CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên một số nước trên thế giới
Mục tiêu nâng cao chất lượng giáo viên, chất lượng đầu ra và chất lượng nhà trường đã trở thành chính sách hàng đầu của các nhà chính trị, từ đó ra đời nhiều báo cáo về giảng dạy, đào tạo sư phạm và nghề nghiệp (Cumming & Jassman, 2003). Do đó, chuẩn đã trở thành yêu cầu tất yếu đối
với chương trình giáo dục dựa trên chuẩn để đánh giá mọi mặt của một giáo viên cần có.
Để giúp người học có cơ hội hịa nhập với nền kinh tế và xã hội của thế kỉ XXI, việc xây dựng và phát triển những tiêu chuẩn về năng lực giảng dạy của giáo viên trở thành nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong nền giáo dục nói chung của toàn thế giới. Từ năm 2008 đến 2010, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) đã tiến hành thực hiện một dự án nghiên cứu đánh giá sự phát triển về chuẩn năng lực giảng dạy của 11 nước trong khu vực “SEAMEO INNOTECH REGIONAL EDUCATION PROGRAM (SIREP)”. Các nước tham gia trong chương trình này gồm có: Thailand, Cambodia, Lao, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Philippines, Singapore, Brunei, Timor-Leste, Viet Nam. Các nước thành viên của Tổ chức SEAMEO đã được mời đến góp ý về chính sách giáo dục, các tiêu chuẩn, chương trình xây dựng năng lực giảng dạy. Đồng thời, triển khai và tổ chức các hoạt động đánh giá năng lực giảng dạy. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn năng lực giảng dạy cho giáo viên trên tồn khu vực Đơng Nam Á có nhiều sự tương đồng, gồm nhiều các lĩnh vực chung sau:
Về đặc điểm cá nhân, nhóm nghiên cứu đề cập đến những đặc điểm cá nhân của giáo viên như: làm việc đúng giờ giấc, chịu trách nhiệm trong cơng việc của mình.
Về kỹ năng nghề chun nghiệp, nhóm nghiên cứu đã đề cập đến các nội dung: tổ chức các hoạt động dạy học hoặc giáo dục, quản lý lớp học, đánh giá người học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Về kiến thức chun mơn, nhóm nghiên cứu đề cập đến khả năng làm chủ bài giảng hay mơn học và phương pháp giảng dạy, hình thức giảng dạy.
Các giá trị và tiêu chuẩn về đạo đức cá nhân hay nghề nghiệp, nhóm nghiên cứu đề cập đến các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân và nghề nghiệp, xác
định mơ hình giáo viên là tấm gương đạo đức tốt trong trường học và xã hội cộng đồng.
Về phát triển chuyên mơn và học tập suốt đời, nhóm nghiên cứu đề cập đến các hoạt động phát triển chuyên môn và học tập suốt đời để giáo viên cần thực hiện như: tham gia vào các hoạt động, các tổ chức giáo viên chuyên nghiệp, và các yếu tố khác thể hiện mong muốn nâng cao năng lực dạy học.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Anh đưa ra cấu trúc 3 lĩnh vực đó là: kiến thức và hiểu biết nghề nghiệp, phẩm chất nghề nghiệp và những kĩ năng nghề nghiệp theo 5 giai đoạn phát triển: (i) Chuẩn QTS (qualified teacher stutus) – xác định những yêu cầu đối với giáo viên vừa đi làm. Giáo viên ở giai đoạn đầu này chưa địi hỏi đáp ứng tồn bộ các tiểu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên; (ii) Chuẩn C (Core) – giành cho các giáo viên kết thúc một năm tập tự. Đây là giai đoạn cơ bản; (iii) Chuẩn (Post threshold teacher) – xác định yêu cầu đối với những giáo viên đang làm việc ở giai đoạn phát triển. Đây là giai đoạn giáo viên đã lành nghề; (iv) Chuẩn E (Excellent teachers) – xác định các yêu cầu với những giáo viên ưu tú; (v) Chuẩn AST (Advanced Skills teachers) – xác định các yêu cầu với những giáo viên đầu đàn (Hart, 1994). Các yêu cầu về kiến thức hiểu biết nghề, thái độ và kĩ năng nghề nghiệp của giáo viên được đề cập sâu hơn và phát triển tăng dần ở mỗi giai đoạn và bao gồm cả những yêu cầu đặt ra ở giai đoạn trước đó.
