Nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phần nguyên tố lưu huỳnh – hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh (Trang 43)

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT vận dụng kiến thức cho học sinh THPT

Việc lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình,

chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển NLVDKTHH cho HS.

Nguyên tắc 2: BTHH thực tiễn phải đảm bảo nội dung dạy học, đồng thời

phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại.

Nguyên tắc 3: BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS.

Nguyên tắc 4: BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính sư phạm: Các tình huống

thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hoá học phổ thơng trong chương trình, nên khi xây dựng BTHH thực tiễn cho HS phổ thơng cần phải có bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải BTHH thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của HS.

Nguyên tắc 5: BTHH thực tiễn phải có tính hệ thống, logic: Các BTHH thực

tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng BTHH thực tiễn.

2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT thức cho học sinh THPT

Theo [6] và thực tiễn dạy học, bài tập thực tiễn được xây dựng theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn nội dung học tập, hiện tượng, bối cảnh, tình huống thực tiễn. Bước 2: Xác định mục tiêu GD của đơn vị kiến thức, xây dựng mâu thuẫn nhận

thức từ bối cảnh/tình huống lựa chọn và xác định các điều kiện (kiến thức, kĩ năng,…) cần thiết để giải quyết mâu thuẫn này.

Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu

Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra tính chính xác, khoa học theo tiêu chí

BT định hướng năng lực.

Bước 5: Chỉnh sửa

BT đã xây dựng cần cho kiểm tra thử và chỉnh sửa sao cho hệ thống BT đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tiễn, phù hợp với trình độ của HS và mục tiêu giáo dục của mơn học.

Bước 6: Hồn thiện và sắp xếp hệ thống bài tập

2.3. Hệ thống bài tập phần nguyên tố lƣu huỳnh - Hóa học 10 nâng cao để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh

2.3.1. Hệ thống bài tập hóa học phần nguyên tố lưu huỳnh – Hóa học 10 nâng cao cao

2.3.1.1 Hệ thống bài tập tự luận phần nguyên tố lưu huỳnh – Hóa học 10 nâng cao

BÀI TẬP VỀ LƢU HUỲNH, HIĐRO SUNFUA & MUỐI SUNFUA

Câu1: Thuốc nổ đen là loại thuốc nổ đầu tiên do người Trung Quốc tạo ra. Thành

phần của thuốc nổ đen: 74,64% kali nitrat, 13,51% bột cacbon, 11,85% lưu huỳnh. Phản ứng cháy của hỗn hợp này xảy ra thu được các sản phẩm: K2S, N2, CO2

a, Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và xác định các chất khử, chất oxi hóa. b, Trong thực tiễn, thuốc nổ đen được sử dụng trong lĩnh vực nào?

c, Thuốc nổ đen được sử dụng trong sản xuất pháo, tiếng nổ của pháo gây ra bởi quá

trình nào?

Câu 2: Thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện bình

thường. Tuy nhiên nó dễ bị “hịa tan” trong khơng khí tạo thành hơi thủy ngân rất độc hại và dễ xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường hô hấp, kể cả thấm qua da theo các tuyến thể, chân lông.

Trong thời gian ngắn, sau khi con người bị hít phải một lượng lớn hơi thủy ngân sẽ bị ngộ độc. Thoạt đầu, ta có cảm giác thấy mùi kim loại trong miệng, sau đó đau đầu, chóng mặt, lợm giọng, nơn ọe, tồn thân đau mỏi, uể oải, lạnh bụng vị hàn

a, Trong phịng thí nghiệm nếu thủy ngân bị rơi vãi hoặc nhiệt kế thủy ngân bị vỡ,

em sẽ xử lý như thế nào? Giải thích cơ sở khoa học của cách làm đó?

b, Trong thực tế, khơng phải lúc nào cũng có đầy đủ hóa chất như trong phịng thí

nghiệm. Em hãy đề xuất một số biện pháp xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ ở hộ gia đình.

c, Có ý kiến cho rằng người bị ngộ độc thủy ngân cần cho uống sữa để giải độc. Ý

kiến này đúng hay sai? Giải thích?

Câu 3: Trình diễn pháo hoa từ lâu đã trở thành một trong những hoạt động không

thuốc nổ và các phụ gia đặc biệt tạo nên quang cảnh hoành tráng, màu sắc của ánh sáng đa dạng, hình khối phong phú, sinh động.

Ở phần bên dưới của pháo hoa chứa thuốc nổ đen (thuốc súng), cái cần thiết nhất để làm đủ loại pháo hoa. Thuốc nổ là một hỗn hợp bột than, lưu huỳnh và kali nitrat. Ở đầu dưới có dây dẫn lửa rất dễ cháy. Khi châm lửa vào dây dẫn này, lửa sẽ dẫn vào ống pháo đốt cháy phần thuốc nổ đen trong ống. Khi tiếp xúc với một tia lửa, hỗn hợp này bị đốt cháy, nhiệt độ sẽ tăng lên, và một lượng lớn các chất khí sẽ được sinh ra, chính lượng lớn khí này sẽ tạo áp lực đẩy phần pháo bơng bên trên bay lên. Sự đốt cháy kích hoạt phụ gia là chất tạo màu sắc, phát sáng trên bầu trời tạo hiệu quả mong muốn. Hiện tượng các tia lửa cháy sáng có màu sắc rực rỡ trên bầu trời là do các muối của kim loại khác nhau cháy ở nhiệt độ cao có thể sinh ra.

a, Em hãy cho biết vai trò của lưu huỳnh và của thuốc nổ đen trong pháo hoa? b, Khi đốt pháo hoa sinh ra rất nhiều khói và bụi. Theo em đốt pháo hoa có gây ơ

nhiễm mơi trường khơng? Các chất nào sẽ có trong khói bụi của pháo hoa?

Câu 4: Ngày 16/10/2017, trên báo dân trí đã đưa tin về vụ việc liên quan đến việc

hơn 30 vạn tấn lưu huỳnh được để lộ thiên tại cảng Hồng Diệu – Hải Phịng. Theo ghi nhận của phóng viên vào lúc trưa nay (16/10), tồn bộ số lưu huỳnh dạng hạt này được tập kết ngay sát cầu cảng và vẫn đang được bốc xúc để vận chuyển đi. Lưu huỳnh được chất thành 2 đống cao như núi và khơng có bạt che phủ. Xung quanh khu vực tập kết lưu huỳnh này được chắn bởi bê tông, các bao, bịch nhằm hạn chế việc lưu huỳnh tràn ra ngồi. Qua quan sát có thể thấy những hạt lưu huỳnh bị rơi vãi xuống những vũng nước mưa khơng có biểu hiện hịa tan mà vẫn giữ nguyên dạng hạt.

a, Theo em lưu huỳnh được bảo quản như vậy có đúng cách khơng? Có gây nguy

hại đối với con người và mơi trường khơng khí khơng? Vì sao?

b, Lượng lưu huỳnh rơi vãi và tràn ra ngồi được cơng nhân thu gom vào đầu giờ

sáng và hất thẳng xuống sông Cấm. Theo em hành động của cơng nhân có nguy hại như thế nào đối với môi trường nước?

http://dantri.com.vn/xa-hoi/hon-3-van-tan-luu-huynh-lo-thien-o-hai-phong-co-nguy- hai-voi-moi-truong-20171016155230245.htm

Câu 5: Trong tự nhiên, khí X có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, khí

thốt ra từ chất protein bị thối rữa .Nó là chất khí khơng màu, có mùi trứng thối và rất độc. Khi cơ thể bị ngộ độc khí X gây ra hiện tượng thiếu máu, chóng mặt, nhức đầu, xanh da,… Giới hạn nồng độ cho phép của X trong khơng khí là 0,01 mg/lit khơng khí.

a, Khí X có tên gọi là gì?

b, Em hãy giải thích tại sao khi cơ thể bị ngộ độc khí X thì gây ra hiện tượng thiếu máu. c, Khi phân tích 0,01m3 khơng khí xung quanh một bãi rác thấy có 0,024g X. Vậy khơng khí xung quanh bãi rác này có bị ơi nhiễm hay khơng?

