CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở lý luận của nghiên cứu
1.2.2. Năng lực dạy học của giáo viên
1.2.2.1. Dạy học
Quá trình dạy học được tổ chức trong nhà trường bằng phương pháp sư phạm đặc biệt nhằm trang bị cho trẻ hệ thống kiến thức khoa học, hình thành kỹ năng cũng như thái độ tương ứng. Mục tiêu của việc giảng dạy là tạo điều kiện học tập kinh nghiệm và kích thích các kỹ năng tư duy phê phán; không chỉ đơn giản là để truyền tải kiến thức (Gary K. Clabaugh, 2010). Dạy học là phương tiện đem lại hiệu quả lớn lao trong việc phát triển hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ của người học (Nguyễn Văn Hộ, 2002). Đồng thời về bản chất, khơng có dạy học nào mà lại khơng hàm chứa giáo dục trong nó, và khơng có giáo dục nào lại khơng có sự dạy.
Lý luận giáo dục học thì cho rằng “quá trình dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, phát triển năng lực tư duy và năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách
của người học theo mục đích giáo dục.” (Phan Thị Hồng Vinh & đtg, 2018) PGS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ (2002) cho rằng: “Dạy học là con đường tối ưu nhất giúp cho tuổi trẻ tiếp cận, nắm vững kinh nghiệm xã hội được phản ánh trong các khái niệm khoa học do lồi người tích luỹ với sự tham gia điều chỉnh hợp lí về mặt tổ chức trong những khoảng thời gian xác định họ đạt với mục đích do nhu cầu xã hội đặt ra với từng trình độ nhận thức tương ứng”. (tr.3) Khi xem xét trên quan điểm tâm lý học: “Dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục, là hoạt động đặc thù của nhà trường được tiến hành có kế hoạch, có mục đích tơn chỉ rõ ràng, với nội dung mang tính khoa học và tính hệ thống, và được dẫn dắt bởi đội ngũ được đào tạo sư phạm chuyên nghiệp.” (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa &Trần Văn Tính, 2009).
Qua những quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về định nghĩa dạy học, chúng ta có thể thấy một điểm chung trong những định nghĩa về dạy học đó là: Dạy học có hai chủ thể là GV và HS, hai chủ thể này thực hiện hai quá trình là quá trình dạy và q trình học, hai q trình đó có mối quan hệ biện chứng, thống nhất chặt chẽ với nhau nhằm truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo...), trong đó HS giữ vai trị chủ động và GV giữ vai trò chủ đạo.
1.2.2.2. Năng lực dạy học
Năng lực dạy học (NLDH) là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao. Năng lực dạy học bộc lộ trong hoạt động dạy học và gắn liền với một số kỹ năng dạy học tương ứng [29].
Đối với giáo viên, năng lực giảng dạy được hiểu theo nhiều yếu tố hợp thành.
Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học: năng lực này đòi hỏi những kỹ
năng như nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình và mơn học, lớp học. Soạn bài giảng, GV phải đưa tri thức khoa học vào các bài giảng và làm cho người khác tiếp nhận những tri thức đó. Năng lực này được đánh giá qua một
số kỹ năng: Xác định được kiến thức cơ bản trong bài giảng; Xác định quan hệ các kiến thức trong bài giảng; Huy động các kiến thức liên quan đến bài giảng; Liên hệ và ứng dụng bài giảng vào thực tiễn xã hội; Sử dụng các phương tiện, phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài giảng; Phân bố thời gian giảng dạy hợp lý.
Năng lực hiểu biết rộng, để phát triển nhân cách cho học sinh thì GV phải có tri thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm,… Năng lực hiểu biết rộng, làm chủ kiến thức thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công bài giảng của GV.
Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học được đánh giá ở một số kỹ năng sau: Diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ; Bao quát lớp học; Giải quyết các tình huống phát sinh trong giờ giảng; Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học: hiểu và
nắm bắt tâm lý của học sinh trong quá trình giảng dạy được xem là chỉ số cơ bản của năng lực sư phạm là điều kiện tiên quyết cho hoạt động giảng dạy của GV thành cơng. Giáo viên có khả năng nắm bắt trình độ của học sinh về kiến thức, hiểu được tâm lí tính cách của học sinh.
Năng lực giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học: Đây là
năng lực vô cùng quan trọng của giáo viên. GV cần quan sát, xây dựng các bài kiểm tra trong quá trình học của học sinh và đánh giá chính xác, cơng bằng kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cần có năng lực phát triển khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, giúp các em tự điều chỉnh cách học. [29]
Năng lực dạy học là một thành phần của năng lực sư phạm và là năng lực quan trọng nhất của nhà giáo. Theo tiếp cận năng lực thực hiện (NLTH), năng lực dạy học của nhà giáo trở thành chuẩn đầu ra, thành tiêu chí để xây dựng và đánh giá các năng lực dạy học trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp sư
phạm. [19]
“Năng lực thực hiện” thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh (Competency
hay Competence) hoặc tiếng Đức (Handlungskompetenz) dùng trong các tài
liệu của nhiều tác giả trình bày về quan điểm giáo dục, đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện. Theo nghĩa thông thường, “competency” được nhiều từ điển tiếng Anh – Việt dịch là năng lực, khả năng.
TS. Vũ Xuân Hùng – Viện trưởng viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra cấu trúc năng lực dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện.
Hình 1.5. Mơ hình cấu trúc năng lực dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện
Từ những nghiên cứu trên, trong đề tài này người nghiên cứu rút ra được quan niệm: Năng lực dạy học là khả năng vận dụng kiến thức để xây dựng kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học và định hướng học tập cho học sinh theo chương trình quy định, khả năng vận dụng kỹ năng để truyền tải kiến thức đến học sinh, hiểu tâm lí học sinh, đánh giá học sinh cơng bằng, kịp thời để giúp học sinh tiến bộ và xây dựng được môi trường học tập hiệu quả trong một tiết học.