Nhu cầu về nguồn nhân lực của nhân viên đã TLTL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của việt nam (thí điểm) (Trang 108)

Nhu cầu loại hình nhân lực tham gia TLTL Số lượng nhân viên (%)

Bác sỹ tâm thần 266 (76,4)

Cử nhân tâm lý (TLGD, TLLS) 332 (95,4)

Thạc sỹ tâm lý 280 (80,5)

Điều dƣỡng 176 (50,6)

Cử nhân giáo dục đặc biệt 139 (39,9)

Cử nhân công tác xã hội 129 (37,1)

Ý kiến của nhân viên trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân tâm thần về nhu cầu bố trí nguồn nhân lực của bệnh viện tham gia TLTL của cả hai nhóm chƣa triển khai và đã triển khai TLTL tƣơng đồng nhau trong đó cử nhân tâm lý đƣợc lựa chọn cao nhất, thứ hai là thạc sỹ tâm lý, tiếp đến là bác sỹ tâm thần và thứ tƣ là điều dƣỡng. Có thể thấy việc trải nghiệm trực tiếp chăm sóc bệnh nhân giúp nhân viên hiểu biết về vai trò của cán bộ tâm lý trong việc thực hiện TLTL. Vai trò của bác sỹ chuyên khoa tâm thần trong việc thực hiện TLTL thấp hơn so với nhân viên chuyên ngành tâm lý.

Đối với cả nhóm lãnh đạo và nhân viên trực tiếp chăm chữa bệnh nhân tâm thần, có đến 50% lựa chọn điều dƣỡng tham gia trị liệu TLTL, và khoảng 30% lựa chọn nhân viên công tác xã hội, nhân viên giáo dục đặc biệt tham gia vào TLTL trong thời gian tới. Điều này cho thấy nhận thức rằng việc TLTL có thể đƣợc thực hiện bởi cán bộ không chuyên ngành TLTL, và TLTL không quá phức tạp, đòi hỏi chuyên ngành sâu. Điều này cũng phù hợp với nhu cầu phát triển dịch vụ đƣợc gọi là TLTL, gồm trị chuyện, giải thích hợp lý, tƣ vấn cuộc sống, những dịch vụ đang đƣợc triển khai phổ biến tại các BVTT tuyến tỉnh, và cũng đƣợc một tỷ lệ lớn cả lãnh đạo và nhân viên lựa chọn để tăng cƣờng và phát triển trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý tại 38 bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh trong năm 2015 thông qua ý kiến của 38 lãnh đạo và 834 nhân viên có trình độ đại học trở lên trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân tâm thần cho thấy:

Có tới 33 trong tổng số 38 bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh báo cáo có triển khai trị liệu tâm lý. Trong số nhân viên có trình độ đại học trở lên trực tiếp tham gia chăm sóc bệnh nhân tâm thần, 41,7% nói có tham gia TLTL trong đó bác sỹ chiếm tỷ lệ cao nhất 62%, điều dƣỡng 18% và nhân viên tâm lý 13%. Trong số nhân viên nói khơng tham gia TLTL có 14 nhân viên tâm lý và 01 thạc sỹ tâm lý lâm sàng.

Mơ hình cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý tại các BVTT tuyến tỉnh ở Việt Nam theo mơ hình y khoa với đặc trƣng bác sỹ chẩn đoán bệnh, đƣa ra chỉ định điều trị bằng thuốc, bằng tâm lý. Mục tiêu trị liệu tâm lý chủ yếu là hết triệu chứng, là để bệnh nhân tuân thủ chỉ định điều trị. Mối quan hệ trị liệu là thầy thuốc với vai trò chuyên gia quyết định quá trình điều trị và bệnh nhân thụ động tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Trị liệu tâm lý triển khai tại các BVTT tuyến tỉnh ở Việt Nam không giống trị liệu tâm lý áp dụng trên thế giới. Với thế giới, trị liệu tâm lý cho bệnh nhân tâm thần do thạc sỹ hoặc tiến sỹ tâm lý lâm sàng đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện, dựa trên lý thuyết trị liệu cụ thể với mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy phát triển cá nhân để tự họ giải quyết vấn đề và thích nghi tốt hơn trong cuộc sống. Can thiệp tâm lý theo cấu trúc trị liệu rõ ràng gồm đánh giá tâm lý và định hình ca, xây dựng kế hoạch can thiệp, tiến hành can thiệp và kết thúc. Trị liệu tâm lý tiến hành ở phịng riêng, mỗi buổi kéo dài ít nhất 60 phút, và trong ít nhất 8 buổi.