Câu 6: Trong thực tế, để xác định hàm lượng H2S có trong mẫu nước người ta làm như

sau:

Bước 1: H2S trong mẫu nước tạo kết tủa màu vàng với dung dịch CdCl2 Bước 2: Hòa tan kết tủa thu được ở trên bằng dung dịch I2 có lẫn HCl PTHH: CdS + I2 + HCl → CdCl2 + S + HI

Bước 3: Lượng iot thừa được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch Na2S2O3 tiêu chuẩn và hồ tinh bột được dùng làm chất chỉ thị

PTHH: I2 + Na2S2O3 (hồ tinh bột) → Na2S4O6 + NaI (hồ tinh bột) ( màu xanh) ( không màu)

a, Em hãy viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở bước 1.

b, Em hãy cân bằng phương trình hóa học của các phản ứng ở bước 2, bước 3 và

xác định các chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng.

c, Lấy 50 ml nước thải cho đi qua bình đựng lượng dư dung dịch CdCl2 thu được

CdS kết tủa màu vàng. Sau đó hịa tan kết tủa hồn tồn kết tủa thu được vào ống đựng 10 ml dung dịch I2 0,0105 M và HCl dư để oxi hóa CdS thành S. Lượng I2 dư phản ứng với lượng vừa đủ 12,75 ml dung dịch Na2S2O3 0,01154M. Tính hàm lượng H2S (mg/lit) có trong nước thải.

Câu 7: Biogas là khí sinh học được sinh ra nhờ q trình phân giải các chất thải

hữu cơ chăn ni trong mơi trường kỵ khí ( khơng có khơng khí). Vi sinh vật phân huỷ và sinh ra khí gồm: metan (CH4 50 - 70%), cacbon dioxit (CO2 25 - 50%), nitơ (N2)…và H2S dù chỉ chiếm lượng nhỏ 0 – 3% nhưng lại được quan tâm và xử lí trước khi sử dụng khí biogas để đun nấu, thắp sáng,…

a, Vì sao cần phải xử lí khí hiđro sunfua trước khi sử dụng khí biogas?

b, Trong thực tế, để xử lí khí hiđro sunfua có lẫn trong khí biogas một cách đơn

c, Ngồi cách trên người ta cịn xử lí khí hiđro sunfua bằng phoi sắt. Trước đó

người ta phơi phoi sắt ngồi khơng khí một thời gian, rồi đưa vào thiết bị lọc. Khí biogas được dẫn qua thiết bị lọc này để loại bỏ khí hiđro sunfua. Em hãy giải thích cách làm trên và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

d, Theo bản tin chuyển động 24h của VTV ngày 12/05/2017 đã đưa tin về vụ việc 3

nạn nhân tử vong do ngạt khí hầm biogas tại xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Khi kiểm tra hầm biogas, để tránh nhưng tai nạn đáng tiếc xảy ra như trên, chúng ta cần phải làm gì?

Câu 8: Tại sao đất ở những vùng có quặng pirit thường bị chua? Nước giếng khoan

ở vùng này thường có hiện tượng gì? Sử dụng nước giếng này gây tác hại gì?

Câu 9: Trong cơng nghiệp các nhà máy thường được xây gần nhau tạo thành một

hệ thống liên hợp, sản phẩm của ngành này lại là nguyên liệu cho ngành khác. Nếu khi ta sản xuất gang từ quặng pirit thì sẽ sinh ra một lượng lớn SO2, có thể thu lượng SO2 này để đưa sang sản xuất axit sunfuric. Vậy tại sao thực tế sản xuất gang người ta ít dùng quặng pirit?

Câu 10: Nước suối khống nóng là một tài nguyên thiên nhiên quí giá mà thiên

nhiên ban tặng cho con người. Ở nước ta đã phát hiện nhiều suối nước khống nóng như Kim Bơi – Hịa Bình, Tun Quang… đã được khai thác, tạo các khu nghỉ dưỡng phục vụ cho sức khỏe. Tắm ở suối nước nóng có thể chữa được một số bệnh ngoài da, bệnh viêm khớp và giảm mệt mỏi. Hãy cho biết:

a, Trong suối nước nóng có những chất gì? Thành phần nào có tác dụng chữa các

bệnh ngồi da?

b, Vì sao quần áo ngâm trong suối nước nóng lại nhanh bị hỏng? Câu 11:

a, Chúng ta đã biết bạc khơng tác dụng trực tiếp với oxi khơng khí. Vậy tại sao các

đồ dùng bằng bạc sau một thời gian sẽ bị xỉn màu?

b, Tại sao sau khi đi tắm ở các suối nước nóng về, các đồ trang sức bằng bạc thường

bị xỉn màu. Có những cách nào để làm cho đồ dùng bằng Ag trắng sáng trở lại?

