Rối loạn tâm thần Số lượng
nhân viên (%)
Số lượng lãnh đạo (%)
Tâm thần phân liệt 254 (73,2) 24 (85,7)
Động kinh 220 (63,4) 15 (53,6)
Rối loạn lƣỡng cực 233 (67,1) 19 (67,9)
Trầm cảm 317 (91,4) 25 (89,3)
Rối loạn lo âu 313 (90,2) 27 (96,4)
Rối loạn stress sau sang chấn 288 (83,0) 26 (92,9)
Lạm dụng chất gây nghiện 245 (70,6) 21 (75,0) Lạm dụng rƣợu 259 (74,6) 23 (82,1) Chậm phát triển tâm thần 159 (45,8) 15 (53,6) Tự kỷ 183 (52,7) 13 (46,4) Tăng động giảm chú ý 180 (51,9) 12 (42,9) Vấn đề hành vi ở TE và vị thành niên 230 (66,3) 21 (75,0)
Rối loạn nhân cách 182 (52,5) 15 (53,6)
Rối loạn dạng cơ thể 238 (68,6) 22 (78,6)
Cả lãnh đạo bệnh viện và nhân viên trực tiếp tham gia TLTL đều chọn trả lời TLTL có ích đối với các rối loạn có liên quan đến yếu tố tâm lý nhƣ rối loạn trầm cảm (91,4% nhân viên và 89,3% lãnh đạo), rối loạn lo âu (90,2% nhân viên và 96,4% lãnh đạo), rối loạn stress sau sang chấn (83% nhân viên và 92,9% lãnh đạo).
Điều đáng chú ý là một tỷ lệ đáng kể lãnh đạo (85,7%) và nhân viên TLTL (73,2%) cho rằng TLTL có ích cả với bệnh tâm thần phân liệt, căn bệnh điều trị chủ yếu bằng thuốc. Điều này cho thấy họ có kinh nghiệm điều trị nhiều với nhóm bệnh nhân tâm thần phân liệt và thấy rằng tâm lý giúp cho bệnh nhân tuân thủ chỉ định của thầy thuốc hơn.
Tỷ lệ thấp nhất cả nhóm lãnh đạo và nhân viên TLTL nói TLTL có ích là đối với các rối loạn tâm thần ở trẻ em, nhƣ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, các vấn đề hành vi ở trẻ em và vị thành niên. Điều này có thể giải thích rằng cả lãnh đạo và nhân viên TLTL đều chƣa biết nhiều, và chƣa có kinh nghiệm nhiều trong điều trị rối loạn tâm thần trẻ em.
3.3.3. Mức độ yêu thích áp dụng trị liệu tâm lý
Biểu đồ 3.12. Mức độ yêu thích áp dụng trị liệu tâm lý
Tỷ lệ ngƣời thực hiện TLTL cảm thấy khá và rất yêu thích TLTL lớn hơn nhóm u thích bình thƣờng và ít u thích (58%). Tuy vậy, cũng có gần một nửa nhà TLTL cảm thấy bình thƣờng đối với TLTL, trong số đó 77% là bác sỹ. Điều đó có thể giải thích là bác sỹ đƣợc đào tạo, và đƣợc thực hành điều trị bệnh nhân bằng thuốc. Về trị liệu tâm lý, bác sỹ ít đƣợc đào tạo, chƣa triển khai nhiều về TLTL. Ngoài ra, TLTL mất thời gian nhiều hơn điều trị bằng thuốc trong khi chƣa có quy định giá dịch vụ về chi trả cho TLTL nên bác sỹ ít thích cách trị liệu này.
