2.3.1 Điểm mạnh:
- Mạng lưới rộng khắp, với hơn 2000 chi nhánh và phòng giao dịch, đây được xem là điểm mạnh nhất của Agribank so với các TCTD khác trên lãnh thổ Việt Nam. Với mạng lưới trải dài từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi xa xôi đến đồng bằng đã giúp cho Agribank có những lợi thế riêng như: Thị phần ổn định; số lượng khách hàng dồi dào. Bên cạnh đó, nó cịn tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank dễ dàng phát triển mạnh thị trường bán lẻ.
- Thương hiệu được xem là điểm mạnh thứ 2 mà Agribank có được so với các TCTD khác trong nước. Ngày nay, thương hiệu được xem như là một trong những công cụ quan trọng trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng trong và ngồi nước.
- Có sự hỗ trợ của Chính phủ và quỹ hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế như: ODA, AFD, ADB tài trợ cho những dự án phát triển nông nghiệp nơng thơn, cơng nghiệp hóa ngành nơng _lâm_ ngư nghiệp. Cụ thể là đến cuối năm 2007, Agribank đã tiếp nhận, quản lý và triển khai có hiệu quả 111 dự án của cá tổ chức quốc tế, đặc biệt là WB, ADB tài trợ với số vốn trên 4tỷ USD. Các dự án tiếp tục hướng vào mục tiêu mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống người dân tại các vùng nông thôn Việt Nam.
- Chịu sự chi phối nhiều từ phía Chính phủ, hoạt động hồn tồn khơng vì mục đích thương mại.
- Cơ chế quản lý hiện tại chưa đựơc phù hợp với tình hình hiện tại, vẫn cịn tư tưởng của cơ chế xin – cho.
- Sản phẩm chưa đa dạng, còn nghèo nàn về sản phẩm, chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.
- Năng lực tài chính cịn yếu so với chuẩn mực quốc tế .
- Ngành nghề mà Agribank đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, đây là thị trừơng chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên (thiên tai, hạn hán, lũ lụt) nên rủi ro thất thóat là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh số cho trong lĩnh vực này nhỏ, nhưng số lượng khách hàng lại rất lớn nên khó theo dõi, quản lý nên tốn kém nhiều chi phí quản lý và đầu tư.
- Trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới hạn, đội ngũ cán bộ chưa đồng đều.
- Cơng tác quản trị rủi ro cịn thấp, chưa có khả năng dự đốn và dự báo rủi ro.
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (do sự rộng khắp của mạng lưới chi nhánh và phịng giao dịch) nên rất khó cho q trình cải tiến và đầu tư công nghệ cao.
2.3.3 Cơ hội:
- Tốc độ phát triển kinh tế được dự đoán là khả quan trong tương lai.
- Cơ hội mở rộng thị trường từ việc Việt Nan trở thành thành viên của WTO nên việc tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngoài rất cao.
- Tầm nhận thức của người dân đã dần cao, nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng càng lớn, nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính cơng nghệ là có triển vọng.
- Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong tương lai với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ nước ngoài đổ vào Việt Nam.
- Áp lực cạnh tranh từ các TCTD, TCTD phi ngân hàng và quỹ đầu tư trong và ngoài nước ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự lớn mạnh từ các NHTMCP, liên doanh, nước ngoài hiện ngày càng lớn mạnh về mạng lưới, qui mơ, năng lực tài chính…
- Rủi ro thị trường gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính; lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn đựơc tự do hóa, khả năng chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên thế giới và khu vực sẽ gia tăng.
- Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, chưa thật sự bền vững và dễ dàng bị đỗ vỡ khi có những biến động.
- Cơng tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện để phát triển, nên hệ thống chính sách, pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vốn đang còn non yếu.
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