hệ thống

câu hỏi cung cấp cho HS về nhà chuẩn bị bài: Có những dạng đột biến gen nào? Những nguyên nhân nào có thể dẫn tới đột biến gen? Đột biến gen đem lại những hậu quả gì? Phân biệt những dạng đột biến gen được di truyền qua sinh sản hữu tính và khơng được di truyền qua sinh sản hữu tính?

* Nhiệm vụ của HS:

- Xác định được các khái niệm trọng tâm, mối liên hệ giữa các khái niệm để xây dựng bản đồ khái niệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu liên quan để trả lời các câu hỏi, từ đó xác định các khái niệm trọng tâm và các từ nối phù hợp…

- Dựa vào những khái niệm và từ nối, sử dụng Cmap Tools vẽ BĐKN tích hợp truyền thơng đa phương tiện

Hình 2.34. BĐKN tích hợp đa phƣơng tiện hồn chỉnh về đột biến gen do HS tự xây dựng

Tóm tắt chƣơng 2

Chương này trình bày logic cấu trúc nội dung dạy học chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, Sinh học 12 THPT cũng như các nguyên tắc, quy trình xây dựng BĐKN tích hợp truyền thơng đa phương tiện, cách thức sử dụng phần mềm Cmap Tools để xây dựng hệ thống BĐKN tích hợp đa phương tiện của chương “Cơ chế di truyền và biến dị”. Xây dựng được hệ thống BĐKN tích hợp đa phương tiện của chương sử dụng trong dạy bài mới, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá và quan trọng hơn cả là GV đã hướng dẫn học sinh tự

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm tra hiệu quả và tính khả thi của việc xây dựng và sử dụng BĐKN vào DH chương “ Cơ chế di truyền và biến dị ”, Sinh học 12 THPT

3.2. Nội dung thực nghiệm

3.2.1. Các bài thực nghiệm

Chúng tôi đã soạn 2 giáo án thể hiện phương pháp sử dụng BĐKN để đưa vào thực nghiệm sư phạm như sau:

Bảng 3.1. Tên bài dạy đã soạn giáo án sử dụng phƣơng pháp BĐKN

STT Tên bài dạy Số tiết

1 Bài 4: Đột biến gen 1

2 Bài 6: Đột biến số lượng NST 1

Chi tiết về 2 giáo án, vui lòng xem phụ lục số 01.

3.2.2. Đề kiểm tra thực nghiệm

Chúng tôi đã soạn 3 đề kiểm tra và đáp án để kiếm tra chất lượng học tập của HS trước và sau TN (chi tiết xem phụ lục số 02). Sau mỗi bài, chúng tôi tiến hành KT chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức của HS ở cả 2 nhóm lớp ĐC và lớp TN với cùng thời gian, cùng đề và cùng biểu điểm.

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

3.3.1. Chọn trường thực nghiệm

TN được tiến hành trong năm học 2012-2013, học kì I tiến hành ở lớp 12. Chúng tôi chọn 1 trường để tiến hành TN là THPT Nguyễn Gia Thiều (Ngọc Lâm – Long Biên - Hà Nội), chọn 4 lớp: 02 lớp ĐC và 02 lớp TN

3.3.2. Chọn học sinh thực nghiệm

Qua điều tra cơ bản, chúng tôi chọn 4 lớp, 2 lớp TN và 2 lớp ĐC. Số lượng, trình độ và chất lượng học tập của các lớp này là gần tương đương nhau (dựa vào kết quả điểm học tập bộ môn và phân loại HS theo đánh giá của GV bộ môn và GV chủ nhiệm).

3.3.3. Chọn giáo viên thực nghiệm

GV tham gia TN là những GV có thâm niên và trình độ giảng dạy tương đối đồng đều và đã khá thành thạo việc sử dụng CNTT trong giảng dạy.

Chúng tôi tiến hành thỏa luận và thống nhất ý tưởng về phương pháp và tiến trình thực hiện PPGD với GV dạy thực nghiê ̣m có rút kinh nghiệm trước khi dạy thực nghiê ̣m chính thức.

3.3.4. Phương án thực nghiệm

Phương án TN song song cứ một lớp ĐC một lớp TN trong cùng một trường, chỉ khác nhau ở chỗ lớp ĐC, GV dạy theo giáo án do chính GV tự thiết kế một cách bình thường, cịn lớp TN, GV dạy theo giáo án TN do chúng tôi biên soạn.

