CHƯƠNG II : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nội dung, vật liệu và địa điểm nghiên cứu
2.3.1 Nội dung nghiên cứu
+ Nội dung (1): Đánh giá hàm lượng Cd trong một số nhóm và loại đất chính sử dụng trong sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam (đất xám, đất phù sa, đất đỏ vàng, đất cát) theo nguồn gốc phát sinh, theo vùng sinh thái phân bố.
+ Nội dung (2): Đánh giá tương quan hàm lượng Cd trong đất và cây trồng (cây lương thực, cây thực phẩm) dưới các loại hình thâm canh sản xuất nông nghiệp và tác động của chất thải (công nghiệp, đô thị, làng nghề).
+ Nội dung (3): Xác định mức độ ảnh hưởng hàm lượng Cd trong đất đối với động thái tích luỹ Cd trong rau ăn lá (cải mơ, rau muống) trên đất phù sa sông Hồng và đất xám bạc màu.
2.3.2. Vât liệu và địa điểm nghiên cứu
2.3.2.1. Vật liệu nghiên cứu
+ Nội dung (1): Nghiên cứu trên cơ sở phân tích hàm lượng Cd tổng số trong 194 mẫu đất xám được phân loại (đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên phù sa cổ có tầng loang lổ, đất xám bạc màu trên phù sa cổ có tầng loang lổ, đất xám trên phù sa cổ có TPCG nhẹ, đất xám trên granit, đất xám trên sản phẩm dốc tụ và đất xám trên đá macma axit); 273 mẫu đất phù sa của các hệ thống sông (sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mã, sông Lam và một số hệ thống sông khác); 253 mẫu đất đỏ, bao gồm (khu vực miền núi phía Bắc, khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ); 200 mẫu đất cát, bao gồm (Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
+ Nội dung (2): Nghiên cứu sự tích lũy Cd trong một số loại cây lương thực và
cây thực phẩm, thóc, lạc, rau muống, khoai lang, ớt với tổng số 230 cặp mẫu đất và sản phẩm cây trồng. Trong đó đánh giá mối quan hệ giữa Cd trong đất và cây trồng ở các vùng sản xuất nông nghiệp với tổng số 187 cặp mẫu (đất – cây trồng), ở các vùng chịu tác động của chất thải với tổng số 103 cặp mẫu (đất – cây trồng).
với hai đối tượng cây trồng là cải mơ và rau muống.
2.3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
+ Nội dung (1): Một số loại đất chính Việt Nam trên phạm vi tồn quốc;
+ Nội dung (2): Triển khai lấy mẫu nghiên cứu tại các vùng sản xuất nơng nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh.
+ Nội dung (3): Nghiên cứu tại khu vực thí nghiệm của Viện Mơi trường Nơng nghiệp, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội.