Các dạng rối loạn tâm thần tại BVTT tuyến tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của việt nam (thí điểm) (Trang 60)

Dạng rối loạn tâm thần Lượt KCB trung bình năm/bệnh viện

Sa sút tâm thần (F00-F03) 202,9

Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rƣợu (F10)

327,5

RLTT và hành vi do sử dụng chất gây nghiện (F11-F19)

65,1

Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tƣởng (F20-F29)

3487,7

Rối loạn khí sắc (cảm xúc) (F30-F39) 1201,2 Rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ

thể (F40-F48)

Dạng rối loạn tâm thần Lượt KCB trung bình năm/bệnh viện

Chậm phát triển tâm thần (F70-F79) 426,9

Khác (rối loạn tâm thần thực thể, rối loạn hành vi, cảm xúc ở thanh thiếu niên)

(F04-F09 ,F50-F69, F80-F99)

2660,3

Bệnh nhân tâm thần phân liệt và các rối loạn dạng phân liệt đến khám và điều trị tại BVTT tỉnh là nhiều nhất. Điều này cũng tƣơng đồng về phân tuyến kỹ thuật và tổ chức dịch vụ CSSKTT của các nƣớc trên thế giới ở đó bệnh viện chuyên khoa tâm thần thƣờng để giải quyết các bệnh tâm thần nặng, mãn tính nhƣ tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lƣỡng cực.

Đáng chú ý, số lƣợt bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan đến stress, rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn có liên quan nhiều đến yếu tố tâm lý, đến khám chữa bệnh tại BVTT tỉnh nhiều thứ hai, gần 10 ngƣời một ngày. Đối với các nƣớc trên thế giới, các dạng rối loạn này thƣờng đƣợc quản lý tại cộng đồng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dịch vụ CSKKTT cộng đồng còn hạn chế, mới tập trung vào quản lý bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và thí điểm quản lý trầm cảm ở một số xã. Vì thế BVTT tuyến tỉnh ở Việt Nam vẫn là cơ sở chủ yếu để ngƣời dân đến khám và chữa các loại rối loạn tâm thần khi có nhu cầu.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu để: (i) biết đƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu, các phƣơng pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến trị liệu tâm lý trong chăm sóc sức khỏe tâm thần; (ii) làm cơ sở tham khảo cho việc xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, hệ thống khái niệm, công cụ và phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu là các thơng tin có sẵn về các chủ đề liên quan đến: (i) hệ thống CSSKTT trên thế giới và Việt Nam gồm gánh nặng rối loạn tâm thần, hệ thống luật pháp và chính sách về CSSKTT, mơ hình cung cấp dịch vụ về CSSKTT, nguồn lực trong CSSKTT; (ii) trị liệu tâm lý trên thế giới và Việt Nam gồm lịch sử hình thành và phát triển, mơ hình cung cấp TLTL, các cách tiếp cận TLTL, thực hành TLTL, hiệu quả TLTL.

Phƣơng pháp nghiên cứu là tìm tài liệu có sẵn nhƣ tạp chí, sách, các bài báo nghiên cứu từ thƣ viện, từ kỷ yếu cơng trình nghiên cứu, từ bạn bè, đồng nghiệp, từ tìm kiếm trên mạng qua trang google scholar hoặc pubmed về các nội dung nhƣ nêu trên. Trên cơ sở tài liệu tìm đƣợc, đọc, tổng hợp và tổ chức thông tin theo chủ đề nghiên cứu. Đối với các bài báo quốc tế, thông tin tổng hợp và phân tích phần lớn dựa trên bản tóm tắt nghiên cứu là chính (abstract).

2.1.3.2. Phương pháp dùng bảng hỏi

Đây là phƣơng pháp thu thập số liệu chính của nghiên cứu để có thơng tin về thực trạng cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý tại BVTT tuyến tỉnh của Việt Nam. Vì địa bàn nghiên cứu rộng với cỡ mẫu lớn, nghiên cứu dùng bảng hỏi tự điền gửi về 38 BVTT tuyến tỉnh trong cả nƣớc để ngƣời trả lời tự điền.

Bộ câu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên việc tham khảo bảng hỏi của một nghiên cứu trƣớc về TLTL tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng 1 do nhóm chuyên gia quốc tế và trong nƣớc xây dựng, tham khảo bảng hỏi điều tra hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần (WHO-AIMS) do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành và áp dụng thƣờng xuyên để nghiên cứu tại các nƣớc trên thế giới.