Năm 2011, Vụ Giáo dục của Anh đưa ra bộ chuẩn giáo viên và mới bắt đầu được thực hiện từ năm 2013 (Biemans and et al, 2004). Cấu trúc xây dựng của chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 2 thành tố: Thành tố 1 bao gôm các yêu cầu về dạy học và thành tố 2 bao gồm các yêu cầu về đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, các yêu cầu về năng lực dạy học gồm:
(i) Thúc đẩy kết quả sự tiến bộ của học sinh;
(ii) Đặt kì vọng cao khuyến khích và tạo thách thức cho học sinh; (iii) Thiết kế và thực hiện các giờ học tốt;
(iv) Thể hiện tốt kiến thức về chương trình và mơn học;
(v) Sử dụng linh hoạt các loại hình, cơng cụ, kết quả đánh giá;
(vi) Dạy học linh hoạt đáp ứng các điểm mạnh và nhu cầu của tất cả học sinh;
(vii) Quản lí hành vi học sinh đảm bảo mơi trường học tập an tồn và thân thiện;
(viii) Làm tròn các trách nhiệm nghề nghiệp giáo viên.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Úc được xây dựng với 7 tiêu chuẩn dựa trên 3 lĩnh vực: hiểu biết nghề, kỹ năng nghề, thái độ nghề. Trong đó, hiểu biết nghề có 2 tiêu chuẩn (Hiểu học sinh và hiểu biết học sinh như thế nào; Hiểu nội dung môn học và biết cách dạy như thế nào), kĩ năng nghề gồm 3 tiêu chuẩn (Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học hiệu quả; Tạo dựng và duy trì mơi trường học tập an tồn; Đánh giá phản hồi và báo cáo kết quả học tập của học sinh), thái độ nghề gồm 2 tiêu chuẩn (Tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng nghề; Cam kết nghề nghiệp với đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng) (ACARA, 2013).
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của bang New Jersey – Hoa kỳ.
Chuẩn nghề nghiệp GV của bang New Jersey bao gồm 10 chuẩn: Tiêu chuẩn 1: Kiến thức môn học
Tiêu chuẩn 2: Sự phát triển và trưởng thành của HS Tiêu chuẩn 3: Người học đa dạng
Tiêu chuẩn 4: Lập kế hoạch và chiến lược giảng dạy Tiêu chuẩn 5: Đánh giá
Tiêu chuẩn 6: Môi trường học tập Tiêu chuẩn 7: Nhu cầu đặc biệt Tiêu chuẩn 8: Giao tiếp
Tiêu chuẩn 9: Cộng tác và đối tác
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Bang New York công bố năm 2011 gồm 7 tiêu chuẩn: Hiểu biết về học sinh và việc học tập của học sinh; Hiểu biết nội dung và lập kế hoạch dạy học; Năng lực dạy học; Năng lực thiết lập môi trường học tập; Năng lực đánh gái kết quả học tập của học sinh; Trách nhiệm nghề nghiệp và sự hợp tác; Năng lực phát triển nghề nghiệp (Dierick & Dochy, 2001).
Nhìn chung, chuẩn năng lực giáo viên của một số nước trên thế giới cùng chung quan điểm chuẩn nghề nghiệp xuất phát từ chuẩn năng lực. Xu hướng ngày càng gọn nhẹ, bao quát theo hướng: chuẩn, tiêu chí ngắn gọn, nhưng chỉ báo/chỉ số có thể nhiều. Phân mức, hạng của chuẩn theo mức năng lực có thể đạt được của giáo viên.
