Đánh giá kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phần nguyên tố lưu huỳnh – hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh (Trang 37)

1.5.6.1. Đánh giá kết quả điều tra học sinh

Qua tổng hợp ý kiến của 255 HS chúng tôi nhận thấy đa phần các em đều biết được vai trị cũng như lợi ích to lớn mà BTHH có nội dung thực tiễn mang lại. Tuy nhiên, HS sử dụng thời gian để làm bài tập ở nhà là chưa cao: có 143/255 HS chiếm tỉ lệ 56,08 % chỉ đầu tư dưới 1 giờ cho việc làm bài tập trước khi lên lớp; hầu hết HS sử dụng thời gian học ở nhà để làm các bài tập trong SGK, SBT và các phiếu bài tập của giáo viên. Như vậy, việc làm BTHH của HS chủ yếu là ôn luyện, củng cố lại kiến thức đã học trên lớp.

Bên cạnh đó, các số liệu điều tra cho thấy các em HS cảm thấy rất thích và hứng thú với các bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như muốn được thay thế các bài tập tính tốn khó khăn bằng các bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn. HS cũng đã biết được cách giải quyết các bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng cách sử dụng các kiến thức đã học hoặc tìm hiểu thơng qua sách báo, internet…Tuy nhiên HS không thường xuyên hoặc ít khi áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, các em vẫn cịn gặp khó khăn trong phương pháp vận dụng kiến thức, thiếu phương tiện kĩ thuật, cơ sở vật chất (101/255 HS chiếm 39,61%) và đa số ý kiến cho rằng hệ thống bài tập để vận dụng kiến thức còn hạn chế (149/255 HS chiếm 58,43%).

Qua kết quả điều tra này cho thấy HS đang cần có hệ thống bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ trong học tập của GV. Như vậy, GV cần có hệ thống bài tập và phương pháp sử dụng BTHH giúp cho HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

1.5.6.2. Đánh giá kết quả điều tra giáo viên

Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy được các GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS (56/98 GV chiếm 57,14%). Nhưng chưa chú trọng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS là do quan điểm dạy học của hầu hết GV là thi gì thì chú trọng cho HS học nội dung đó. Qua kết quả điều tra ta thấy rõ hơn điều đó. GV thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kĩ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho

kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS.

Trong q trình dạy học, các thầy/cơ hay sử dụng nội dung kiến thức và bài tập liên quan đến thức tiễn trong các giờ học hình thành nội dung kiến thức mới (54/98 GV chiếm 55,10% ); GV chưa thường xuyên đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn để HS liên tưởng và áp dụng, và các bài kiểm tra số lượng bài tập có nội dung thực tiễn còn chiếm tỉ lệ thấp. Nguyên nhân là do: tài liệu tham khảo chưa nhiều (57/98 GV chiếm 58,16%), mất thời gian tìm kiếm và biên soạn (55/98 GV chiếm 56,12%), khơng được chú trọng do khơng có trong các bài thi, bài kiểm tra (46/98 GV chiếm 46,94%). Chính vì vậy mà HS dù rất thích vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn nhưng vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lí thuyết học được với thực tế xung quanh các em.

Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để rèn luyện, nâng cao hơn nữa NLVDKT vào thực tiễn. Đó là vấn đề đặt ra mà đội ngũ GV dạy bộ mơn Hóa học cần quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong thời gian tới.

Mặt khác số lượng BTHH thực tiễn trong SGK quá ít, kiến thức lí thuyết về bài tập thực tiễn rất ít, được đưa ra chủ yếu trong phần ứng dụng khi học xong một vài chất cụ thể hoặc trong bài đọc thêm. Hơn nữa từ năm 2008 kì thi tốt nghiệp THPT cũng như thi đại học, cao đẳng, THPTQG... mơn Hóa học đã chuyển sang thi trắc nghiệm khách quan khiến cho việc sử dụng các bài tập thực tiễn bị hạn chế, khó để đánh giá kĩ năng của HS.

Qua thực trạng trên ta thấy việc lựa chọn và sử dụng BTHH để phát triển NLVDKT vào thực tiễn hiện nay chưa phù hợp với xu hướng phát triển của BTHH nói riêng và cũng chưa phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục nói chung . Vì vậy, việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng các BTHH để phát triển NLVDKT vào thực tiễn một cách hợp lí cho HS là cần thiết cho các trường THPT.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này chúng tơi đã tổng quan về những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài này: - Cơ sở lí luận về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực. - Cơ sở lí luận về năng lực của HS, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đi từ khái niệm, phân loại, cấu trúc và các phương pháp đánh giá năng lực. - Khái quát chung về BTHH (khái niệm, phân loại, cách sử dụng…) - Mối quan hệ giữa BTHH với việc phát triển NLVDKT vào thực tiễn cho HS.

