Quy trình đánh giá năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Trang 51 - 64)

Tiêu chuẩn là yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của

chuẩn nghề nghiệp giáo viên [2].

Adam Stephen (2006), đã đưa ra khái niệm về tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn đánh giá là những mơ tả về những gì người học dự kiến sẽ làm được để chứng minh kết quả học tập đã đạt được. Kết quả học tập thường được đánh giá thông qua mức ngưỡng.

Theo tác giả Johnes & Tayler (1990), “Tiêu chí” được xem như những điểm kiểm soát và là chuẩn để đánh giá chất lượng đầu vào và quá trình đào tạo.

Theo CHEA (2001), tiêu chí là chuẩn mực để kiểm định hoặc xác nhận một trường đại học hoặc một chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định.

Tiêu chí là yêu cầu về phẩm chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn [2]. Tiêu chí là sự cụ thể hóa của chuẩn mực, chỉ ra những căn cứ để đánh

giá chất lượng. Tiêu chí có thể đo được thông qua các chỉ số thực hiện (Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh, 2003).

Mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng

lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá, mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề [2].

Đánh giá năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên [2].

Bảng 1. 3. Nội dung chuẩn nghề nghiệp Thơng tư 20/2018/TT-BGD&ĐT

Tiêu chuẩn Tiêu chí

1. Phẩm chất nhà giáo. 1. Đạo đức nhà giáo

2. Phong cách nhà giáo.

2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Phát triển chuyên môn bản thân.

4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh

3. Xây dựng môi trƣờng giáo dục. 8. Xây dựng văn hóa nhà trường

9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

10. Thực hiện và xây dựng trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường

4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên

Tiêu chuẩn Tiêu chí

quan

12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.

15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Nguồn: Thông tư 20/2018/TT-BGD &ĐT.

1.2.3.5. Các phương thức đánh giá

Có rất nhiều phương thức đánh giá có thể vận dụng để đánh giá năng lực dạy học của giáo viên.

* Đánh giá qua quan sát

Quan sát là ghi chép mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mơ tả nhằm mơ tả, phân tích, nhận định và đánh giá về văn hóa, mơi trường, trường học, sự tương tác giữa con người với con người. Trong q trình dạy học thì đó là quan sát sự tương tác giữa GV với HS, giữ HS với HS.

Quan sát sử dụng khi cần biết năng lực dạy học của giáo viên; cần cung cấp thơng tin định tính để bổ sung cho các thơng tin định lượng trong điều tra, thu thập minh chứng để đánh giá các tiêu chí. Phương pháp này thường được các cấp quản lí, ban giám hiệu nhà trường sử dụng.

Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, hành vi, kĩ năng thực hành cũng như cách giải quyết vấn đề trong một tình huống cụ thể.

* Đánh giá qua hồ sơ

Hồ sơ giảng dạy là tài liệu lưu trữ kế hoạch dạy có thể sử dụng để xác định và điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên. Hồ sơ dạy học quan trọng đối với mỗi giáo viên, giáo viên có thể lưu trữ giáo án, các đề kiểm tra của học sinh, điểm kiểm tra của học sinh. Qua đó, giáo viên có thể tự đánh giá về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, nắm bắt được tình hình học tập của học sinh và điều chỉnh quá trình dạy học phù hợp.

* Đánh giá đồng đẳng

Đánh giá đồng đẳng là quá trình đánh giá được thực hiện bởi các giáo viên giảng dạy cùng chuyên môn, cùng độ tuổi học sinh sẽ cùng đánh giá các công việc lẫn nhau. Giáo viên đánh giá chéo nhau dựa trên các tiêu chí đã được định sẵn. Phương pháp đánh giá này dùng để hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy.

* Đánh giá qua các bài nghiên cứu khoa học, bài báo

Là một hình thức nghiên cứu khoa học do một giáo viên hoặc một nhóm giáo viên thực hiện về một đề tàu nghiên cứu liên quan đến giáo dục, kĩ năng giảng dạy, thực trang các vấn đề ở trường học, … có đánh giá, có đề xuất ý tưởng cải tiến.

