CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4.3. Ảnh hưởng của Cd trong đất đến tích luỹ Cd trong cải mơ, rau muống trên đất
3.4.3.2. Ảnh hưởng của Cd trong đất xám bạc màu đến tích luỹ Cd trong cải mơ, rau
mơ, rau muống
a. Đối với cải mơ:
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cd trong đất xám đến hàm lượng Cd tích luỹ trong rau cải mơ cho thấy, ở công thức đối chứng khơng bón Cd (Cd1) hàm lượng Cd tích luỹ trong cải mơ đạt 0,011mg/kg tươi. Ở công thức Cd2, hàm lượng Cd tích luỹ trong cải mơ đạt 0,101 mg/kg rau tươi gấp khoảng 8 lần so với khơng bón Cd. Tương tự ở các công thức Cd3 hàm lượng Cd trong cải mơ tăng 11 lần so với đối chứng; ở cơng thức có mức bón Cd cao nhất (Cd5) hàm lượng Cd trong cải mơ đạt 0,175mgCd/kg rau tươi, tăng gần 16 lần so với đối chứng. Kết quả xử lý thông kê cũng cho thấy sự sai khác về hàm lượng Cd trong cải mơ giữa các cơng thức thí nghiệm ở mức có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên hàm lượng Cd trong rau ở tất cả các cơng thức thí nghiệm vẫn ở ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Y tế về ngưỡng an toàn của Cd trong rau ăn lá (QCVN 8-2:2011/BYT).
Bảng 3.30. Hàm lượng Cd trong đất xám bạc màu và rau cải mơ
STT Công thức thí
nghiệm
Cd trong đất (mg/kg
đất khơ) Cd (mg/kg rau tươi)
1 Cd1 0,04 0,011 2 Cd2 2 0,101 3 Cd3 3 0,129 4 Cd4 4 0,144 5 Cd5 6 0,175 QCVN 8-2:2011/BYT 0,2 LSD0,05: 0,0195
Hình 3.19. Tương quan hàm lượng Cd trong đất xám bạc màu và rau cải mơ
Đánh giá tương quan giữa hàm lượng Cd trong đất phù sa sông Hồng và rau cải mơ bằng hàm số Y=aX+b, cho thấy hệ số tương quan R2 là 0,907 (tương đương r là 0,952), như vậy hàm lượng Cd trong đất ở các cơng thức thí nghiệm đã có tác động làm gia tăng sự tích luỹ Cd trong rau muống trên đất xám bạc màu ở mức 95% (P=0,05).
b. Rau muống:
Bảng 3.31. Hàm lượng Cd trong đất và rau muống trên đất xám bạc màu
STT Công thức thí nghiệm Cd trong đất (mg/kg đất khơ) Cd (mg/kg rau tươi)
1 Cd1 0,041 0,028 2 Cd2 2,080 0,104 3 Cd3 3,371 0,154 4 Cd4 4,142 0,217 5 Cd5 6,218 0,332 QCVN 8-2:2011/BYT 0,2 LSD0,05: 0,061
Hình 3.20. Tương quan hàm lượng Cd trong đất xám bạc màu và rau muống
Hàm lượng Cd trong đất xám bạc màu và rau muống được thể hiện trên bảng 3.31 và hình 3.20 cho thấy, ở cơng thức Cd1 (khơng bón Cd bổ sung) hàm lượng Cd tích luỹ trong rau muống đạt 0,028mg/kg rau tươi. Ở các cơng thức bón bổ sung Cd vào đất ở các mức (2 mg, 3 mg, 4mg và 6mg Cd/kg đất) hàm lượng Cd tích luỹ trong rau muống đạt các lần lượt là (0,104; 0,154; 0,217 và 0,332) mgCd/kg rau muống tươi. So sánh, đánh giá hàm lượng Cd trong rau ở tất cả các cơng thức thí nghiệm với quy định của Bộ Y tế về ngưỡng an toàn của Cd trong rau ăn lá (QCVN 8-2:2011/BYT) cho thấy ở công thức (Cd4 và Cd5) hàm lượng Cd trong rau muống có mức ơ nhiễm vượt q quy định cho phép.
Đánh giá tương quan giữa hàm lượng Cd trong đất và rau muống trên đất phù sa sông Hồng bằng hàm số Y=aX+b, cho thấy hệ số tương quan R2 là 0,989 (tương đương r là 0,994), như vậy hàm lượng Cd trong đất ở các cơng thức thí nghiệm đã có tác động làm gia tăng sự tích luỹ Cd trong rau cải mơ trên đất phù sa sông Hồng ở mức 99% (P=0,01).
Kết quả nghiên cứu dự án ACIAR/LWR/1998/119 hợp tác nghiên cứu giữa Trung Tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc và Viện Thổ nhưỡng Nơng hố giai đoạn 2002-2005 cho thấy: ở các mức bón Cd bổ sung vào đất các mức (2, 4, 16 và 40) mgCd/kg đất, đã có tác động làm gia tăng tích luỹ Cd trong bắp cải (hàm lượng Cd trong bắp cải đạt lần lượt là (0,084; 0,11 ; 0,332 và 0,494) mgCd/kg bắp cải tươi trên đất xám bạc màu. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Lan Hương (2015) về độc học của Pb và Cd trên cà chua, rau muống, cà rốt trên đất phù sa sông Hồng và đất xám, kết quả cho thấy, Cd trong đất đã tác động làm tích luỹ Cd trong các cây trồng nghiên cứu,
hàm lượng Cd và Pb tích luỹ chủ yếu ở rễ tiếp theo là tích luỹ trên thân cây và lá của các cây trồng nghiên cứu. Đánh giá kết quả nghiên cứu hàm lượng Cd trong đất phù sa