Đánh giá năng lực của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Trang 48 - 56)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận của nghiên cứu

1.2.3. Đánh giá năng lực của giáo viên

1.2.3.1. Đánh giá

Trần Thị Tuyết Oanh (2007) đánh giá là hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà người đánh giá cần tuân theo.

Đánh giá là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục và đào tạo.

Nếu coi quá trình giáo dục và đào tạo là một hệ thống thì đánh giá đóng vai trị phản hồi của hệ thống, có vai trị tích cực trong việc điều chỉnh hệ thống và là cơ sở để đưa ra những phán quyết cho việc đổi mới giáo dục và đào tạo. (Vũ Lan Hương, 2013).

Theo Từ điển Tiếng Việt (1998), GS Hoàng Phê đưa quan niệm đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó.

Đánh giá có nghĩa nhận định giá trị. Những từ có nghĩa gần với đánh giá là phê bình, nhận xét, nhận định, bình luận, xem xét. (Viện ngơn ngữ học, 1994).

Bên cạnh đó, tác giả Trần Bá Hoành cũng đưa ra quan điểm: “Đánh giá là q trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả của cơng việc, dựa vào sự phân tích thơng tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp, để cải tiến thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Qua một số các khái niệm ở trên cho chúng ta thấy, đánh giá là một quá trình quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào mà con người tham gia”.

Theo tác giả Lâm Quang Thiệp đưa quan điểm Đánh giá (evaluation) là khả năng xác định giá trị của tài liệu, bàn về những tranh luận, bất đồng ý kiến. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngồi (phù hợp với mục đích) và người đánh giá phải tự xác định, xây dựng hoặc được cung cấp các tiêu chí để đánh giá (Lâm Quang Thiệp, 2010).

Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được (Owen & Roger, 1999).

Nhìn chung, Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa

vào các con số hoặc định tính (qualitative) dựa vào các ý kiến và giá trị. Đánh giá (Assesssment) là một q trình thu thập thơng tin, dữ liệu, minh chứng, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được xây dựng trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập.

1.2.3.2. Đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực có vài trị vơ cùng quan trọng trong một tổ chức nói chung và trong giáo dục nói riêng. Đánh giá năng lực cho phép cá nhân hóa việc học, bổ sung những thiếu hụt của bản thân để thực hiện nhiệm vụ cụ thể; chú trọng kết quả đầu ra; linh hoạt trong việc đạt tới kết quả đầu ra sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cá nhân; tạo ra khả năng xác định những gì cần đạt, những tiêu chuẩn để đo lường thành quả (Nguyễn Hữu Lam, 2011).

Hồng Hịa Bình (2015) cho rằng mối liên hệ giữa năng lực, kiến thức và kỹ năng có tác động qua lại. Năng lực là tổ hợp những phẩm chất và trí tuệ giúp hồn thành cơng việc với mức độ chính xác cao. Năng lực cá nhân thể hiện qua hoạt động (năng lực giao tiếp – kỹ năng nói và tư duy – kỹ năng đặt câu hỏi và năng lực hợp tác – kỹ năng làm việc nhóm). Đảm bảo hoạt động có hiệu quả và đạt kết quả như mong muốn.

Vì vậy, khi đánh giá năng lực, người ta thường chú trọng đến kết quả đầu ra. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học cần tham khảo một số yếu tố liên quan đến kết quả đầu ra như: Kiến thức chuyên môn, kiến thức sư phạm, kỹ năng truyền đạt kiến thức cho học sinh, vận dụng các phương pháp dạy học trong giảng dạy.

1.2.3.4. Quy trình đánh giá

Theo tác giả Owen và Roger (1999): đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu

được. Quy trình đánh giá có thể bao gồm những bước sau:

Bước 1: Xây dựng các tiêu chí đánh giá (xem xét sự vật, hiện tượng dưới những góc độ nào để có được đầy đủ thơng tin về đối tượng đánh giá); Bước 2: Xây dựng các chuẩn mực (mong muốn, yêu cầu đối tượng đánh giá phải đạt được cái gì, ở mức độ nào);

Bước 3: Đo lường các thuộc tính của đối tượng đánh giá theo tiêu chí và đối chiếu với các chuẩn mực;

Bước 4: Tổng hợp và tích hợp các bằng chứng thu được để đưa ra những nhận định chuẩn xác.

Hình 1. 6. Quy trình đánh giá năng lực

Tiêu chuẩn là yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của

chuẩn nghề nghiệp giáo viên [2].

Adam Stephen (2006), đã đưa ra khái niệm về tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn đánh giá là những mơ tả về những gì người học dự kiến sẽ làm được để chứng minh kết quả học tập đã đạt được. Kết quả học tập thường được đánh giá thông qua mức ngưỡng.