3.3.4. Mức độ tự tin trong trị liệu tâm lý
Biểu đồ 3.13. Mức độ tự tin trong trị liệu tâm lý
48,3% nhà TLTL thấy khá tự tin và rất tự tin, nửa cịn lại thì mức độ tự tin bình thƣờng. Xem xét mức độ tự tin ở các nhóm nghề tâm lý, bác sỹ và điều dƣỡng thấy rằng trong nhóm chuyên ngành tâm lý, đa số khá tự tin trong việc TLTL (23/43), 8/43 ngƣời rất tự tin trong TLTL, cá biệt có 1/43 ngƣời ít tự tin trong việc TLTL. Trong nhóm bác sỹ, đa số chỉ tự tin trung bình trong việc TLTL (111/213), 45/213 ngƣời rất tự tin trong việc TLTL , 4/213 ngƣời ít tự tin trong việc TLTL. Trong nhóm chun ngành điều dƣỡng, đa số chỉ tự tin trung bình trong việc TLTL (28/57), 7/57 ngƣời rất tự tin trong TLTL và 2/57 ngƣời ít tự tin trong việc TLTL.
Xem xét mối quan hệ giữa đánh giá mức độ tự tin trong TLTL với đánh giá về chất lƣợng, hiệu quả, mức độ hài lòng về khả năng TLTL thấy rằng việc đánh giá mức độ tự tin tỷ lệ thuận với việc đánh giá về chất lƣợng, hiệu quả, mức độ hài lòng về TLTL. Cụ thể trong 184 ngƣời đánh giá chất lƣợng TLTL trung bình, đa số chỉ thấy tự tin trung bình trong TLTL (130/184). Trong 91 ngƣời đánh giá chất lƣợng TLTL khá, đa số thấy khá tự tin trong TLTL (54/91). Trong số 47 ngƣời đánh giá chất lƣợng TLTL tốt, đa số rất tự tin trong TLTL (28/47).
Trong số 94 ngƣời đánh giá hiệu quả/lợi ích của TLTL trung bình, đa số chỉ tự tin mức trung bình trong TLTL (79/94). 102 ngƣời đánh giá lợi ích của TLTL khá thì đa số đánh giá là khá tự tin trong TLTL (63/102). Trong số 179 ngƣời có mức độ hài lịng trung bình về khả năng TLTL, đa số chỉ tự tin ở mức trung bình trong TLTL (145/179). Trong số 109 ngƣời có mức độ hài lòng khá về khả năng TLTL, đa số khá tự tin trong TLTL (81/109). Trong số 39 ngƣời rất hài lòng về khả năng TLTL, đa số rất tự tin trong TLTL (34/39).
Vì vậy, để phát triển TLTL trong BVTT, cần quan tâm xây dựng lịng tự tin trong TLTL cho nhóm cảm thấy chƣa tự tin bằng cách khuyến khích tăng cƣờng thực hành TLTL, có giám sát hỗ trợ, và có hình thức động viên khuyến khích khi trị liệu tâm lý đạt kết quả. Với nhóm cảm thấy khá tự tin và rất tự tin trong TLTL cũng cần có cách giúp nhóm này nhận ra rằng hiệu quả và chất lƣợng TLTL vẫn cần phải cải thiện vì sức khỏe của bệnh nhân để họ khơng vì q tự tin mà khơng tiếp tục học hỏi, cải thiện chất lƣợng và hiệu quả công tác TLTL.
3.3.5. Mức độ hài lòng về khả năng trị liệu tâm lý của bản thân
53,2% nhà TLTL thấy bình thƣờng và chƣa hài lịng về khả năng TLTL. So sánh trong các nhóm nghề thấy rằng trong số 43 ngƣời chuyên ngành tâm lý, 53,5% khá hài lịng với khả năng TLTL của mình, 9,3% ngƣời rất hài lịng với khả năng TLTL và chỉ 2,3% ít hài lịng về khả năng TLTL của mình. Trong 212 ngƣời chuyên ngành y, 53,8% hài lòng với khả năng TLTL ở mức trung bình, 14,2% ngƣời rất hài lịng và 4,3% ít hài lịng về khả năng TLTL. Trong 61 điều dƣỡng, 57,4% hài lịng ở mức trung bình, 6,6% ngƣời rất hài lịng và 3,3% ngƣời ít hài lịng về khả năng TLTL.