3.4. Xử lý số liệu và kết quả thực nghiệm

3.4.1. Phân tích định lượng

Bảng phân phối thực nghiệm là kết quả của sự chọn lọc các số liệu ban đầu và được sắp xếp theo một quy luật nhất định. Kết quả TN được phân tích để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan. Phân tích số liệu thu được từ TN bằng phần mềm Microsoft excel. Lập bảng phân phối TN; Tính giá trị trung bình và phương sai của mỗi mẫu. So sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập ở lớp TN và lớp ĐC.

3.4.1.1. Lập bảng phân phối thực nghiệm và vẽ đồ thị

* Nhập số liệu TN và ĐC

- Mở trình ứng dụng Microsoft excel 2007 và tạo file số liệu thực nghiệm;

- Lập cột TN và cột ĐC;

- Nhập điểm của từng học sinh vào cột tương ứng (không cần sắp xếp theo thứ tự, không cần ghi tên học sinh).

Bảng này cịn có thể gọi là bảng tần số, bảng mô tả sự phân bố của điểm trong dãy số thống kê.

- Chọn ô D3: Phương án.

- Chọn ô D4: TN (thực nghiệm)

- Chọn ô D5: ĐC (đối chứng)

- Chọn ô E3: gõ “n” (số bài kiểm tra)

- Chọn ô E4: Nhập số lượng bài kiểm tra của lớp TN

- Chọn ô E5: Nhập số lượng bài kiểm tra của lớp ĐC

- Từ ô F3 đến ô O3: điểm từ 1 đến 10

- Tính tần số điểm: Chọn ô F4 gõ lệnh =COUNTIF(A4:A277,1) rồi nhấn OK. Nghĩa là đếm có bao nhiêu số 1 trong cột điểm của lớp TN từ ô A4 đến ô A277. Kết quả sẽ điền ngay số 0 vào ô F4.

- Lập các cơng thức tương tự cho các ơ khác cịn lại cho đến hết.

* Lập bảng phân phối thực nghiệm và vẽ đồ thị so sánh theo tần suất

Tần suất là tỷ số giữa tần số với tổng số lần quan sát được. Biểu đạt tần suất bằng tỷ lệ % để dễ lập biểu đồ hoặc đồ thị so sánh. Dùng bảng tần số để lập bảng tần suất. Công thức để tính tần suất từ bảng tần số là: f% = (f *100): n.

- Copy tiêu đề và bảng tần số điểm xuống dưới rồi sửa lại tiêu đề.

- Tính tần suất: Chọn ơ F9 gõ lệnh: = F4*100/E9;

- Lập các công thức tương tự cho các ơ khác cịn lại cho đến hết. Trong giây lát ta sẽ được một bảng tần số điểm như hình 3.1

Hình 3.1. Bảng phân phối thực nghiệm theo tần suất điểm

Để so sánh tần suất điểm của các dãy số thống kê sử dụng biểu đồ hoặc đồ thị so sánh.

Quy trình vẽ biểu đồ so sánh tần suất điểm như sau:

- Quét chọn khối F10:O11 của bảng tần suất điểm;

- Chọn tab “Insert” trên thanh công cụ. Nhấp chuột vào mũi tên dưới phải của bảng “Charts”. Cửa số “Charts” sẽ mở ra, chọn kiểu biểu đồ hoặc đồ thị theo yêu cầu sau đó nhấn OK để kết thúc. Trong giây lát, một biểu đồ sẽ hiện ra như hình 3.2.

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh tần suất điểm

* Lập bảng phân phối tần suất và vẽ biểu đồ so sánh tần suất hội tụ tiến:

Tần suất hội tụ tiến ký hiệu f%() là tần suất tích luỹ của dãy số từ giá trị xi trở lên. Ví dụ, có bao nhiêu phần trăm học sinh đạt từ điểm 5 trở lên. So sánh tần suất hội tụ tiến ta sẽ biết được giá trị của các biến định lượng. Sử dụng số liệu của bảng tần suất để lập bảng tần suất hội tụ tiến.

Quy trình lập bảng phân phối thực nghiệm theo tần suất hội tụ tiến như sau:

- Copy tiêu đề và bảng tần số điểm xuống dưới rồi sửa lại tiêu đề.

- Chọn ô F25 và F26 gõ: 100

- Chọn ô G25 gõ lệnh: =F25-F9

- Dùng Fill Handle kéo từ H25 đến O25 và từ G25 đến O25, hoặc copy công thức ở ô H25 sang các ô khác, excel sẽ tính tần suất của các ơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ khái niệm tích hợp đa phương tiện bằng phần mềm cmap tools để dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12, trung học phổ thông (Trang 73)