1.1.5. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ở Việt Nam
Ngày 22 tháng 08 năm 2018 BGD & ĐT đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BGD về Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở Giáo dục phổ thông. Năng lực giáo viên được xây dựng với 5 tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục.
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Tiêu chuẩn và tiêu chí được đánh giá theo 3 mức độ:
Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được
giao trong dạy học và giáo dục học sinh theo quy định;
Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi
mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ
cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.
1.1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dạy học của giáo viên.
Trong giáo dục, hiệu quả giảng dạy của giáo viên được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Để nâng cao năng lực giáo viên, nhiều nhà nghiên cứu đồng quan điểm rằng cần tìm hiểu những yếu tố tác động đến công tác giảng dạy của giáo viên để từ đó có những đề xuất giải pháp phù hợp. Hattie (2009, 2012) đưa ra 4 yếu tố tác động đến hiệu quả của việc dạy học gồm có:
(1) GV (kiến thức và năng lực nghề nghiệp của giáo viên, đặc điểm môn học, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm, đặc điểm nhân cách cá nhân).
(2) Chất lượng giờ dạy (khả năng điều khiển giờ học, chất lượng quá trình dạy và học, chất lượng tài liệu dạy – học).
(3) Hoạt động học tập của học sinh (thời gian học trên lớp, hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp).
(4) Chất lượng, hiệu quả đầu ra (năng lực chung và năng lực riêng biệt, hiệu quả giáo dục).
Bốn yếu tố nêu trên chịu sự chi phối của yếu tố bối cảnh: Điều kiện văn hóa – xã hội – lịch sử, đặc điểm nhà trường và lớp học, các chuẩn mực về năng lực cần đạt trong chương trình mơn học, các mục tiêu giáo dục, tiêu chuẩn chất lượng trường.
Nguyễn Kim Hồng và cộng sự (2016) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dạy học tích hợp của giáo viên gồm có: (i) Nhận thức của GV và các lực lượng sư phạm – xã hội. (ii) Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. (iii) Môi trường dạy học trong nhà trường. Trong đó, yếu tố thứ nhất là yếu tố đóng vai trị quan trọng.
Nguyễn Đức Minh và cộng sự (2015) cũng cho rằng, để hình thành và phát triển năng lực của học sinh phổ thông, GV cần chú trọng đến các yếu tố:
nhận thức; thực hiện hoạt động; tình cảm, động cơ và kinh nghiệm làm việc; hoàn cảnh thực tế trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, Phạm Hồng Quang (2013) chỉ ra rằng, NL giảng dạy của GV phổ thông chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố: am hiểu lý luận dạy học hiện đại, duy trì tính tích cực trong giảng dạy; sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp; Cải tiến hình thức học trên lớp theo hướng đa dạng học. Năng lực giảng dạy chịu tác động nhỏ từ các yếu tố: Tổ chức cuộc thi, kịch phục vụ mơn học; Có phịng tư liệu bộ môn, Xuất bản ấn phẩm do học sinh tạo ra hoặc sưu tầm; có phịng tư liệu bộ mơn (Phạm Hồng Quang, 2013). Nhận thức của cán bộ quản lí các cấp về sự phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ là cần thiết; văn hóa học tập; hạ tầng công nghệ thông tin (Nguyễn Thị Kim Dung, Đỗ Thị Thuận, 2017). Ngoài ra, các yếu tố khách quan từ môi trường như: Cơ sở vật chất phục vụ dạy học; mơi trường làm việc của giáo viên; chính sách lương, thưởng, đãi ngộ với người dạy học (Nguyễn Văn Lượt, 2012A, 2012B).
Nhìn chung, những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dạy học của giáo viên đều có ý kiến chủ quan và khách quan. Muốn nâng cao năng lực giảng dạy của GV, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng này.