Trị liệu tâm lý ở BVTT tuyến tỉnh Việt Nam hầu hết do những ngƣời khơng có bằng cấp/chứng chỉ về tâm lý lâm sàng thực hiện. Can thiệp tâm lý đƣợc các nhân viên mơ tả chủ yếu là trị chuyện, giải thích hợp lý, tƣ vấn cuộc sống, lao động. Nhà trị liệu chủ yếu giải thích về bệnh, khuyên nhủ bệnh nhân về những vƣớng mắc trong cuộc sống, cho bệnh nhân tham gia lao động khi nằm viện. Các can thiệp này triển khai một cách tự do, khơng theo quy trình, cấu trúc nào. Can thiệp trị liệu đa phần triển khai tại buồng bệnh, kết hợp lúc thăm khám bệnh nhân, với thời gian khoảng 30 phút một buổi và tổng cộng trung bình là ba buổi.

Kết quả đánh giá về trị liệu tâm lý của lãnh đạo và nhân viên tham gia trị liệu tại BVTT tuyến tỉnh cho thấy sự khác biệt giữa nhận thức về tầm quan trọng của TLTL với hành động thực tế triển khai tại bệnh viện. Trong khi đa số lãnh đạo và nhân viên nói trị liệu tâm lý là có ích, có hiệu quả cho bệnh nhân, là bệnh viện khá coi trọng tâm lý trị liệu, thì tỷ lệ cao nhất lãnh đạo và nhân viên thấy chất lƣợng trị liệu tâm lý là trung bình, mức độ u thích TLTL là trung bình, và mức độ hài lịng về khả năng TLTL là trung bình.

Cả lãnh đạo và nhân viên BVTT tuyến tỉnh đều thống nhất rào cản lớn nhất để phát triển trị liệu tâm lý tại BVTT tuyến tỉnh là thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng về tâm lý lâm sàng do khơng sẵn có nơi đào tạo dài hạn và tập huấn nâng cao về tâm lý lâm sàng, khơng có mã nghề tâm lý lâm sàng để tuyển dụng cán bộ, khơng có hƣớng dẫn kỹ thuật về trị liệu, khơng có giám sát hỗ trợ, và chƣa có bảng giá chi phí dịch vụ tâm lý lâm sàng để khuyến khích thực hiện trị liệu.

Trên 90% lãnh đạo và nhân viên BVTT tuyến tỉnh đều mong muốn phát triển TLTL trong thời gian tới. Trị liệu tâm lý không chỉ dành cho nhân viên chuyên ngành tâm lý mà cho cả bác sỹ và điều dƣỡng. Định hƣớng ƣu tiên trị liệu tâm lý dựa theo cách tiếp cận nhận thức hành vi, trị liệu cá nhân và trị liệu hệ thống gia đình

2. Khuyến nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu và ý kiến đề xuất của lãnh đạo, nhân viên BVTT tuyến tỉnh tham gia nghiên cứu, chúng tôi đƣa ra các khuyến nghị sau:

Về ngắn hạn

Chƣơng trình đào tạo thạc sỹ tâm lý lâm sàng của Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội cần thông báo rộng rãi hơn, và mở rộng tuyển sinh tới các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần trong tồn quốc trong đó có bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh.

Tăng cƣờng liên kết, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở giáo dục liên quan đến tâm lý lâm sàng với các cơ sở thực hành tâm lý lâm sàng nhƣ bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh trong việc thúc đẩy trị liệu tâm lý ở Việt Nam.

Vận động thúc đẩy Bộ Y Tế sớm ban hành Chiến lƣợc Quốc gia về Chăm sóc Sức khỏe Tâm thần trong đó có nội dung đa dạng hóa loại hình dịch vụ gồm cả trị liệu bằng thuốc và trị liệu tâm lý, và phát triển nguồn nhân lực tâm lý lâm sàng trong các cơ sở tham gia chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Về lâu dài

Vận động Bộ Y Tế và các bộ ban ngành liên quan xây dựng mã ngành đào tạo tâm lý lâm sàng và mã nghề tâm lý lâm sàng làm cơ sở cho việc phát triển đội ngũ chuyên gia tâm lý tâm sàng.

Vận động Bộ Y Tế và các bộ ban ngành liên quan xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển nguồn nhân lực CSSKTT trong đó có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực về tâm lý lâm sàng với các cấu phần về công tác đào tạo, tuyển dụng, quản lý, và cơ chế chính sách khuyến khích nhân viên thực hiện trị liệu tâm lý.