Trên cơ sở đó, bảng hỏi đƣợc gửi xin góp ý kiến của 08 chuyên gia quốc tế và trong nƣớc có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực này ở Việt Nam. Trong đó có 02 chuyên gia quốc tế (PGS.TS. Bahr Weiss và TS. Amie Polack, chuyên gia tâm lý trị liệu, nghiên cứu viên, giảng viên chƣơng trình tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên của Đại học Quốc Gia Hà

Nội), 06 chuyên gia trong nƣớc là PGS.TS. Đặng Hoàng Minh, TS. Trần Thành Nam, TS. Trần Văn Công (Đại học Quốc gia), ThS. Trƣơng Lê Vân Ngọc (Bộ Y Tế), BS.CK tâm thần Lâm Tứ Trung, và Đặng Duy Thanh.

Dựa trên góp ý của các chuyên gia, bảng hỏi đƣợc chỉnh sửa, bổ sung. Bƣớc tiếp theo, chúng tôi tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi bằng cách gửi bảng hỏi cho 11 cán bộ quản lý, bác sỹ tâm thần, cán bộ tâm lý, cán bộ điều dƣỡng của Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng 1, của Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai điền thử và đóng góp ý kiến theo các nội dung: Thời gian hoàn thành phiếu hỏi, nhận xét chi tiết cho từng câu hỏi xem câu hỏi nào khó hiểu, câu hỏi nào khơng cần thiết, câu hỏi nào khơng có thơng tin trả lời, câu hỏi nào không đủ chỗ ghi, và đề xuất hƣớng chỉnh sửa câu hỏi. Chúng tơi đều nhận đƣợc góp ý của tồn bộ 11 ngƣời thử nghiệm. Trên kết quả thử nghiệm, chúng tôi chỉnh sửa bộ câu hỏi và gửi lần cuối cho các chuyên gia xem, và góp ý trƣớc khi gửi bộ câu hỏi chính thức cho các khách thể nghiên cứu.

Có hai bộ câu hỏi: một bộ dành cho đại diện lãnh đạo BVTT tuyến tỉnh, và một bộ câu hỏi dành cho nhân viên trình độ đại học trở lên trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân tâm thần gồm bác sỹ, nhân viên tâm lý, nhân viên giáo dục đặc biệt, nhân viên công tác xã hội, điều dƣỡng đại học.

Với bộ câu hỏi dành cho lãnh đạo bệnh viện, đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động trị liệu tâm lý của bệnh viện. Bộ câu hỏi chia làm hai phần, phần dành cho bệnh viện có triển khai trị liệu tâm lý và phần dành cho bệnh viện không triển khai trị liệu tâm lý. Với bệnh viện có triển khai trị liệu tâm lý, thông tin cần thu thập chia thành ba nhóm. Nhóm thơng tin về đặc điểm dịch vụ trị liệu tâm lý triển khai tại bệnh viện nhƣ loại hình dịch vụ tâm lý nào, hƣớng tiếp cận trị liệu tâm lý áp dụng là gì, ai thực hiện trị liệu tâm lý, thực hiện trị liệu tâm lý tại đâu, cho những rối loạn tâm thần nào, có hƣớng dẫn/quy trình trị liệu tâm lý khơng. Nhóm thơng tin thứ hai về đánh giá của

lãnh đạo bệnh viện về chất lƣợng, hiệu quả dịch vụ trị liệu áp dụng tại bệnh viện. Nhóm thơng tin thứ ba về nhu cầu của bệnh viện trong việc phát triển trị liệu tâm lý trong thời gian tới, cụ thể nhu cầu về loại hình dịch vụ, về cách tiếp cận trị liệu, về nguồn nhân lực thực hiện, và những khó khăn, đề xuất trong việc phát triển trị liệu tâm lý.

Với bệnh viện không triển khai trị liệu tâm lý, thông tin cần thu thập tập trung vào lý do không triển khai, và nhu cầu của bệnh viện trong việc triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý trong thời gian tới.

Đối với bộ câu hỏi dành cho nhân viên trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân tâm thần, đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động trị liệu tâm lý của chính nhân viên. Bộ câu hỏi cũng chia hai phần, phần dành cho nhân viên chƣa triển khai và phần dành cho nhân viên đã triển khai trị liệu tâm lý. Các nhóm thơng tin thu thập, về cơ bản, giống nhƣ thông tin thu thập cho lãnh đạo bệnh viện. Điểm khác là thu thập thêm các thông tin cụ thể về thực hành trị liệu tâm lý của cá nhân nhƣ mục tiêu trị liệu, số lƣợng bệnh nhân trị liệu, thời gian trị liệu một buổi, số buổi trị liệu cho một bệnh nhân, tần suất trị liệu.