- Điều tra thực trạng sử dụng bài tập hóa học để phát triển NLVDKT vào thực tiễn cho HS thông qua phiếu điều tra 98 GV và 255 HS lớp 10 ở 2 trường THPT A Thanh Liêm và B Thanh Liêm trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

. Tất cả cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài sẽ là cơ sở vững chắc để chúng tôi thực hiện chương 2 nhằm phát triển NLVDKT vào thực tiễn của HS THPT thông qua BTHH phần nguyên tố lưu huỳnh - Hóa học 10 nâng cao.

CHƢƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN

NGUYÊN TỐ LƢU HUỲNH - HÓA HỌC 10 NÂNG CAO

2.1. Phân tích mục tiêu,nội dung và cấu trúc chƣơng trình chƣơng nhóm oxi - Hóa học 10 nâng cao ở trƣờng THPT

2.1.1. Mục tiêu chương nhóm oxi, phần nguyên tố lưu huỳnh - Hóa học 10 nâng cao cao

Theo [3] chuẩn kiến thức và kĩ năng mơn Hóa học 10 nâng cao, mục tiêu chương nhóm oxi - Hóa học 10 nâng cao:

2.1.1.1. Về kiến thức

- HS trình bày được:

+ Tính chất vật lý, tính chất hóa học của các đơn chất oxi, lưu huỳnh. + Tính chất vật lí, tính chất hóa học của một số hợp chất của oxi, lưu huỳnh. + Một số ứng dụng quan trọng của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng. - HS giải thích được:

+ Tính chất của oxi, lưu huỳnh, các hợp chất của oxi, lưu huỳnh trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện và số oxi hóa.

+ HS vận dụng được các kiến thức đã học để làm các bài tập ở cuối mỗi bài học, cuối mỗi chương và các bài tập nâng cao.

2.1.1.2. Về kĩ năng

Tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ năng:

- Làm một số thí nghiệm về tính chất của O2, O3, S, H2S, SO2, H2SO4 đặc và lỗng.

- Quan sát, phân tích, tổng hợp, dự đốn tính chất… để giải thích các hiện tượng thí nghiệm và một số hiện tượng tự nhiên như ơ nhiễm khơng khí, mưa axit… - Viết phương trình hóa học, đặc biệt là phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử, chất oxi hóa…

- Giải bài tập định tính, định lượng có liên quan đến kiến thức của chương.

2.1.1.3. Về giáo dục tình cảm, thái độ

Thông qua nội dung kiến thức và các thí nghiệm hóa học của chương để giáo dục cho HS có ý thức sử dụng tiết kiệm, an tồn và hiệu quả hóa chất; có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1.1.4. Những năng lực chính cần hướng tới

Ngồi những NL chung và các NL đặc thù mơn Hóa học, cần tập trung vào NLVDKT vào thực tiễn cho HS, cụ thể:

- Hình thành và phát triển ở HS NL hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức HH, định hướng được các kiến thức cần vận dụng .

- Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng tự nhiên và các ứng dụng của HH trong cuộc sống.

- Chủ động và sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề.

2.1.2. Cấu trúc chương nhóm oxi, phần nguyên tố lưu huỳnh - Hóa học 10 nâng cao

Chƣơng VI: NHĨM OXI Bài 40. Khái quát về nhóm oxi Bài 41. Oxi Bài 42. Ozon và hiđro peoxit Bài 44. Hiđro sunfua Bài 43. Lưu huỳnh Bài 46. Luyện tập chương 6 Bài 45. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh

Bài 47. Bài thực hành số 5: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Bài 48. Bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu

huỳnh

Tƣ liệu: Khai thác lưu huỳnh trong lòng đất Tƣ liệu: Ozon – chất gây ô nhiễm hay bảo vệ

- Vị trí và cấu hình electron của nhóm oxi - Tính chất của các ngun tố trong nhóm oxi

- Cấu tạo phân tử oxi

- Tính chất vật lý và hóa học của oxi - Điều chế và ứng dụng của oxi - Cấu tạo phân tử của O3, H2O2

- Tính chất và ứng dụng của O3, H2O2

- Tính chất vật lý và hóa học của lưu huỳnh - Ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh

- Cấu tạo phân tử và tính chất của H2S - Trạng thái tự nhiên và điều chế trong PTN -Tính chất của muối sunfua

- Cấu tạo phân tử và tính chất vật lý và hóa học của SO2, SO3, H2SO4

- Ứng dụng và điều chế SO2, SO3, H2SO4 -Tính chất của muối sunfat

- Tính chất các đơn chất của lưu huỳnh, oxi - Tính chất các hợp chất của oxi, lưu huỳnh

2.1.3. Một số phương pháp dạy học và nội dung cần chú ý khi dạy học phần nguyên tố lưu huỳnh - Hóa học 10 nâng cao

 Theo [17] PPDH phần nguyên tố lưu huỳnh – Hóa học 10 nâng cao cần chú ý những điểm sau:

- Sử dụng thường xuyên phương pháp trực quan trong các bài dạy về chất đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ với phương pháp dùng lời. Các phương pháp trực quan giúp học sinh tích lũy kiến thức, nhớ kiến thức lâu hơn, rèn luyện kĩ năng thực hành và gây hứng thú hơn đối với giờ học. Đồng thời các phương tiện trực quan giúp học sinh kiểm chứng các giả thuyết đặt ra, chính xác hóa các khái niệm, qui luật…

- Phương pháp thường được sử dụng trong trình bày nội dung bài học là phương pháp suy lí – diễn dịch:

+ Từ cấu hình electron, đặc điểm cấu tạo nguyên tử, dạng liên kết trong phân tử, từ đó dự đốn tính chất vật lý, tính chất hóa học của chất nghiên cứu.