* Đánh giá thơng qua nhìn lại q trình (Tự đánh giá)

Tự đánh giá trong dạy học là phương pháp đánh giá mà giáo viên tự liên hệ đến phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình dạy học. Giáo viên sẽ tự đánh giá sự tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi hay điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.

Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến một phương thức đánh giá là giáo viên tự đánh giá thông qua phiếu hỏi.

trung cấp trong văn bản số 462 của Bộ Giáo dục & Đào tạo có đưa ra khái niệm về tự đánh giá. Tự đánh giá là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất, cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục [17].

Như vậy, đối với việc đảm bảo chất lượng dạy học của giáo viên thì tự đánh giá là một trong những phương thức, hoạt động đánh giá năng lực giảng dạy của GV. Thông qua việc tự đánh giá, GV sẽ nhìn nhận lại và có cơ hội để hoàn thiện và phát triển bản thân mình. Hay nói cách khác, tự đánh giá là phương tiện để từng cá nhân GV xác định năng lực và hiệu quả dạy học của mình.

1.3. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học giáo viên tiểu học

Đánh giá có thể được phân loại theo nhiều loại hoặc nhiều cách tiếp cận khác nhau dựa trên mục đích mà nó được thiết kế. Trong nghiên cứu này, tác giả quan tâm đến đánh giá chẩn đốn. Đánh giá chẩn đốn có thể giúp giáo viên tiểu học xác định được kiến thức, kỹ năng và khả năng về năng lực dạy học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của mình đến đâu. Từ đó, xác định được điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra được các giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng giảng dạy.

Đánh giá chẩn đốn được đưa ra như một cơng cụ để giáo viên tự xác định về các khả năng dạy học của mình.

Nghiên cứu này đi theo quan điểm: Đánh giá năng lực dạy học tập trung vào thực hiện nhiệm vụ để đưa ra các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí đánh giá, chỉ báo được đề xuất này là dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu tổng quan nghiên cứu và dựa theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng. Theo nghiên cứu, năng lực dạy học có thể chia làm 5 nhóm năng

lực thành phần như sau:

1.3.1. Nhóm năng lực phát triển chun mơn bản thân

- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân. - Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn.

- Hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về phát triển chun mơn của bản thân.

1.3.2. Nhóm năng lực xây dựng kế hoạch dạy học.

Xây dựng kế hoạch dạy học cho bài học là một q trình có tính hệ thống để biến các nguyên tắc dạy học thành kế hoạch hoạt động dạy, hoạt động học và sử dụng, khai thác phương tiện, tài liệu học tập. Thiết kế bài học gắn với việc viết mục tiêu bài học, xác định nội dung và hoạt động dạy học, thiết kế các tài liệu học tập.

Mô tả nhiệm vụ thực hiện:

- Nghiên cứu chương trình giáo dục tiểu học - Lập kế hoạch dạy học theo năm học.

- Nghiên cứu sách giáo khoa các môn dạy học.

- Xác định rõ mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của bài học trong từng tiết dạy mà học sinh cần đạt.

- Phân tích đặc điểm mơi trường lớp học để có hình thức tổ chức dạy học phù hợp. - Xây dựng kế hoạch bài học (soạn giáo án) cho từng môn học.

- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế. - Lập dàn ý, bố cục bài giảng, mơ hình giảng dạy của từng mơn học - Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng.

- Xác định các hoạt động mà học sinh cần thực hiện trong từng bài dạy

Đối tượng học sinh ta đề cập đến ở đây là cấp học tiểu học, hiểu đối tượng học sinh là u cầu giáo viên cần có, hiểu về tâm lí lứa tuổi học sinh mà mình đang giảng dạy, mơi trường các em đang theo học. Nhiệm vụ thực hiện ở năng lực này như sau:

- Nghiên cứu hồ sơ học sinh đầu năm học mới.

- Thu thập thông tin, ý kiến phản hồi từ phụ huynh về tính cách của học sinh. - Hiểu phong tục, tập qn địa phương nơi mình đang cơng tác.

- Trao đổi lấy thông tin giáo viên cũ đã dạy học sinh của năm học trước. - Có thái độ niềm nở, cởi mở khi giảng bài với học sinh.