Một khái niệm then chốt trong công cụ thu thập thông tin là trị liệu tâm lý. Cách tiếp cận của nghiên cứu là không đƣa ra một định nghĩa chuẩn về trị liệu tâm lý để ngƣời trả lời dựa vào đó lựa chọn xem mình có thực hành trị liệu tâm lý nhƣ chuẩn khơng. Nghiên cứu để ngƣời trả lời tự lựa chọn và mô tả cụ thể cách thức họ đang hiểu, đang áp dụng đƣợc xem là trị liệu tâm lý đối với bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện của mình.

2.1.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phƣơng pháp này dùng để tìm hiểu thơng tin sâu, những thơng tin giải thích cho lựa chọn từ bộ câu hỏi tự điền. Đại diện lãnh đạo bệnh viện tâm thần và nhân viên tham gia trực tiếp điều trị bệnh nhân tâm thần đƣợc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại về việc giải thích cách hiểu của họ về loại hình

dịch vụ trị liệu tâm lý, về cách tiếp cận trị liệu tâm lý, về nguồn gốc những hiểu biết của họ liên quan đến trị liệu tâm lý.

2.1.3.4. Phương pháp thống kê toán học

Số liệu định lƣợng thu đƣợc từ phiếu trả lời của 38 đại diện lãnh đạo bệnh viện tâm thần và 834 nhân viên trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân tâm thần đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0. Phần mềm này giúp mô tả thống kê số lƣợng, tỉ lệ phần trăm, tính điểm trung bình, so sánh tƣơng quan giữa các biến một cách chính xác. Kết quả đo lƣờng đƣợc trình bày trên các bảng số liệu và biểu đồ thể hiện trong chƣơng 3 về kết quả nghiên cứu.

2.2. Tiến trình và tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận đƣợc triển khai đầu tiên, từ 02-06/2015, để tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức liên quan đến chủ đề nghiên cứu, để biết các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới và trong nƣớc về các chủ đề liên quan làm cơ sở tham khảo cho việc xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, hệ thống khái niệm, công cụ và phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Cách thức tổ chức là tìm tài liệu có sẵn nhƣ tạp chí, sách, các bài báo nghiên cứu từ thƣ viện, từ kỷ yếu cơng trình nghiên cứu, từ bạn bè, đồng nghiệp, từ tìm kiếm trên mạng qua trang google scholar hoặc pubmed về các nội dung nhƣ nêu trên. Trên cơ sở tài liệu tìm đƣợc, đọc, tổng hợp và sắp xếp thơng tin theo chủ đề nghiên cứu.

2.2.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng

Đây là giai đoạn chính của nghiên cứu nhằm thu thập thơng tin thực tế từ 38 bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, bao gồm: (1) Các bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý gì và nhƣ thế nào?; (2) Những khó khăn, rào cản nào cho việc phát triển dịch vụ trị liệu tâm lý tại các bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam?; và (3) Bệnh viện tâm thần tỉnh có nhu cầu phát triển dịch vụ trị liệu

Giai đoạn này gồm có xây dựng bảng câu hỏi tự điền và gửi bảng hỏi tới các khách thể nghiên cứu để thu thập thông tin trong bảng hỏi, phỏng vấn sâu một số khách thể nghiên cứu để tìm hiểu thơng tin sâu, giải thích cho các khái niệm, thơng tin thu đƣợc từ bảng hỏi.

Quá trình xây dựng bộ câu hỏi trong khoảng thời gian ba tháng, từ tháng 067-09/2015, với năm bƣớc. Bƣớc đầu tiên là phác thảo bộ câu hỏi dựa trên tham khảo các cơng cụ có sẵn, dựa trên mục đích, câu hỏi nghiên cứu. Bƣớc tiếp theo là gửi bảng hỏi cho hai giáo viên hƣớng dẫn để góp ý và chỉnh sửa. Bƣớc thứ ba là gửi bảng hỏi đến các chuyên gia có kinh nghiệm góp ý và chỉnh sửa bảng hỏi. Bƣớc bốn là thích nghi bộ cơng cụ bằng việc gửi bộ câu hỏi cho 11 lãnh đạo và nhân viên CSSKTT ở bệnh viện tâm thần TƢ, Viện Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai điền và góp ý kiến. Bƣớc cuối cùng là hồn chỉnh bộ câu hỏi dựa trên kết quả thí điểm.