+ Từ tính chất của chất suy ra: cách sử dụng, cách bảo quản, ứng dụng trong thực tiễn, phương pháp điều chế,…

+ Dùng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng hoặc PP nêu và giải quyết vấn đề để kết luận về tính chất hóa học của chất.

- Khi sử dụng PP dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề cần sử dụng tích cực các phương pháp rèn luyện thao tác tư duy.

 Về mặt nội dung cần chú ý những điểm sau:

GV cần biết những kiến thức HS đã được học trong chương trình trung học cơ sở để từ đó kế thừa và tránh lặp lại. VD: Trong bài 45: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh, khi học đến phần axit sunfuric, GV yêu cầu HS tự ôn tập lại các kiến thức về axit sunfuric đã được học trong bài 4: Một số axit quan trọng (sách giáo khoa hóa 9).

Trong q trình dạy GV ln phải gắn lí thuyết với các ứng dụng thực tiễn và các q trình điều chế chất với tính chất vật lí và hóa học của chất.

2.2. Nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT vận dụng kiến thức cho học sinh THPT

Việc lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình,

chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển NLVDKTHH cho HS.

Nguyên tắc 2: BTHH thực tiễn phải đảm bảo nội dung dạy học, đồng thời

phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại.

Nguyên tắc 3: BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS.

Nguyên tắc 4: BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính sư phạm: Các tình huống

thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hoá học phổ thơng trong chương trình, nên khi xây dựng BTHH thực tiễn cho HS phổ thơng cần phải có bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải BTHH thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của HS.

Nguyên tắc 5: BTHH thực tiễn phải có tính hệ thống, logic: Các BTHH thực

tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng BTHH thực tiễn.

2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT thức cho học sinh THPT

Theo [6] và thực tiễn dạy học, bài tập thực tiễn được xây dựng theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn nội dung học tập, hiện tượng, bối cảnh, tình huống thực tiễn. Bước 2: Xác định mục tiêu GD của đơn vị kiến thức, xây dựng mâu thuẫn nhận

thức từ bối cảnh/tình huống lựa chọn và xác định các điều kiện (kiến thức, kĩ năng,…) cần thiết để giải quyết mâu thuẫn này.

Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu

Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra tính chính xác, khoa học theo tiêu chí

BT định hướng năng lực.

Bước 5: Chỉnh sửa

BT đã xây dựng cần cho kiểm tra thử và chỉnh sửa sao cho hệ thống BT đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tiễn, phù hợp với trình độ của HS và mục tiêu giáo dục của mơn học.

Bước 6: Hồn thiện và sắp xếp hệ thống bài tập

2.3. Hệ thống bài tập phần nguyên tố lƣu huỳnh - Hóa học 10 nâng cao để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh

2.3.1. Hệ thống bài tập hóa học phần nguyên tố lưu huỳnh – Hóa học 10 nâng cao cao

2.3.1.1 Hệ thống bài tập tự luận phần nguyên tố lưu huỳnh – Hóa học 10 nâng cao

BÀI TẬP VỀ LƢU HUỲNH, HIĐRO SUNFUA & MUỐI SUNFUA

Câu1: Thuốc nổ đen là loại thuốc nổ đầu tiên do người Trung Quốc tạo ra. Thành

phần của thuốc nổ đen: 74,64% kali nitrat, 13,51% bột cacbon, 11,85% lưu huỳnh. Phản ứng cháy của hỗn hợp này xảy ra thu được các sản phẩm: K2S, N2, CO2

a, Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và xác định các chất khử, chất oxi hóa. b, Trong thực tiễn, thuốc nổ đen được sử dụng trong lĩnh vực nào?

c, Thuốc nổ đen được sử dụng trong sản xuất pháo, tiếng nổ của pháo gây ra bởi quá

trình nào?

Câu 2: Thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện bình

thường. Tuy nhiên nó dễ bị “hịa tan” trong khơng khí tạo thành hơi thủy ngân rất độc hại và dễ xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường hô hấp, kể cả thấm qua da theo các tuyến thể, chân lông.

Trong thời gian ngắn, sau khi con người bị hít phải một lượng lớn hơi thủy ngân sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phần nguyên tố lưu huỳnh – hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh (Trang 37)