1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1.5. Cách phân chia KN
Trong khi nghiên cứu KN, chúng ta phải chỉ ra nội hàm và ngoại diên của chúng. Trong đó, thao tác logic vạch ra ngoại diên của KN gọi là phân chia KN.
Phân chia một KN có nghĩa là chia các đối tượng nằm trong ngoại diên của một KN lớn thành những nhóm nhỏ, xác định xem trong một KN giống có bao nhiêu KN lồi. Mục đích của việc phân chia là để củng cố, mở rộng hiểu biết về đối tượng cần nghiên cứu.
- Cơ sở phân chia
Dấu hiệu dùng để phân chia KN gọi là cơ sở phân chia. Có 2 cách phân chia:
Phân chia theo sự biến đổi dấu hiệu của KN: Là sự phân chia KN
giống thành KN loài sao cho mỗi lồi vẫn giữ được dấu hiệu nào đó của giống, nhưng dấu hiệu đó lại có chất lượng mới trong các lồi.
Phân đôi KN : Là thao tác logic chia đôi KN lớn thành hai KN nhỏ có
quan hệ trái ngược nhau. KN giống được xem như chỉ có hai thuộc tính đối lập, cịn KN lồi mang một trong hai thuộc tính đó.
- Quy tắc phân chia KN
Phân chia phải cân đối: Tổng ngoại diên của các thành phần phân chia
bằng ngoại diên của KN bị phân chia.
Phân chia phải theo một cơ sở nhất định: Trong quá trình phân chia có
thể theo nhiều cách khác nhau tùy theo dấu hiệu lựa chọn nhưng tổng ngoại diên của các thành phần chia phải bằng ngoại diên của KN bị
phân chia. Trong một cách phân chia, chỉ được căn cứ vào một dấu hiệu xác định nào đó và phải giữ nguyên dấu hiệu ấy trong suốt quá trình phân chia.
Phân chia phải liên tục: KN giống bị phân chia phải chuyển tới các loài
gần gũi, chứ khơng được chuyển sang các lồi xa. Khi phân chia khơng được vượt cấp, nghĩa là KN lồi phân chia ra phải là KN loài gần nhất. Các KN nhỏ phân chia ra phải ngang hàng, không chồng chéo.
Khi phân chia phải căn cứ vào cùng một thuộc tính hoặc tùy mục đích phân chia mà lấy thuộc tính này hay thuộc tính khác làm căn cứ.