Phương tiện dạy học hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và hướng dẫn khai thác, sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 25 - 27)

1.2. Phương tiện dạy học và đổi mới phương tiện dạy học hóa học THPT

1.2.1. Phương tiện dạy học hóa học

1.2.1.1. Khái niệm phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học là tập hợp các đối tượng vật chất (sự vật, hiện tượng, thiết bị và mơ hình đại diện cho hiện thực khách quan) được GV sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Nó là nguồn tri thức phong phú sinh động, là phương tiện giúp cho HS lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.

1.2.1.2. Các phương tiện dạy học trong dạy học hóa học

Phương tiện dạy học cơ bản phổ biến rộng rãi trong nhà trường bao gồm 4 loại: - Phương tiện trực quan.

- Các phương tiện kĩ thuật dạy học.

- Thí nghiệm nhà trường (gồm các thiết bị, dụng cụ phịng thí nghiệm, hóa chất, kĩ thuật tiến hành các thí nghiệm trong nhà trường).

- Sách giáo khoa.

Ở phần này chỉ xét các phương tiện trực quan và các phương tiện kĩ thuật dạy học, trong đó có các phương tiện cơng nghệ thơng tin và truyền thông.

* Các loại phương tiện trực quan trong dạy học hóa học

+ Mẫu vật: vật thật, mẫu vật phân phát (mẫu các chất hóa học, kim loại, phi kim, hợp kim, các loại dầu mỏ, tơ, lụa), các sản phẩm nhân tạo (cao su, tơ lụa, gốm sứ,

thủy tinh, polime,…), các bộ sưu tập (về quặng kim loại, về nguyên liệu và sản phẩm sản xuất gang, thép, ...).

+ Mơ hình: như mơ hình cấu tạo ngun tử, mơ hình obitan ngun tử, mơ hình cấu tạo phân tử một số hợp chất hữu cơ như metan, etilen, axetilen, benzen…

+ Hình vẽ, sơ đồ: Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học, bảng tính tan, sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố hóa học, sơ đồ cấu tạo lò luyện gang và thép, lò quay sản xuất clanh-ke…

+ Tranh vẽ, ảnh: Ảnh một số nhà máy sản xuất, ảnh một số nhà khoa học nổi

tiếng…

* Các loại phương tiện kĩ thuật dạy học:

Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm các phương tiện nghe – nhìn và các máy dạy học, trong đó các phương tiện nghe – nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất. Các phương tiện nghe – nhìn bao gồm:

+ Các giá mang thông tin: bản trong, phim, băng từ ghi âm, băng từ ghi hình,

đĩa ghi âm, đĩa ghi hình,…

+ Các máy móc chuyển tải thơng tin ghi ở các giá mang thông tin: đèn chiếu

hắt, đèn chiếu đa năng (Projector), máy chiếu phim, radio, băng, máy thu hình (tivi), máy ghi hình (camera), đầu video, máy vi tính.

1.2.1.3. Vai trị của phương tiện dạy học trong dạy học hóa học

- Cung cấp cho HS những kiến thức đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sâu sắc, bền vững. Phương tiện dạy học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của

kiến thức để HS tìm kiếm, phát hiện, xây dựng kiến thức hóa học mới, hoặc với tư cách kiểm tra lí thuyết. Phương tiện dạy học có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, được dùng trong nghiên cứu tài liệu mới, trong khâu hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Dùng các phương tiện dạy học trong dạy học hóa học nên HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh, hiểu bài sâu sắc và nhớ bài lâu hơn. Khi nghiên cứu thế giới vi mơ như ngun tử, ion, phân tử... thì vai trị của phương tiện dạy học lại càng quan trọng.

- Làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập hóa học, nâng

cao lịng tin của HS vào khoa học. Nội dung học tập hóa học sinh động hơn là do

phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc thiết bị quá phức tạp, giúp làm sáng tỏ cấu tạo của các dụng cụ máy móc phức tạp trong sản xuất hóa học. Cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn là thí nghiệm. Nó là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, giúp HS có lòng tin vào khoa học. - Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa), tính tích cực tự giác, óc sáng tạo của HS, làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của các em. Khi sử dụng các

phương tiện dạy học, HS sẽ tăng cường sức chú ý, quan sát đối với các hiện tượng nghiên cứu, dễ dàng tiến hành các q trình phân tích, tổng hợp các hiện tượng để rút ra kết luận chính xác.

- Tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh. Sử dụng phương tiện dạy học giúp GV tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học tập của HS; Tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, giải phóng GV khỏi những cơng việc đơn thuần: đọc cho HS chép câu hỏi, bài tập, vẽ sơ đồ, mơ tả dụng cụ thí nghiệm…; Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được thuận lợi và có hiệu quả cao hơn. Như vậy, phương tiện dạy học giúp tối đa hóa thời gian học tập, tối thiểu hóa các lao động cấp thấp, tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương tác thầy – trò, trò – trò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và hướng dẫn khai thác, sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 25 - 27)