Cần có kế hoạch hỗ trợ tập huấn và đào tạo về TLTL để tăng khả năng TLTL. Có tới 42,8% nhà TLTL khá hài lòng và rất hài lòng về khả năng TLTL. Một mặt, điều này giúp nhà TLTL tự tin trong quá trình TLTL của mình. Nhƣng mặt khác, sự hài lịng này có xu hƣớng khiến cho họ ít mong muốn học hỏi thêm về kiến thức và kinh nghiệm để tăng chất lƣợng và hiệu quả điều trị. Cần nghiên cứu các ca bệnh do họ thực hiện về mức độ hiệu quả, chất lƣợng để làm cơ sở tạo động cơ tăng cƣờng kiến thức và chuyên môn.
3.3.6. Mức độ coi trọng trị liệu tâm lý của bệnh viện
Khi hỏi ý kiến của nhân viên trực tiếp tham gia trị liệu tâm lý ở bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh về việc bệnh viện coi trọng tri liệu tâm lý ở mức độ nào, 60% ngƣời trả lời ở mức độ khá và rất coi trọng. Tuy nhiên, có đến 40% nói mức độ coi trọng TLTL là bình thƣờng hoặc ít coi trọng. Điều này ảnh hƣởng đến động cơ làm việc của nhà TLTL, đến việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả TLTL.
3.3.7. Những rào cản, khó khăn trong trị liệu tâm lý
3.3.7.1. Với bệnh viện chưa triển khai trị liệu tâm lý
Chúng tơi tìm hiểu ý kiến của đại diện lãnh đạo BVTT tuyến tỉnh chƣa triển khai TLTL về ba nhóm rào cản, khó khăn liên quan đến phía cung ứng dịch vụ (nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, hƣớng dẫn trị liệu, quan điểm về hiệu quả dịch vụ TLTL); rào cản về phía ngƣời sử dụng dịch vụ (bệnh nhân khơng có nhu cầu; bệnh nhân khơng chấp nhận TLTL, và rào cản về mơi trƣờng chính sách (chƣa có cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ TLTL), lãnh đạo cả 10 BVTT tỉnh chƣa triển khai trị liệu tâm lý chỉ nêu khó khăn về phía cung ứng dịch vụ, và khơng đề cập tới khó khăn về phía ngƣời sử dụng dịch vụ.
Trong số khó khăn về cung ứng dịch vụ, khó khăn đƣợc nhiều bệnh viện nhắc đến nhất là khơng có cán bộ chun mơn về TLTL (8/10 BV), rồi đến khơng có hƣớng dẫn/quy trình chun mơn về TLTL (5/10 BV). Cịn khó khăn liên quan đến tài chính nhƣ khơng có kinh phí triển khai, thù lao khơng hợp lý, khơng có nguồn thu chỉ có 3/10 lãnh đạo BV nhắc đến. Thiếu chính sách, cơ chế về TLTL cũng chỉ có 4/10 lãnh đạo BV nhắc đến. Đặc biệt khơng ai nói là TLTL khơng hiệu quả.
Trong số 486 nhân viên y tế chƣa triển khai TLTL, khó khăn đƣợc nhiều ngƣời nêu ra nhất (62%) cũng là khơng có chun mơn để cung cấp dịch vụ TLTL một cách đúng đắn. Khó khăn tiếp theo đƣợc nhắc đến với tỷ lệ cao thứ hai là khơng có hƣớng dẫn chun mơn về TLTL, khơng có phịng
riêng về TLTL (chiếm 25-28%). Khó khăn về tài chính, về chính sách đƣợc khoảng trên dƣới 15% số ngƣời nhắc đến. Cũng có khoảng dƣới 10% nhân viên y tế nói dịch vụ tâm lý khơng tác dụng cao lắm, TLTL phức tạp. Chỉ có 2% ngƣời đƣợc hỏi nói bệnh nhân khơng chấp nhận dịch vụ TLTL.
