CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
2.3. Khái quát công tác đấu thầu tại Việt Nam giai đoạn 2019-2021
2.3.1. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu trên cả nước giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng giá trị gói thầu 734.698.467 959.661.316 636.914.360 Tổng giá trúng thầu 693.731.019 912.964.063 609.288.742 Chênh lệch 40.967.448 46.697.253 27.625.618 0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 600.000.000 700.000.000 800.000.000 900.000.000 1.000.000.000
Biểu đồ 2.1. Kết quả lựa chọn nhà thầu của cả nước giai đoạn 2019 - 2021 (triệu đồng)
38
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Năm 2019
Năm 2019, thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, tổng số gói thầu trên cả nước là 283.400 gói thầu, với tổng giá gói thầu là 734.698.467 triệu đồng và tổng giá trúng thầu là 693.731.019 triệu đồng, tiết kiệm được 40.967.448 triệu đồng cho nguồn ngân sách nhà nước. Tỷ lệ tiết kiệm của năm 2019 đạt 5,58%.
Năm 2020
Năm 2020, số gói thầu trên cả nước thực hiện theo Luật Đấu thầu là 301.585 gói thầu. Tổng giá gói thầu là 959.837.774 triệu đồng và tổng giá trúng thầu là 913.130.427 triệu đồng. Từ đó, giá trị tiết kiệm năm 2020 là 46.707.340 triệu đồng và tỷ lệ tiết kiệm đạt 4,87%.
Ta có thể thấy năm 2020 có sự gia tăng về số lượng gói thầu (tăng 18.185 gói thầu), tổng giá gói thầu (tăng 225.139.307 triệu đồng), tổng giá trúng thầu (tăng 219.399.408 triệu đồng). Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm năm 2020 giảm 0,71% so với năm 2019 (giảm từ 5,58% năm 2019 xuống còn 4,87% năm 2020).
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tỷ lệ tiết kiệm 5,58 4,87 4,34 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tiết kiệm của cả nước giai đoạn 2019 - 2021 (%)
39 Năm 2021
Năm 2021, thực hiện theo Luật Đấu thầu, tổng số gói thầu trên cả nước là 300.157 gói thầu. Tổng giá gói thầu là 636.914.360 triệu đồng và tổng giá trúng thầu là 609.288.742 triệu đồng, tiết kiệm được 27.625.618 triệu đồng cho ngân sách nhà nước. Tỷ lệ tiết kiệm của năm 2021 là 4,34%.
So với năm 2020, số lượng gói thầu, tổng giá gói thầu, tổng giá trúng thầu, giá trị tiết kiệm cũng như tỷ lệ tiết kiệm năm 2021 đều giảm. Lần lượt là số lượng gói thầu giảm 1.428 gói thầu (giảm 0,47%), tổng giá gói thầu giảm 322.923.414 triệu đồng (giảm 33,64%), tổng giá trúng thầu giảm 303.841.685 triệu đồng (giảm 33,27%), giá trị tiết kiệm giảm 19.081.722 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tiết kiệm giảm 0,53%.
2.3.2. Đánh giá tỷ lệ tiết kiệm cả nước giai đoạn 2019 – 2021
Tỷ lệ tiết kiệm của cả nước giảm dần qua các năm, điều này ảnh hưởng bởi mục đích sử dụng vốn (nguồn vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển và nguồn vốn mua sắm thường xuyên).
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 67,72 83,95 80,2 32,28 16,05 19,8 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng về tổng giá gói thầu phân chia theo mục đích sử dụng vốn của cả nước giai đoạn 2019-2021
Tỷ trọng tổng giá gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên Tỷ trọng tổng giá gói thầu sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển (gồm cả vốn ODA, vốn vay ưu đãi)
40
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Năm 2019
Năm 2019 có 217.432 gói thầu sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển (gồm cả vốn ODA và vốn vay ưu đãi) (chiếm 76,72%). Tổng giá gói thầu được thực hiện là 497.515.303 triệu đồng (chiếm 67,72%) và tổng giá trúng thầu là 472.597.959 triệu đồng (chiếm 68,12%). Tỷ lệ tiết kiệm là 5,01%. Cùng năm đó, tổng số gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên là 65.968 gói thầu (chiếm 23,28%). Tổng giá trị gói thầu là 237.183.164 triệu đồng (chiếm 32,28%), tổng giá trị trúng thầu là 221.133.060 triệu đồng (chiếm 31,88%), đạt tỷ lệ tiết kiệm 6,77%.
Năm 2020
Năm 2020 có số lượng 227.562 gói thầu sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển (gồm cả vốn ODA và vốn vay ưu đãi) (chiếm 75,46%). Tổng giá gói thầu là 805.625.925 triệu đồng (chiếm 83,95%), tổng giá trúng thầu là 771.365.933 triệu đồng (chiếm 84,5%) và tỷ lệ tiết kiệm là 4,25%.
Đối với gói thầu sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên, năm 2020 có 74.023 gói thầu (chiếm 24,54%), tổng giá trị gói thầu là 154.035.391 triệu
68,12 84,5 80,45 31,88 15,5 19,55 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng về tổng giá trúng thầu phân chia theo mục đích sử dụng vốn của cả nước giai đoạn 2019-2021
Tỷ trọng tổng giá trúng thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên Tỷ trọng tổng giá trúng thầu sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển (gồm cả vốn ODA, vốn vay ưu đãi)
41
đồng (chiếm 16,05%) và tổng giá trúng thầu là 141.598.130 triệu đồng (chiếm 15,5%). Tỷ lệ tiết kiệm đạt 8,07%.
Có thể thấy, tỷ lệ tiết kiệm của tổng các gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm thường xuyên của năm 2020 tăng cao so với năm 2019 (tăng 1,3%, từ 6,77% tăng lên 8,07%), tuy nhiên tổng giá trị các gói thầu sử dụng nguồn vốn nhà nước để mua sắm thường xuyên trong năm 2020 lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn năm 2019 (16,05% năm 2020 và 32,28% năm 2019). Cùng với đó, tỷ lệ tiết kiệm của tổng các gói thầu sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển giảm từ 5,01% năm 2019 xuống cịn 4,25% trong năm 2020. Do đó, tỷ lệ tiết kiệm của năm 2020 giảm xuống chỉ còn 4,87% (năm 2019 đạt 5,58%).
Năm 2021
Năm 2021 có 213.968 gói thầu (chiếm 71,29%) sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển (gồm cả vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ). Tổng giá trị gói thầu được thực hiện là 510.822.856 triệu đồng (chiếm 80,2%) và tổng giá trúng thầu là 490.155.397 triệu đồng (chiếm 80,45%), do đó tỷ lệ tiết kiệm đạt 4,05%.
Cùng năm đó, tổng số gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xun là 86.189 gói thầu (chiếm 28,71%), tổng giá trị gói thầu là 126.091.504 triệu đồng (chiếm 19,8%), tổng giá trị trúng thầu là 119.133.344 triệu đồng (chiếm 19,55%), đạt tỷ lệ tiết kiệm 5,52%.
Theo số liệu trên, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm của cả năm 2021 giảm là do tỷ lệ tiết kiệm của các gói thầu sử dụng vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển và các gói thầu sử dụng vốn để mua sắm thường xuyên đều thấp hơn so với năm 2020 (lần lượt là 4,25% và 8,07% năm 2020, 4,05% và 5,52% năm 2021). Cụ thể, năm 2021 chỉ tiết kiệm được 20.667.459 triệu đồng đối với gói thầu sử dụng vốn cho mục tiêu phát triển và 6.958.902 triệu đồng đối với gói thầu sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên.
42