Tình hình hoạt động đấu thầu trên thế giới

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đấu thầu và quản lý dự án hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU

2.2. Tình hình hoạt động đấu thầu trên thế giới

 Hàn Quốc

Hoạt động đấu thầu của Hàn Quốc hiện nay chủ yếu được thực hiện qua mạng (theo thống kê, hơn 92% số lượng các gói thầu được thực hiện tồn bộ quy trình trên hệ thống KONEPS – Hệ thống đấu thầu điện tử của Hàn Quốc). Khung pháp lý cho đấu thầu của Hàn Quốc bao gồm các luật điều chỉnh các giao dịch điện tử như Luật Thúc đẩy thơng tin hố, Luật Giao dịch điện tử, Luật

36

Ký kết điện tử và các luật điều chỉnh nghiệp vụ mua sắm. Hệ thống đấu thầu qua mạng tại Hàn Quốc được đánh giá là mơ hình đấu thầu qua mạng thành cơng nhất trên thế giới, đã nhận được nhiều giải thưởng của các tổ chức có uy tín trên thế giới và được xem là tiêu chuẩn cho các hệ thống đấu thầu qua mạng. Hệ thống mua sắm công tập trung của Hàn Quốc được thiết lập từ cấp trung ương đến địa phương. Cụ thể, cấp trung ương có Trung tâm Mua sắm cơng tập trung (PPS) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Tài chính và 11 Văn phịng khu vực. PPS chịu trách nhiệm về việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với các cơ quan thuộc Chính phủ có giá trị trên 100 nghìn USD và cơng trình xây dựng có giá trị trên 3 triệu USD. Đối với địa phương, việc mua sắm hàng hóa và xây lắp cơng trình được phân cấp cho chính quyền các địa phương tự tiến hành thông qua hệ thống mua sắm công điện tử trực tuyến hoặc thông qua Trung tâm mua sắm công của Trung ương, hoặc qua Văn phịng trung tâm mua sắm cơng khu vực khi địa phương có nhu cầu. Hàn Quốc đã tiết kiệm được 17,1 tỷ USD trong khi chi phí đầu tư cho hệ thống là 25 triệu USD. Trong 4 năm, cơ quan mua sắm giảm từ 1058 xuống 935 người trong khi khối lượng mua sắm tăng tới 30%. Việc thanh tốn hồn tồn tự động khơng chậm hơn 4 giờ.

 Anh

Anh là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới gia nhập GPA (Hiệp định mua sắm Chính phủ) sớm từ năm 1996 và cũng là nước dẫn đầu châu Âu trong thực hiện mua sắm công bền vững. Do là thành viên của Liên minh Châu Âu (trước Brexit) và của Hiệp định mua sắm chính phủ nên trong lĩnh vực mua sắm cơng, Anh phải tuân thủ theo cam kết trong khuôn khổ “Hiệp định mua sắm chính phủ” của WTO và các chỉ thị của Liên minh Châu Âu trong lĩnh vực mua sắm công. Anh đã chuyển thành các quy định chung đối với hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ, cơng trình trong nước, cụ thể là “Quy định về hợp đồng mua sắm công 2015”, “Quy định hợp đồng nhượng quyền 2016” và “Quy định về hợp đồng dịch vụ công 2016”. Tại Anh, cơ quan mua sắm tập trung được thành lập từ năm 2000 theo mơ hình cơ quan dịch vụ mua

37

sắm công, ở Trung ương có trụ sở chính và một số chi nhánh ở các địa bàn trọng điểm.

 Úc

Úc mới trở thành quốc gia thành viên của Hiệp định mua sắm chính phủ từ năm 2019 song là một thịt rường có giá trị mua sắm cơng tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đạt mức 71,12 tỷ USD trong năm 2017-2018, tăng 70,18% so với mức 41,8 tỷ USD của năm 2011-2012. Tại Úc, Quy định mua sắm liên bang do Bộ Tài chính Úc ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2012 là hệ thống quy định khung của Chính phủ Úc về đấu thầu mà các cơ quan mua sắm phải tuân thủ khi thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Ngồi ra, Úc cịn có một số luật liên quan đến lĩnh vực mua sắm cơng nói chung như Đạo luật Trách nhiệm và Quản lý tài chính và Đạo luật Cơng ty và Chính quyền liên bang 1997.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đấu thầu và quản lý dự án hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)