Theo tác giả Johnes & Tayler (1990), “Tiêu chí” được xem như những điểm kiểm sốt và là chuẩn để đánh giá chất lượng đầu vào và quá trình đào tạo.

Theo CHEA (2001), tiêu chí là chuẩn mực để kiểm định hoặc xác nhận một trường đại học hoặc một chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định.

Tiêu chí là yêu cầu về phẩm chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn [2]. Tiêu chí là sự cụ thể hóa của chuẩn mực, chỉ ra những căn cứ để đánh

giá chất lượng. Tiêu chí có thể đo được thông qua các chỉ số thực hiện (Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh, 2003).

Mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng

lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá, mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề [2].

Đánh giá năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên [2].

Bảng 1. 3. Nội dung chuẩn nghề nghiệp Thông tư 20/2018/TT-BGD&ĐT

Tiêu chuẩn Tiêu chí

1. Phẩm chất nhà giáo. 1. Đạo đức nhà giáo

2. Phong cách nhà giáo.

2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Phát triển chuyên môn bản thân.

4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh

3. Xây dựng môi trƣờng giáo dục. 8. Xây dựng văn hóa nhà trường

9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

10. Thực hiện và xây dựng trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường

4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên

Tiêu chuẩn Tiêu chí

quan

12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.

15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Nguồn: Thông tư 20/2018/TT-BGD &ĐT.

1.2.3.5. Các phương thức đánh giá

Có rất nhiều phương thức đánh giá có thể vận dụng để đánh giá năng lực dạy học của giáo viên.

* Đánh giá qua quan sát

Quan sát là ghi chép mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mơ tả nhằm mơ tả, phân tích, nhận định và đánh giá về văn hóa, mơi trường, trường học, sự tương tác giữa con người với con người. Trong q trình dạy học thì đó là quan sát sự tương tác giữa GV với HS, giữ HS với HS.

Quan sát sử dụng khi cần biết năng lực dạy học của giáo viên; cần cung cấp thơng tin định tính để bổ sung cho các thông tin định lượng trong điều tra, thu thập minh chứng để đánh giá các tiêu chí. Phương pháp này thường được các cấp quản lí, ban giám hiệu nhà trường sử dụng.

Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, hành vi, kĩ năng thực hành cũng như cách giải quyết vấn đề trong một tình huống cụ thể.

* Đánh giá qua hồ sơ

Hồ sơ giảng dạy là tài liệu lưu trữ kế hoạch dạy có thể sử dụng để xác định và điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên. Hồ sơ dạy học quan trọng đối với mỗi giáo viên, giáo viên có thể lưu trữ giáo án, các đề kiểm tra của học sinh, điểm kiểm tra của học sinh. Qua đó, giáo viên có thể tự đánh giá về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, nắm bắt được tình hình học tập của học sinh và điều chỉnh quá trình dạy học phù hợp.

* Đánh giá đồng đẳng

Đánh giá đồng đẳng là quá trình đánh giá được thực hiện bởi các giáo viên giảng dạy cùng chuyên môn, cùng độ tuổi học sinh sẽ cùng đánh giá các công việc lẫn nhau. Giáo viên đánh giá chéo nhau dựa trên các tiêu chí đã được định sẵn. Phương pháp đánh giá này dùng để hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy.

* Đánh giá qua các bài nghiên cứu khoa học, bài báo

Là một hình thức nghiên cứu khoa học do một giáo viên hoặc một nhóm giáo viên thực hiện về một đề tàu nghiên cứu liên quan đến giáo dục, kĩ năng giảng dạy, thực trang các vấn đề ở trường học, … có đánh giá, có đề xuất ý tưởng cải tiến.

* Đánh giá thơng qua nhìn lại q trình (Tự đánh giá)

Tự đánh giá trong dạy học là phương pháp đánh giá mà giáo viên tự liên hệ đến phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình dạy học. Giáo viên sẽ tự đánh giá sự tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi hay điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.

Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến một phương thức đánh giá là giáo viên tự đánh giá thông qua phiếu hỏi.

trung cấp trong văn bản số 462 của Bộ Giáo dục & Đào tạo có đưa ra khái niệm về tự đánh giá. Tự đánh giá là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất, cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục [17].

Như vậy, đối với việc đảm bảo chất lượng dạy học của giáo viên thì tự đánh giá là một trong những phương thức, hoạt động đánh giá năng lực giảng dạy của GV. Thơng qua việc tự đánh giá, GV sẽ nhìn nhận lại và có cơ hội để hồn thiện và phát triển bản thân mình. Hay nói cách khác, tự đánh giá là phương tiện để từng cá nhân GV xác định năng lực và hiệu quả dạy học của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)