Q trình gửi và thu thập thơng tin tự điền của các khách thể nghiên cứu của tất cả 38 bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh mất nhiều thời gian hơn dự kiến, đến tận tháng 06/2016 mới kết thúc thu thập số liệu. Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh, Bộ Y Tế hỗ trợ gửi công văn qua đƣờng bƣu điện tới 38 bệnh viện tâm thần tỉnh trên toàn quốc về mục tiêu, yêu cầu và hƣớng dẫn cách thức thu thập thông tin theo bộ câu hỏi tự điền. Theo hƣớng dẫn, mỗi bệnh viện tâm thần tỉnh cử một cán bộ đầu mối làm nhiệm vụ chuyển các mẫu phiếu khảo sát tới các khách thể nghiên cứu theo hƣớng dẫn, và thu thập mẫu phiếu đã điền đầy đủ thơng tin gửi về nhóm nghiên cứu. Cán bộ đầu mối thu thập số liệu của tuyến tỉnh thƣờng là cán bộ làm ở phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện tâm thần. Một số ít bệnh viện cử cán bộ tâm lý làm đầu mối thu thập số liệu.

Với bộ câu hỏi dành cho lãnh đạo bệnh viện, mỗi bệnh viện chọn một đại diện lãnh đạo phụ trách lĩnh vực điều trị để điền vào phiếu. Việc chọn đại diện lãnh đạo do giám đốc bệnh viện tâm thần quyết định. Vì thế trong 38

mẫu phiếu dành cho lãnh đạo đã điền, có 24 phiếu do giám đốc, 14 phiếu do phó giám đốc trả lời.

Với bộ câu hỏi dành cho nhân viên có trình độ từ đại học trở lên trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân tâm thần, bộ câu hỏi đƣợc gửi tới toàn bộ nhân viên cả biên chế và hợp đồng của bệnh viện đáp ứng tiêu chí nêu trên kể cả ngƣời có trị liệu tâm lý và ngƣời khơng trị liệu tâm lý. Trong tổng số 1.156 nhân viên có trình độ đại học trở lên trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân tâm thần, có 834 ngƣời trả lời mẫu phiếu. Những ngƣời không trả lời mẫu phiếu là những ngƣời đang nghỉ làm tại thời điểm điều tra vì ốm, vì đang đi học, vì sinh đẻ. Có ngƣời từ chối tham gia nghiên cứu.

2.2.3.Giai đoạn nhập liệu, phân tích kết quả và viết báo cáo

Đây là giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu, kéo dài từ 07-10/2016, bao gồm làm sạch số liệu, xây dựng mẫu nhập liệu và nhập theo phần mềm Epidata. Số liệu đƣợc phân tích theo phần mềm thống kê SPSS. Kết quả phân tích đƣợc sắp xếp theo các nhóm chủ đề để trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu nhƣ trình bày trong chƣơng 3.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TẠI CÁC BỆNH VIỆN TÂM THẦN TUYẾN TỈNH CỦA VIỆT NAM

3.1. Mô tả chung dịch vụ trị liệu tâm lý triển khai tại BVTT tuyến tỉnh

3.1.1. Triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý tại BVTT tỉnh

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ BVTT triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý

Qua khảo sát ý kiến lãnh đạo BVTT tỉnh, 26,3% BVTT tỉnh chƣa triển khai trị liệu tâm lý (TLTL), tập trung ở khu vực miền Bắc và Miền Trung. Đáng chú ý trong 10 BVTT tỉnh không triển khai TLTL theo ý kiến của lãnh đạo bệnh viện, năm BVTT vẫn triển khai trị liệu tâm lý theo ý kiến của nhân viên trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tâm thần (BNTT). Điều này cho thấy lãnh đạo bệnh viện khơng biết nhân viên có triển khai trị liệu tâm lý, hoặc không cho là những dịch vụ trị liệu nhân viên làm là trị liệu tâm lý đúng cách. Bệnh viện cũng khơng có quy định bằng văn bản về việc bắt buộc triển khai dịch vụ này tại BVTT.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhân viên triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý

Trong tổng số 834 nhân viên có trình độ đại học trở lên trực tiếp tham gia điều trị BNTT của 38 BVTT tỉnh trả lời bảng khảo sát, số cán bộ trả lời có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của việt nam (thí điểm) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)