Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nn&ptnt việt nam trong xu thế hội nhập (Trang 43 - 49)

Trong bối cảnh mơi trường kinh doanh có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh

của Agribank vãn đạt được những kết quả ấn tương. Tổng nguồn vốn huy động tính

đến hết năm 2009 tăng 15.8% so với năm 2008 (tăng 59.298 tỷ đồng), đạt 434.331 tỷ đồng, đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 173.218, tăng 24.1% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 46% nguồn vốn huy động.[16]

Agribank cũng thực hiện tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế với tổng số tiền cho vay và đầu tư đạt 338.986 tỷ, tăng 57.117 tỷ (tăng 16,85%) so với cùng kỳ năm trước, cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng được duy trì tốt và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,68%. Ngân hàng đã đạt

và phát triển vượt mức kế hoạch một số chỉ tiêu tài chính quan trọng: Lợi nhuận trước

thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) bình qn đạt 27,07%, trích lập dự phịng rủi ro cao nhất từ

trước đến nay, tiền lương đảm bảo theo quy định, thu nhập cán bộ không thấp hơn năm 2008.[16]

Một số chỉ tiêu hoạt động chính

Hình 2: Biểu đồ tăng trƣởng tổng nguồn vốn Agribank 2006-2009

Đơn vị: Tỷ đồng Tổng nguồn vốn 233.912 282.518 363.001 434.331 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Hình 3: Biểu đồ tăng trƣởng tổng dƣ nợ Agribank 2006-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Tổng dư nợ 186,230 230,800 284,617 354,112 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính NHNo&PTNT các năm

* Vốn chủ sở hữu

Trong những năm qua, Agribank có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu khá đều đặn. Tính đến năm 2009, vốn chủ sở hữu của Agribank đã đạt mức 23.667 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 25%/năm. Agribank có vốn chủ sở hữu lớn nhất so với các ngân hàng trong nước, là một lợi thế cạnh tranh nhiều năm qua. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh hội nhập, khi mà các ngân hàng lớn trên thế giới xâm nhập ngày càng sâu và rộng vào thị trường Việt Nam, thì mức vốn của Agribank cịn q hạn chế, khó lịng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới.[15]

Hình 4 : Biểu đồ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu Agribank qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Vốn chủ sở hữu 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính NHNo&PTNT các năm

* Quy mơ, khả năng sinh lời và hệ số CAR

- Xét về quy mơ, Agribank vẫn là ngân hàng có lợi thế hơn hẳn so với các ngân hàng trong nước với tổng tài sản không ngừng gia tăng qua các năm và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước. Năm 2008, tổng tài sản của Agribank là 372.330 tỷ đồng, chiếm 21.9% thị phần, hơn hẳn ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ 2 là BIDV với 14,5% thị phần.[12]

- Khả năng sinh lời:

Những năm gần đây, Agribank ln duy trì được ROE khá cao ở mức trung bình 27%, là mức dẫn đầu tồn ngành; ROA được duy trì ở mức trung bình trong nhóm các NHTM quốc doanh, và ở mức thấp so với các ngân hàng có yếu tố nước ngồi. Đây cũng là một thực tế dễ hiểu khi Agribank là một ngân hàng quốc doanh, và hoạt động hầu như khơng vì mục đích lợi nhuận.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính các ngân hàng năm 2008

- Chỉ số CAR:

Là hệ số an toàn vốn, phản ánh mức độ rủi ro của ngân hàng, được đo bằng vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi. Chỉ số CAR càng cao thì khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh. Theo Ủy ban Giám sát tín dụng Basel, chỉ số CAR của ngân hàng phải đạt ít nhất 8% mới đảm bảo được năng lực tài chính. Basel cũng đã dự định tăng chuẩn quốc tế của chỉ tiêu này lên là 12%.[20]

Hiện tại chỉ số CAR của Agribank vẫn ở mức thấp, năm 2007 là 7,2%, năm 2009 vẫn ở mức xấp xỉ gần 8%. Trong bối cảnh hội nhập, Agribank cần nâng cao chỉ số CAR hơn nữa mới có thể cạnh tranh với các NHNg có tiềm lực tài chính hùng mạnh và phát triển trên thị trường quốc tế. Vừa qua, Agribank đã tăng vốn điều lệ lên 21.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, với mục tiêu tăng hệ số CAR lên 8,5% trong năm 2010.[20]

* Thi phần hoạt động

Cho đến nay, Agribank vẫn giữ vị trí dẫn đầu về thị phần hoạt động. Năm 2008, thị phần cho vay của Agribank là 28,86%, cao hơn nhiều so với BIDV chiếm 15,77%,

VCB 11.05%. Cũng tương tự, thị phần tiền gửi của Agribank đạt mức cao nhất trong các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam với tỷ lệ 26,09%.[8]

Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Agribank cần chú trọng đến việc cải tiến công nghệ, gia tăng các dịch vụ, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng mới có thể duy trì được vị trí dẫn đầu này trong các năm tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 5: Thị phần cho vay các ngân hàng năm 2008

Nguồ n: Báo cáo ngành

ngân hàng 2009 - MHBS

Nguồ n: Báo cáo ngành ngân hàng 2009 - MHBS

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nn&ptnt việt nam trong xu thế hội nhập (Trang 43 - 49)