Quy trình cho vay dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án của công ty tài chính dầu khí (PVFC) (Trang 25 - 29)

1.2 .Hoạt động cho vay dự án của cơng ty tài chính

1.2.3 .Các hình thức cho vay dự án

1.2.4. Quy trình cho vay dự án

Quy trình cho vay dự án bao gồm các bƣớc sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay dự án của khách hàng.

Hồ sơ vay dự án phải có đầy đủ tất cả các tài liệu mà tổ chức tín dụng yêu cầu, đƣợc gọi là hồ sơ pháp lí của chủ đầu tƣ, bao gồm:

 Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đầu tƣ nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tƣ.

 Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác tùy theo đặc điểm của dự án và địi hỏi của từng tổ chức tín dụng khác nhau.

Bước 2: Thẩm định dự án:

Mục tiêu của thẩm định dự án là giúp các cán bộ tín dụng ra quyết định có nên cấp tín dụng cho dự án hay khơng. Để đƣa ra các quyết định thì các cán bộ tín dụng phải dựa trên các chỉ tiêu thẩm định dự án. Thẩm định dự án là một quá trình phức tạp, trong đó ngồi các chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp đi vay thơng thƣờng, trong q trình thẩm định dự án địi hỏi cán bộ tín dụng phải phân tích và ƣớc đốn đúng số liệu mà dự án tạo ra, từ đó mới có khả năng đƣa ra kết luận dự án thực hiện có hiệu quả khơng để ra quyết định cho vay.

Quy trình thẩm định đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Từ báo cáo khả thi, cán bộ tín dụng phải xác định được mơ hình dự án thuộc loại nào trong các loại sau đây:

 Dự án xây dựng mới

 Dự án mở rộng nâng cao công suất

 Dự án đầu tƣ chiều sâu, hợp lí hố qui trình sản xuất

 Dự án kết hợp giữa đầu tƣ chiều sâu, hợp lí hố qui trình sản xuất và mở rộng nâng cao cơng suất

Phân tích và ước định số liệu tính tốn:

Trên cơ sở tất cả những phân tích đánh giá về thị trƣờng, cung cầu sản phẩm của dự án, báo cáo khả thi và báo cáo tài chính của dự án, cán bộ tín dụng ƣớc tính các chỉ tiêu quan trọng nhƣ: sản lƣợng tiêu thụ, giá bán sản phẩm, doanh thu, nhu cầu vốn lƣu động, chi phí bán hàng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, khấu hao, chi phí thuế,…Từ đó cán bộ tín dụng xem xét đến việc xác định tổng dự toán vốn đầu tƣ, các

nguồn tài trợ cũng nhƣ các phƣơng thức tài trợ cho dự án, xem xét việc cân đối giữa nguồn vốn chủ sở hữu và vốn nợ cho dự án đƣợc đầu tƣ.

Thiết lập các bảng tính chi phí và lợi ích của dự án:

Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Xác định dòng tiền của dự án:

Thẩm định hiệu quả của dự án:

Thẩm định hiệu quả của dự án là điều kiện để cơng ty tài chính quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp đi vay. Cán bộ tín dụng phải dự tính đƣợc lãi suất chiết khấu cho dự án và từ đó tiến hành xác định các chỉ tiêu tài chính cơ bản cho dự án: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn (PP) và điểm hoà vốn (BP).

Đánh giá rủi ro của dự án, từ đó đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay của cơng ty tài chính:

Khi tiến hành đầu tƣ dự án, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Việc xem xét các rủi ro có thể phát sinh trong từng dự án là điều kiện cần để có những biện pháp giảm thiểu rủi ro cho cả nhà đầu tƣ và đối tác vay vốn. Các rủi ro có thể gặp trong việc triển khai dự án:

 Rủi ro tiến độ thực hiện (đối với dự án xây dựng)

 Rủi ro thị trƣờng: thị trƣờng đầu vào (nguồn cung, giá cả của nguyên vật liệu), thị trƣờng đầu ra (hàng hố sản xuất ra khơng phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lƣợng, mẫu mã…)

 Rủi ro môi trƣờng và xã hội: Dự án có thể gây tác hại đến môi trƣờng, gây ảnh hƣởng đến đời sống của cong ngƣời.

 Rủi ro kinh tế vĩ mô: Tỷ giá biến động mạnh, lạm phát cao… là những rủi ro phát sinh từ mơi trƣờng kinh tế vĩ mơ có thể ảnh hƣởng mạnh mẽ đến dự án đầu tƣ.

Tất cả những rủi ro trên có thể xảy ra gây thiệt hại trực tiếp đến chủ đầu tƣ dự án và từ đó sẽ dẫn đến những rủi ro gián tiếp cho cơng ty tài chính khi tiến hành cho vay dự án, đó là những rủi ro nhƣ khơng thu đƣợc hoặc không thu đủ tiền gốc và lãi khi cho vay hoặc thu gốc và lãi chậm hơn dự kiến. Nhƣ vậy, khi tiến hành thẩm định dự án, cán bộ tín dụng của cơng ty tài chính phải tiến hành xem xét cẩn thận tất cả các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để đảm bảo hoạt động cho vay có hiệu quả, thu hồi đƣợc gốc và lãi đúng thời hạn cam kết.

Bước 3: Xét duyệt dự án, ra quyết định cho vay và giải ngân.

Sau khi thẩm định khách hàng vay vốn và dự án, cán bộ tín dụng phải đƣa ra những kết luận về tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của dự án, mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng, mức độ đáp ứng các điều kiện tài sản đảm bảo (nếu cho vay đảm bảo tài sản), từ đó đƣa ra ý kiến đề xuất:

 Đề nghị xét duyệt cho vay/ không duyệt cho vay nếu có lý do

 Phƣơng thức cho vay.

 Hạn mức tín dụng.

 Thời hạn cho vay

 Lãi suất cho vay.

 Phƣơng thức trả nợ gốc, lãi tiền vay.

Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, tổ chức tín dụng tiến hành thủ tục giải ngân dự án theo đúng những cam kết trong hợp đồng. Những thay đổi trong quá trình giải ngân phải đƣợc sự thống nhất của cả hai bên hoặc do các cấp có thẩm quyền quyết định đƣợc quy định trong hợp đồng tín dụng.

Bước 4: Thu nợ, thu lãi từ dự án.

Việc thu nợ, thu lãi dự án cũng đƣợc xác định rõ trƣớc khi ra quyết định cho vay và ký hợp đồng tín dụng. Q trình này bao gồm việc thu lãi đủ và đúng hạn, tiến hành thu nợ gốc khi hết hợp đồng. Trong trƣờng hợp khách hàng khơng trả đƣợc nợ, cán bộ tín dụng có thể yêu cầu gia hạn hoặc chuyển nợ quá hạn đối với hợp đồng tín dụng đã kí kết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án của công ty tài chính dầu khí (PVFC) (Trang 25 - 29)