Nhƣ vậy, cả về phía lãnh đạo và nhân viên trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân tâm thần đều thấy việc chƣa triển khai trị liệu tâm lý chủ yếu là do chƣa có nguồn nhân lực đƣợc đào tạo về trị liệu tâm lý. Các rào cản khác về tài chính, về chính sách cũng có những khơng phải then chốt. Điều này có ý nghĩa đối với những ngƣời lập chính sách phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần theo hƣớng tồn diện trong đó thúc đẩy triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý tại cơ sở CSSKTT trong đó bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh đóng vai trị đầu tầu, chun khoa sâu, hỗ trợ tuyến dƣới. Việc phát triển trị liệu tâm lý chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu đầu tƣ vào phát triển nguồn nhân lực về tâm lý lâm sàng tại các bệnh viện này.
3.3.7.2. Với bệnh viện đã triển khai trị liệu tâm lý
Giống lãnh đạo bệnh viện chƣa triển khai TLTL, các lãnh đạo bệnh viện đã triển khai TLTL đều tập trung vào khó khăn liên quan đến nguồn lực cho cung cấp dịch vụ trị liệu, không thấy lãnh đạo nào nhắc đến rào cản về phía bệnh nhân, và ít bệnh viện nhắc đến khó khăn liên quan đến mơi trƣờng chính sách, sự quan tâm của các bộ ngành và chính quyền các cấp.
Điểm khác trong rào cản về nguồn lực đối với bệnh viện đã triển khai là ngoài việc nguồn nhân lực thiếu về số lƣợng và chƣa đƣợc đào tạo bài bản, lãnh đạo còn nhấn mạnh đến việc các cán bộ làm công tác tâm lý chƣa đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề vì chƣa có mã nghề tâm lý lâm sàng. Rồi khi nhân viên muốn nâng cao trình độ thì chƣa có cơ sở đào tạo chun sâu về TLTL. Khi đƣợc hỏi về chƣơng trình đào tạo thạc sỹ tâm lý lâm sàng của Đại học Quốc gia Hà Nội, một lãnh đạo bệnh viện trả lời: “chúng tơi khơng biết thơng
tin gì về chương trình đó. Nếu có thơng tin tuyển sinh gửi về bệnh viện, chúng tôi sẽ cử người đi học”.
Ngồi ra, vì đã có kinh nghiệm triển khai TLTL nên nhiều lãnh đạo nêu ra rào cản về việc chƣa có bảng giá dịch vụ TLTL nên dịch vụ TLTL chƣa đƣợc bảo hiểm y tế thanh tốn hoặc chƣa có cơ sở thu viện phí về dịch vụ này. Chính vì thế, chƣa tạo đƣợc động lực để nhân viên tham gia cung cấp dịch vụ TLTL. Một lãnh đạo bệnh viện tâm thần tỉnh khu vực Đồng Bằng Sơng Hồng nói: “chúng tơi biết TLTL rất hiệu quả cho các rối loạn tâm căn,
cũng thường xuyên nhắc anh em đẩy mạnh TLTL cho nhóm bệnh nhân này nhưng chỉ nêu ra trong giao ban bệnh viện thế thôi chứ không thể yêu cầu cứng được”.
Ý kiến của nhân viên trực tiếp tham gia TLLT về rào cản trong triển khai TLTL khác với ý kiến lãnh đạo và với nhóm bệnh viện chƣa triển khai TLTL. Điểm khác là rào cản từ phía bệnh nhân. Nhiều ngƣời nói nhu cầu TLTL của bệnh nhân chƣa nhiều, bệnh nhân chƣa nhận thức đƣợc lợi ích của TLTL, nhiều bệnh nhân từ chối, không hợp tác tham gia TLTL, bệnh nhân khơng có thời gian, bệnh nhân chỉ muốn chữa khỏi nhanh trong khi TLTL cần thời gian.
