Bài tập hóa học phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phần nguyên tố lưu huỳnh – hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh (Trang 25 - 30)

cho học sinh

Theo các tài liệu [14], [20], [28] tơi nhận thấy:

1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học

Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thơng, BTHH giữ vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nó vừa là mục đích vừa là nội dung lại vừa là PPDH hiệu nghiệm. BTHH không những cung cấp cho HS kiến thức, giúp HS củng cố kiến thức đã học mà còn tạo niềm vui, hứng thú đối với q trình học tập mơn học.

Vậy bài tập là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, bài tập là bài ra cho HS làm để vận dụng điều đã học. BTHH là một nhiệm vụ (gồm câu hỏi hoặc bài toán) liên quan đến hóa học mà HS phải sử dụng các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân để hồn thành.

Trong q trình dạy học, BTHH có những ý nghĩa và tác dụng to lớn được thể hiện ở các mặt sau:

- Đối với HS, BTHH là phương pháp học tập trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hiệu quả và khơng có gì thay thế giúp học sinh nắm vững kiến thức hóa học, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối lượng kiến thức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho HS.

- Đối với GV, BTHH là phương tiện, là nguồn kiến thức để hình thành khái niệm hóa học, phát hiện tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học, cụ thể là:

+ Bài tập hóa học dùng để mơ phỏng một tình huống thực tế đời sống để HS vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề của thực tế đặt ra.

+ Sử dụng bài tập để tạo tình huống có vấn đề kích thích hoạt động tư duy tìm tịi sáng tạo và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Vận dụng kiến thức hóa học một cách sáng tạo có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt ra có liên quan đến hóa học.

1.4.2. Phân loại bài tập hóa học

Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hóa học khác nhau, ứng với mỗi cơ sở phân loại có các dạng bài tập tương ứng:

- Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh: bài tập lý thuyết, bài tập thực nghiệm. - Dựa vào tính chất của bài tập : bài tập định tính, bài tập định lượng.

- Dựa vào mục đích dạy học: bài tập ơn tập, bài tập kiểm tra, bài tập luyện tập.

- Dựa vào loại kiến thức trong chương trình: dung dịch, điện hóa, động hóa, phản ứng oxi- hóa khử…

- Dựa vào kỹ năng, phương pháp giải bài tập: lập công thức, hỗn hợp, tổng hợp chất, xác định cấu trúc,…

- Dựa vào mức độ kiến thức: bài tập cơ bản, bài tập tổng hợp. - Dựa vào hình thức: bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm.

- Dựa vào mức độ nhận thức có thể có BTHH: hiểu, biết, vận dụng, sáng tạo. Tuy nhiên các cách phân loại trên khơng có ranh giới rõ rệt. Tùy theo mục đích dạy học mà lựa chọn cách phân loại BTHH thích hợp.

1.4.3. Bài tập định hướng phát triển năng lực

1.4.3.1. Khái niệm bài tập định hướng phát triển năng lực

Bài tập định hướng phát triển năng lực là BT chú trọng đến sự vận dụng những hiểu biết riêng lẻ, khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với cuộc sống. Các dạng bài tập dùng để đánh giá trình độ HS quốc tế PISA là những ví dụ điển hình về dạng BT định hướng phát triển năng lực.

1.4.3.2.Đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực

Trong công cuộc đổi mới giáo dục, từ nền giáo dục theo định hướng nội dung chuyển sang nền giáo dục theo định hướng năng lực đòi hỏi bài tập cũng phải thay đổi theo định hướng phát triển năng lực để phù hợp với nền giáo dục.

Một số đặc điểm của BT định hướng phát triển năng lực [2]:

- Yêu cầu của bài tập: Có mức độ khó khác nhau; mơ tả tri thức và kỹ năng yêu cầu; định hướng theo kết quả.

- Hỗ trợ học tích lũy: Liên kết các nội dung qua suốt các năm học; làm nhận biết được sự gia tăng của năng lực; vận dụng thường xuyên cái đã học.

- Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập: chẩn đốn và khuyến khích cá nhân; tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân; sử dụng sai lầm như là cơ hội.

- Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn: Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở; thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thơng minh); thử các hình thức luyện tập khác nhau.

- Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp: Tăng cường năng lực xã hội thơng qua làm việc nhóm; lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức.

- Tích cực hóa hoạt động nhận thức: Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng; kết nối với kinh nghiệm đời sống; phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề.

- Có những con đường và giải pháp khác nhau: Ni dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp; đặt vấn đề mở; độc lập tìm hiểu; khơng gian cho các ý tưởng khác thường; diễn biến mở của giờ học.

- Phân hóa nội tại: Con đường tiếp cận khác nhau; phân hóa bên trong; gắn với các tình huống và bối cảnh.

1.4.3.4. Các bậc trình độ trong bài tập định hướng năng lực

Theo [2] về phương diện nhận thức, người ta chia các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận tương ứng như sau:

Các mức quá trình Các bậc trình độ nhận thức Các đặc điểm 1. Hồi tưởng thông tin Tái hiện Nhận biết lại

- Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức khơng thay đổi.