Trong nghiên cứu này đưa ra các tiêu chí đánh giá về mức độ ảnh hưởng của giáo viên tiểu học với các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dạy học:
- Yếu tố chủ quan + Trình độ đào tạo
+ Thâm niên cơng tác, kinh nghiệm giảng dạy. + Hồn cảnh sống của giáo viên
- Yếu tố khách quan
+ Cơ sở vật chất, thiết bị lớp học . + Khả năng nhận thức của học sinh + Người quản lý.
+ Sự ủng hộ của cha mẹ học sinh.
1.2. Cơ sở lý luận của nghiên cứu
1.2.1. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
1.2.1.1. Năng lực
Năng lực là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ sẵn có của một cá nhân, một tổ chức để thực hiện thành cơng nhiệm vụ (DeSeCo, 2002). Có rất nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về khái niệm năng lực (NL) tùy vào mục đích sử dụng và bối cảnh sử dụng cụ thể.
Nhà tâm lý học Pháp Tremblay (2002) đưa quan điểm dựa trên tiếp cận học tập suốt đời rằng “Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” (Tremblay, 2002).
John Erpenbeck và Heyse (1999) nghiên cứu về năng lực cho rằng cơ sở để xây dựng năng lực dựa vào thiết lập qua giá trị, tri thức, cấu trúc như các khả năng hình thành qua trải nghiệm hay củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực qua ý chí (Erpenback & Heyse, 1999, tr.5).
Giáo sư Tiến sỹ Phạm Minh Hạc viết trong cuốn Tâm lý học: “Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động”.
Theo Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (2001): NL là tổng hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hồn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng (2010) đưa ra quan điểm: “Năng lực (competency) là tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình
độ thực tế của hoạt động. Năng lực có cấu trúc phức tạp, song những thành tố cơ bản của nó chỉ gồm tri thức, kỹ năng và hành vi biểu cảm (thái độ)”.
Theo tác giả Hồng Hịa Bình (2015) quan điểm rằng năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn có và qua trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể.
Hình 1. 3. Mơ tả cấu trúc năng lực theo Hồng Hịa Bình (2015)
Cấu trúc của năng lực với 3 mức độ: Nhận thức – phần nổi, tiền nhận thức – phần giữa, không nhận thức – phần dưới. Cấu trúc năng lực được thể hiện:
Bảng 1. 4. Mơ hình tảng băng về cấu trúc năng lực Sigmund Freud
Hành động (behavior) Hành vi (Quan sát được) Suy nghĩ (Thoughts) Kiến thức Kỹ năng Thái độ
Chuẩn, giá trị, niềm tin Tính sẵn sàng
(willing)
Động cơ Nét nhân cách Phẩm chất
Nguồn: Sái Cơng Hồng (2017) Giáo trình kiểm tra đánh giá trong dạy học.
nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học cũng đã đưa ra quan điểm về năng
lực: “NL là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong thực tiễn”. [15]
Từ những khái niệm về NL của các nhà khoa học ta có thể thấy, NL được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể và liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp để cá nhận có thể tham gia một lĩnh vực nào đó đạt hiệu quả tốt nhất. Như vậy, xét ở góc độ này, người có năng lực ở lĩnh vực nào thì nhất định phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực ấy, có thái độ tích cực để vận dụng tri thức kỹ năng hiệu quả vào các hoạt động.
Từ những định nghĩa trên, nghiên cứu này rút ra được khái niệm: Năng
lực là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng học được hoặc khả năng sẵn có của cá nhân nhằm vận dụng vào tình huống cụ thể để giải quyết hiệu quả vấn đề đảm bảo linh động và phù hợp với hoàn cảnh trong cuộc sống và xã hội. 1.2.1.2. Năng lực nghề nghiệp.
Năng lực nghề nghiệp là kỹ năng và kiến thức của các thành viên trong một tổ chức nhằm thực hiện thành cơng một cơng việc nào đó theo nghề nghiệp họ đang làm. Hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp được thực