Điều khác nữa là việc TLTL do bác sỹ chuyên khoa tâm thần chỉ định, nhà TLTL không chủ động trong việc đánh giá và xác định nhu cầu TLTL của bệnh nhân. Nhà trị liệu chƣa đủ tự tin trong TLTL vì khơng đƣợc đào tạo bài bản, đầy đủ và chính thống, khơng có chứng chỉ hành nghề, khơng có chỗ nào để tiếp tục đào tạo nâng cao kiến thức, khơng có ai giám sát hỗ trợ chun mơn, khơng có hƣớng dẫn quy trình TLTL giống nhƣ quy trình chữa trị bên ngành y, khơng có phịng riêng TLTL. Làm trị liệu mà khơng đƣợc thanh tốn.
3.3.8. Đề xuất để triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý hiệu quả
Khi đƣợc hỏi ý kiến đề xuất để tăng cƣờng dịch vụ trị liệu tâm lý trong thời gian tới, lãnh đạo và nhân viên trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân tâm thần đã kiến nghị các nội dung cụ thể cho từng nhóm đối tƣợng nhƣ sau:
Đề xuất đối với Bộ Y Tế
Cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật dƣới dạng thơng tƣ, hoặc quy định trong đó quy định trị liệu tâm lý là một liệu pháp trị liệu trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cần phải triển khai trong các cơ sở khám chữa bệnh cho bệnh nhân rối loạn tâm thần
Thống nhất dịch vụ, cơ chế thanh toán với cơ quan BHYT
Cần ban hành các quy trình, hƣớng dẫn trị liệu tâm lý cho các rối loạn tâm thần thƣờng gặp trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần
Chủ trì trong việc xây dựng mã nghề tâm lý lâm sàng
Chủ trì xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực về tâm lý lâm sàng trong cơ sở CSSKTT trong đó có chính sách về đào tạo tâm lý lâm sàng, về định biên, về tuyển dụng và chính sách đãi ngộ.
Chủ trì xây dựng quy chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho việc triển khai trị liệu tâm lý lâm sàng tại các cơ sở CSSKTT.
Hỗ trợ chính sách đào tạo dài hạn, đào tạo nâng cao về TLTL cho nhân viên tham gia vào TLTL, cả chuyên ngành tâm lý, bác sỹ, điều dƣỡng.
Đề xuất đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố
Quan tâm tới đầu tƣ cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ TLTL
Cho phép các bệnh viện triển khai dịch vụ TLTL
Có chính sách thu hút nguồn nhân lực làm việc trong các cơ sở CSSKTT của tỉnh trong đó có nhân viên tâm lý trị liệu
Quan tâm giúp đỡ về truyền thông, nâng cao nhận thức ngƣời dân về rối loạn tâm thần, về hiệu quả, ích lợi của TLTL đối với rối loạn tâm thần
Đề xuất với bệnh viện tâm thần tỉnh
Xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ TLTL tại BVTT tuyến tỉnh
Thành lập khoa tâm lý lâm sàng để thực hiện các phƣơng pháp TLTL
Cần ƣu tiên cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn chuyên môn về tâm lý trị liệu
Hƣớng dẫn quy trình phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ, nhân viên tâm lý và điều dƣỡng trong đánh giá và xây dựng kế hoạch trị liệu cho bệnh nhân
Nghiên cứu, ứng dụng các phƣơng pháp trị liệu hƣớng tới cộng đồng
Đề xuất với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân
Chấp hành các quy định của bệnh viện và kế hoạch TLTL
Bệnh nhân cùng gia đình hợp tác tham gia đầy đủ quy trình TLTL
Có nhận thức đúng về TLTL, biết đƣợc lợi ích và tầm quan trọng của TLTL
Tham gia công tác truyền thông để cộng đồng hiểu đƣợc tác dụng của