Tái tạo lại - Tái tạo lại cái đã học theo cách thức không thay đổi. 2. Xử lý thông tin Hiểu và vận dụng Nắm bắt ý nghĩa Vận dụng - Phản ánh đúng bản chất, ý nghĩa cái đã học. - Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự.

3. Tạo thơng tin

Xử lí, giải quyết vấn đề

- Nghiên cứu có hệ thống và bao qt một tình huống bằng những tiêu chí riêng.

- Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới.

- Đánh giá một hồn cảnh, tình huống thơng qua những tiêu chí riêng

 Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng phát triển năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng:

- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng phát triển năng lực.

- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình

huống khơng thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ

năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.

- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.

- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con

đường giải quyết khác nhau.

1.4.4. Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực cho học sinh

1.4.4.1. Sử dụng bài tập hóa học trong q trình nghiên cứu và hình thành kiến thức mới

Trong một bài lên lớp, GV cần sử dụng một hệ thống các BTHH theo các mức độ tư duy để tổ chức và định hướng cho việc nghiên cứu, đồng thời hình thành kiến

thức, kỹ năng và phát triển kiến thức của HS. Thông thường, trong một bài học, GV cần chuẩn bị các câu hỏi ở các dạng sau ứng với các giai đoạn dạy học.

- Giai đoạn 1: Sử dụng các câu hỏi vấn đáp gồm các bài tập lý thuyết hoặc thực hành ở mức độ hiểu, biết và vận dụng các kiến thức cũ có liên quan đến bài mới. - Giai đoạn 2: Sử dụng các bài tập tương đối dễ, ở mức độ biết và hiểu để dẫn dắt HS tìm tịi, tiếp thu kiến thức mới.

- Giai đoạn 3: Sau khi đã nghiên cứu tương đối đầy đủ các nội dung kiến thức cần lĩnh hội, chúng ta có thể cho HS làm một số bài tập ở mức độ vận dụng để các em nắm vững và khắc sâu kiến thức, đồng thời cũng giúp cho HS hệ thống được các kiến thức đã tiếp thu và tổng kết bài học.

Bài tập để nghiên cứu và hình thành kiến thức mới thường là các câu hỏi và bài tập nhỏ được thiết kế trong các phiếu học tập dùng kèm với giáo án.

1.4.4.2. Sử dụng bài tập hóa học khi củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo

Khi kết thúc mỗi bài học thì việc đưa ra một hệ thống bài tập là vô cùng quan trọng. Quá trình làm bài tập trước tiên sẽ giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, nhờ đó các em sẽ nhớ bài học được lâu và sâu sắc hơn. Sau đó, nó giúp các em vận dụng những gì đã học để giải quyết các vấn đề, các tình huống thực tế mà thơng qua đó, các em sẽ hình thành được các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Thông thường, các bài tập này thường được đưa ra ngay sau khi kết thúc việc nghiên cứu bài mới để các em củng cố và vận dụng kiến thức hoặc được giao cho các em hoàn thành dưới dạng bài tập về nhà.

1.4.4.3. Sử dụng bài tập hóa học khi ơn tập, hệ thống hóa kiến thức

Khi ơn tập, hệ thống hóa kiến thức ta có thể sử dụng các BT có nội dung bao quát, tổng hợp được nhiều nội dung kiến thức của chương.

Để làm các dạng BT trên, HS không những phải nắm vững các đơn vị kiến thức riêng lẻ mà còn phải tìm ra, thiết lập được các mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Nhờ đó, các em có thể hệ thống hố kiến thức, hiểu vấn đề một cách sâu sắc và ghi nhớ chúng.

1.4.4.4. Sử dụng bài tập khi kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá có thể tiến hành ở các giai đoạn của quá trình dạy học và dưới

kiểm tra tự luận hoặc kiểm tra trắc nghiệm khách quan, …). Tùy vào mục đích và đối tượng HS mà chúng ta có thể sử dụng bài tập ở cả 4 mức độ nhận thức và tư duy với tỉ lệ khác nhau.

Kiểm tra là một trong những cách thu nhận thơng tin phản hồi chính xác nhất. Thơng qua kết quả kiểm tra, GV có thể đánh giá HS một cách tồn diện về năng lực tư duy của học sinh. Thơng qua đó, GV gợi ý cho HS những thiếu sót, những lỗ hổng kiến thức để HS bổ sung, khắc phục.

Đồng thời, GV cũng điều chỉnh lại phương pháp dạy học của mình để phù hợp với các đối tượng khác nhau

Nếu nắm được sự phân loại các kiểu điển hình và các quy luật biến hóa (dọc và ngang) của bài tập, GV có thể biên soạn những bài tập mới bằng cách vận dụng những quy luật biến hóa trên. Tùy theo yêu cầu sư phạm, ta có thể phức tạp hay đơn giản hóa bài tập, soạn những bài tập có độ khó tăng dần, có chứa đựng những yếu tố giúp rèn luyện những kĩ năng riêng biệt nào đó.

1.5. Thực trạng sử dụng bài tập hóa học và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong q trình dạy học hóa học ở một số trƣờng THPT ở tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phần nguyên tố lưu huỳnh – hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh (Trang 25 - 30)