- Quan sát khả năng giao tiếp (cử chỉ, điệu bộ, hành vi) của học sinh qua các hoạt động trên lớp học.

- Tìm hiểu hồn cảnh gia đình học sinh, xác định được học sinh có hồn cảnh khó khăn, đưa lên nhà trường để có chính sách hỗ trợ kịp thời.

- Tạo mơi trường học tập vui vẻ, đồn kết trong lớp.

1.3.4. Nhóm năng lực tổ chức dạy học trên lớp.

Tổ chức dạy học trên lớp chính là cách thức truyền tải kiến thức đến với học sinh. Truyền tải kiến thức dạy cần có phương pháp dạy học tốt. Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa giáo viên và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực cần thiết. Nhiệm vụ thực hiện ở năng lực này như sau:

- Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu khi giao tiếp và giảng dạy. - Liên hệ với kinh nghiệm đã có của học sinh

- Khích lệ học sinh tự tin đặt câu hỏi khi chưa hiểu kiến thức được dạy. - Xây dựng khơng khí lớp học vui vẻ, đồn kết.

- Ơn lại kiến thức bài học cũ cho học sinh để sẵn sằng cho tiết học mới.

- Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Dạy học sinh cách học và tự lĩnh hội kiến thức

- Xây dựng câu hỏi phát triển kỹ năng làm chủ kiến thức cho học sinh: làm việc theo nhóm, thuyết trình, phản biện.

- Sử dụng phương pháp dạy học bằng trải nghiệm với các môn học phù hợp. - Nhận xét, khuyến khích kịp thời học sinh trong từng bài dạy.

- Liên hệ thực tiễn với kiến thức trong bài giảng. - Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Sử dụng kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy để bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. - Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

1.3.5. Nhóm năng lực kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Xác định được phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp. - Xây dựng tiêu chí để học sinh đánh giá chéo với nhau.

- Thiết kế được công cụ kiểm tra đánh giá học sinh.

- Chủ động cập nhật các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

- Đánh giá kết quả học tập, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp giúp học sinh tiến bộ.

- Tổ chức các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì và kiểm tra thường xuyên cho học sinh. Dựa trên các nghiên cứu thu thập được, tác giả để xuất khung lí thuyết nghiên cứu của đề tài như sau:

Hình 1. 7. Mơ hình đề xuất năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học Năng lực dạy học Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học Năng lực hiểu đối tượng học sinh, quản lí lớp học Năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Năng lực tổ chức dạy học trên lớp Năng lực phát triển chuyên môn bản thân

Tiểu kết chƣơng 1

Trong Chương 1, nghiên cứu này đã phân tích cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trong đó giới thiệu các nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp giáo viên; cách thức xây dựng đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên, năng lực dạy học giáo viên; chuẩn nghề nghiệp giáo viên một số nước trên thế giới. Xác định rõ khái niệm và quan điểm nghiên cứu của đề tài về: Năng lực, năng lực nghề nghiệp, năng lực dạy học, cấu trúc năng lực dạy học, đánh giá, năng lực đánh giá, tự đánh giá, quy trình đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dạy học của giáo viên; Đề xuất tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Trong chương này, tác giả đề xuất 5 tiêu chuẩn tự đánh giá cho năng lực dạy học của giáo viên tiểu học. 5 tiêu chuẩn này đã bao quát được hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học bao gồm: (1) Năng lực phát triển chuyên môn bản thân; (2) Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học; (3) Năng lực hiểu đối tượng học sinh, quản lí lớp học; (4) Năng lực tổ chức dạy học trên lớp; (5) Năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Trong chương 2, nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng công cụ đánh giá năng lực dạy học, phương pháp thực hiện, tổ chức nghiên cứu, thẩm định bộ công cụ và đưa ra bảng khảo sát.

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Trong chương này, các vấn đề về lựa chọn mẫu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, kỹ thuật chọn mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, nhập dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và chuẩn hóa cơng cụ đánh giá sẽ được trình bày cụ thể.

2.1 Tiến trình nghiên cứu

Tiến trình nghiên cứu của luận văn được chia thành 3 giai đoạn:

2.1.1. Nghiên cứu lý luận

Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu của luận văn.

Sau khi đề cương nghiên cứu đã được hội đồng thông qua, tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)