Vận động các bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh thành lập khoa tâm lý lâm sàng, xây dựng hƣớng dẫn quy trình hợp tác giữa bác sỹ, cán bộ tâm lý và điều dƣỡng trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần, và có kế hoạch thu phí dịch vụ trị liệu tâm lý, thơng qua bảo hiểm y tế và phí dịch vụ.

Về hướng nghiên cứu tiếp theo

Cần có nghiên cứu về phía bệnh nhân trong bệnh viện tâm thần, về các khách hàng trong các cơ sở có tham gia trị liệu tâm lý liên quan đến việc sử dụng dịch vụ trị liệu tâm lý, về chất lƣợng và hiệu quả trị liệu tâm lý, và xác định nhu cầu sử dụng dịch vụ trị liệu tâm lý.

Cần có nghiên cứu đánh giá về cơng việc, và hiệu quả công việc của học viên tốt nghiệp chƣơng trình thạc sỹ tâm lý lâm sàng để làm cơ sở cho việc cải tiến cơng tác tuyển sinh, cải tiến chƣơng trình đào tạo phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

Cần có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả trị liệu tâm lý cho các rối loạn tâm thần cụ thể để từ đó định hƣớng cho việc phát triển hƣớng dẫn trị liệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

1. American Psychiatric Asociation (2010). Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần rút gọn IV. Ngƣời dịch Nguyễn Văn Nuôi,

Phạm Văn Trụ, Lê Quốc Nam, Lƣơng Mạnh Dũng, 2000.

2. Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (2002). Khảo sát dịch tễ về các rối

loạn tâm thần tại Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu.

3. Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội (2013). Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.

4. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011). Hướng dẫn triển khai Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020. Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2011.

5. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011). Hệ thống các cơ sở bảo

trợ xã hội. Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2011.

6. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011). Định hướng chính sách và hệ thống văn bản quy pham pháp luật trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2011.

7. Bộ Lao động-Thương Binh và Xã Hội, UNICEF, WHO, RTCCD (2011). Đánh giá các mơ hình chăm sóc sức khỏe tâm thần do các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam vận hành. Báo cáo nghiên cứu 2011.

8. Bộ môn Tâm thần, ĐHYD TP HCM (2005). Tâm Thần Học. NXB Y

Học, 2005.

9. Bộ Y tế, Trường Đại học Y tế Công cộng và Viện Chiến lược và chính sách Y tế (2010), Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt

Nam năm 2008. Báo cáo nghiên cứu.

10. Bộ Y Tế (2010). Các văn bản quy phạm pháp luật về y tế. Công ty cổ

11. David Ames, Edmond Chiu, James Lindesay, Kenneth I. Shulman (2014). Hướng dẫn tâm thần học người già. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Nguyễn Kim Việt. Nhà Xuất bản Y học, 2014.

12. Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lý học. Nhà Xuất bản Từ điển Bách Khoa.

13. Goderfroid J., (1998). Những con đường của tâm lý học. Dịch từ tiếng Pháp. Ngƣời dịch Trần Di Ái, Phạm Văn Đoàn, Lƣu Huy Khánh. Tủ sách NT, Hà Nội, 1998.

14. Hergenhahn B.R., Nhập môn Lịch sử Tâm lý học. Ngƣời dịch Lƣu Văn

Hy. NXB Thống kê.

15. Nguyễn Thị Thanh Hương (2014). Giáo trình Cơng tác Xã hội Trong Chăm sóc Sức khỏe Tâm thần. Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.

16. Nguyễn Thị Thanh Hương (2014). Giáo trình Quản lý ca về Chăm sóc và Phục hồi Chức năng cho Người Tâm thần. Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2014.

17. Trần Thu Hương (2014). Giáo trình Tâm lý Học Lâm sàng. Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2014.

18. Tiêu Thị Minh Hường (2014). Giáo trình Tham vấn Cơ Bản Trong Chăm sóc Sức khỏe Tâm Thần. Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội,

2014.

19. Ngô Gia Hy (2005). Từ Điển Bách Khoa Y Học Anh-Việt. Nhà xuất bản

Y Học TP.Hồ Chí Minh, 2005.

20. Phạm Trung Kiên, Trần Thu Hương. Đào tạo tâm lý học lâm sàng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam: Mơ hình đào tạo nào?

21. Lê Văn Luyện, Nguyễn Văn Siêm, Phạm Kim. Từ điển tâm lý lâm sàng Pháp-Anh-Việt. Nhà Xuất bản Thế giới.

22. Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss, Nguyễn Cao Minh. Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ. Kỷ yếu hội

thảo Hà Nội.