Câu 12: Hãy giải thích tại sao những bức tranh cổ ( vẽ bằng bột chì, thành phần

Câu 13: X là muối của kim loại hóa trị (I) với axit sunfuhidric. X có nhiều ứng

dụng trong thực tế như: dùng làm chất khử trong công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, dùng làm chất rụng lông gia súc trong công nghiệp thuộc da động vật.

a, X là muối nào biết rằng nếu cho 7,8 gam muối này tác dụng với dung dịch

Pb(NO3)2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa màu đen.

b, Trong công nghiệp để sản xuất X người ta dùng cacbon khử Na2SO4 ở nhiệt độ

cao. Em hãy viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

BÀI TẬP VỀ OXIT LƢU HUỲNH VÀ MUỐI SUNFIT

Câu 14: Ngày 25/8/2016 Công an huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, phối hợp với

Phịng Cảnh sát mơi trường, Cơng an tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến măng khô của anh Thái Bá Hào (45 tuổi, ở xóm 7, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương). Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ 2,6 tấn măng khô và 3kg bột lưu huỳnh dùng làm phụ gia trong quá trình sấy măng.

Lưu huỳnh (người dân thường gọi là diêm sinh) thường được sử dụng trong q trình sấy khơ và bảo quản măng, lưu huỳnh cháy tạo ra lưu huỳnh đioxit sẽ tiêu diệt vi khuẩn và chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn.

Trong khi đó, theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa hợp chất lưu huỳnh có nồng độ cao, lâu dài mà khơng biết sẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Nếu cấp tính, thì có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực...hoặc lưu huỳnh được đặt số lượng lớn, sử dụng khói tạo ra ở nồng độ cao nó sẽ phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axit Sunfurơ có thể gây tổn thương cho phổi, mắt thậm chí cịn gây nhiễm độc máu, suy thận…

a, Trong đoạn văn trên nói đến ảnh hưởng của hợp chất nào đến sức khỏe con

người? Hợp chất này được tạo ra như thế nào và có những tính chất hóa học nào? Viết phương trình hóa học minh họa.

b, Em hãy cho biết một số tác hại khi sử dụng hợp chất của lưu huỳnh trong chế biến và

bảo quản? Ngoài việc dùng lưu huỳnh để sấy và bảo quản măng khô, trong thực tế PP này cịn được dung trong q trình sản xuất, chế biến những sản phẩm nào khác nữa?

c, Nêu cách nhận biết, phân biệt măng khơ bình thường và măng khơ được sấy bằng

lưu huỳnh?

d, Khi chế biến các món ăn từ măng khơ, ta cần sơ chế như thế nào để loại bỏ các

độc tố có trong măng?

http://vtv.vn/phap-luat/phat-hien-hang-tan-mang-kho-uop-luu-huynh-tai-nghe-an- 2016082615211874.htm

Câu 15:

Ngày 19/07/2017 báo VTC đã đưa tin về việc nhiều loại thuốc bắc quý, hiếm dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe cho con người, để bảo quản được lâu dài, tránh ẩm mốc, nhiều người đã không ngần ngại sử dụng diêm sinh, hay còn gọi là lưu huỳnh để xông và sấy thuốc.

a, Khi sử dụng lưu huỳnh để xơng sấy thuốc, phản ứng hóa học nào đã xảy ra.

b, Theo em việc xông và sấy thuốc bằng lưu huỳnh như vậy là nên hay khơng nên?

Nó gây ảnh hưởng gì? Để giảm thiểu những ảnh hưởng đó, ta phải làm như thế nào? http://vtc.vn/thuoc-bac-ngam-luu-huynh-chua-benh-hay-u-benh-d336491.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phần nguyên tố lưu huỳnh – hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh (Trang 43)