23. Naotaka Shinfuku (2014). Những bước phát triển trong chẩn đoán và

điều trị bệnh tâm thần tại Châu Á. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Hội

Tâm thần Học Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc tế về Tâm thần học, 2014.

24. Nguyễn Ngọc Phú. Lịch sử tâm lý học.Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội.

25. Nguyễn Sinh Phúc (2014). Giáo trình Đại Cương Chăm sóc Sức khỏe

Tâm thần. Nhà Xuất bản Lao động Xã hội, 2014.

26. Quỹ Tài năng Trẻ Tâm lý học-Giáo dục Học Việt Nam (2014). Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc: Sức khỏe Tâm thần trong Trường học.

Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

27. Sigmund Freud. Cái tơi và cái nó. Dịch từ tiếng Pháp. Ngƣời dịch Thân Thị Mận. Nhà xuất bản tri thức, 2016.

28. Sigmund Freud. Sâu xa hơn nguyên tắc không đổi. Dịch từ tiếng Pháp.

Ngƣời dịch Thân Thị Mận. Nhà xuất bản tri thức, 2016.

29. Lê Thị Minh Tâm (2011). Tiếp cận trị liệu nhận thức hành vi. Nhà Xuất bản Thời đại, 2011.

30. Trần Nhựt Tân (2006). Tâm lý học. Nhà Xuất bản Lao động, 2006.

31. Nguyễn Văn Thọ (2011). Giáo trình tâm lý bệnh học.Thành phố Hồ

Chí Minh, 2011.

32. Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hồng Minh (2009). Tâm

lý học Đại cương. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

34. Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam ( 2011). Đánh giá Thực trạng Hệ

thống Chăm sóc Sức khỏe Tâm thần thuộc quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Báo cáo nghiên cứu 2011.

35. Trường Đại học Lao động Xã hội (2013). Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Cơng tác xã hội trong q trình hội nhập và phát triển của Việt Nam.

Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2013.

36. Nguyễn Minh Tuấn (2004). Các rối loạn tâm thần: Chẩn đoán và điều

trị. Nhà xuất bản y học, 2004.

37. Nguyễn Khắc Viện (2001). Từ điển tâm lý. Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, 2001.

38. Viện Chiến lược và Chính sách Y Tế (2011). Báo cáo Đánh giá Dự án

Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng Giai đoạn 2006- 2010.

39. Vikram Patel (2012). Nơi khơng có bác sỹ tâm thần. Dịch từ tiếng Anh.

Ngƣời dịch Lã Thị Bƣởi, Lã Thị Linh Nga, Nguyễn Thanh Tâm, Đặng Thị Hải Thơ, Nguyễn Văn Hùng. Nhà Xuất bản Văn hóa Thơng tin, 2012.

Tài liệu nước ngoài

40. Achenbach T.M., (2008). Multicultural Assessment of Child and Adolescent psychopathology with YSR and SDQ instruments: research findings, application and future directions. Journal of Child Psychology

and Psychiatry: 49:3, pp 251-275.

41. Addis, Michael E.; Krasnow, Aaron D. (2000). A national survey of practicing psychologists' attitudes toward psychotherapy treatment manuals. Journal of Consulting and Clinical Psychology, Vol 68(2), Apr

2000, 331-339.

42. Alberto Chiesa, Peter Malinowski (2011). Mindfulness-based approaches: are they all the same? Journal of Clinical Psychology,

43. America Psychiatric Assosication ( 2012). Diagnostic and Statistic Manual of Mental Disorders, Version 5.

44. Andrew C. Butlera, Jason E. Chapman, Evan M. Forman, Aaron T. Beck (2006). The empirical status of cognitive-behavioral therapy: A

review of meta-analyses. Clinical Psychology Review: Volume 26, Issue

1, Jan 2006, Pages 17-31.

45. Alan Rappoport (1996). The Structure of Psychotherapy: Control- Mastery Theory’s Diagnostic Plan Formulation. Menlo Park, California,

1996, 33(1).

46. American Psychological Association (2012). Psychotherapy is effective

but underutilized, review shows. ScienceDaily.

http://www.sciencedaily.com/releases/2012/08/120809190641.htm [4]

47. American Psychological Association (2012). Recognition of

Psychotherapy Effectiveness.

http://www.apa.org/about/policy/resolution-psychotherapy.aspx.

48. Bassam Khoury et al., (2013). Mindfulness-based therapy: A comprehensive meta-analysis. Clinical Psychology Review: Volume 33,

Issue 6, August 2013, Pages 763–771.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của việt nam (thí điểm) (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)