Ảnh hưởng của Cd trong đất đến sinh trưởng, năng suất của (cải mơ, rau

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cadimi trong một số nhóm đất ở việt nam và tích luỹ cadimi trong rau ăn lá (Trang 100 - 104)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.2. Ảnh hưởng của Cd trong đất đến sinh trưởng, năng suất của (cải mơ, rau

rau muống) trên đất xám bạc màu và đất phù sa sông Hồng

Để đánh giá ảnh hưởng của Cd trong đất xám bạc màu và phù sa sông Hồng đối với cải mơ và rau muống đến quá trình sinh trưởng và năng suất, các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới được bố trí tại khu thí nghiệm của Viện MTNN. Bên cạnh việc xử lý số liệu thu thập được, các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của Cd đến chiều cao và năng suất của cây trồng ở các cơng thức thí ngiệm được xử lý đánh giá thông kê bằng phần mềm IRRI STATIS. Kết quả thu thập được so sánh và đánh giá với các nghiên cứu trong cùng lĩnh vực.

3.4.2.1. Trên đất phù sa sơng Hồng

Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của Cd đến sinh trưởng và năng suất cải mơ trên đất phù sa sông Hồng được thể hiện qua bảng 3.24.

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của các mức Cd trong đất đến sinh trưởng và năng suất của rau cải mơ trên đất phù sa sông Hồng

TT Công thức Cao cây

(cm) Năng suất tươi (kg/chậu)

Năng suất tươi (tấn/ha) 1 Cd1 18,5 0,060 3,97 2 Cd2 20,6 0,090 6,02 3 Cd3 22,3 0,135 9,01 4 Cd4 21,8 0,117 7,80 5 Cd5 22,4 0,122 8,11

Chiều cao (LSD0,05: 1,81) Năng suất (LSD0,05: 0,15)

Đối với cải mơ trên đất phù sa sông Hồng, với các mức Cd nghiên cứu từ 1 mgCd/kg đất đến 6 mgCd/kg đất, về hình thái cải mơ sinh trưởng và phát triển khá tốt ở các cơng thức thí nghiệm, ở các cơng thức có bón Cd cải mơ có chiều hướng sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với công thức đối chứng (Cd1- khơng bón bổ sung Cd). Về chiều cao trung bình của rau cải mơ ở các công thức thí ngiệm đạt từ 18,5 – 22,4cm, năng suất trung bình ở các cơng thức thí nghiệm đạt từ 3,97-9,01 tấn tươi/ha. So sánh về chiều cao, năng suất cho thấy, ở các cơng thức có bón Cd bổ sung, cải mơ

cho có khả năng sinh trưởng tốt hơn, chiều cao cây và năng suất đều cao hơn so với công thức khơng bón Cd bổ sung ở mức có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Như vậy, ở các mức Cd nghiên cứu trong đất phù sa sông Hồng, hàm lượng Cd trong đất đã khơng kìm hãm sự phát triển cũng như làm giảm năng suất của cải mơ ở các cơng thức thí nghiệm, thậm trí hàm lượng Cd cịn kích thích sự phát triển của cải mơ cũng như tác động làm tăng năng suất của cải mơ cao hơn trên đất phù sa sông Hồng.

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của Cd trong đất đến sinh trưởng và năng suất của rau muống trên đất phù sa sông Hồng

TT Công thức Cao cây

(cm)

Năng suất tươi

(kg/chậu) Năng suất tươi (tấn/ha)

1 Cd1 58,30 0,264 17,58

2 Cd2 57,33 0,306 20,38

3 Cd3 49,33 0,320 21,33

4 Cd4 43,83 0,298 19,87

5 Cd5 49,67 0,248 16,53

Chiều cao (LSD0,05: 7,51) Năng suất (LSD0,05: 0,128)

Các công thức thí nghiệm được tiếp tục triển khai trên cây rau muống, cũng tương tự như cải mơ, kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao cây tại thời điểm thu hoạch ở các cơng thức đạt từ 43,83-58,3cm; năng suất trung bình ở các công thức đạt từ 16,53-21,33 tấn tươi/ha. Hàm lượng Cd trong đất tăng dần theo các cơng thức thí nghiệm khơng có tác động đáng kể đến quá trình sinh trưởng của rau muống ở các công thức (Cd2 và Cd5), chiều cao rau muống tuy giảm nhưng ở mức khơng có ý nghĩa thống kê; tuy nhiên ở công thức (Cd4 và Cd5), với hàm lượng Cd trong đất là 4mg/kg đất và 6mg/kg đất, chiều cao cây có hiện tượng giảm ở mức có ý nghĩa thống kê so cới công thức đối chứng (Cd1). So sánh về năng suất giữa các cơng thức thí nghiệm cho thấy, hàm lượng Cd bón bổ sung đã ảnh hưởng rất rõ nét, làm tăng năng suất của rau muống ở các công thức (từ Cd2 đến Cd4) trên đất phù sa sơng Hồng ở mức có ý nghĩa thống kê. Như vậy đối với rau muống trên đất phù sa sông Hồng với các mức Cd trong đất nghiên cứu từ 2 – 4mgCd/kg đất (Cd2-Cd4) đã khơng có tác động kìm hãm sự sinh trưởng và làm giảm năng suất của rau muống, thậm trí năng suất của rau muống còn tăng hơn so với đối chứng, tuy nhiên ở mức 6mgCd/kg đất

(Cd5), chiều cao và năng suất của rau muống giảm ở mức có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.

3.4.2.2. Trên đất xám bạc màu

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của Cd trong đất (hàm lượng tăng dần từ 1mgCd/kg đất - 6mgCd/kg đất) đến sinh trưởng, năng suất của cải mơ và rau muống trên đất xám bạc màu được thể hiện lần lượt qua các bảng 3.26 và 3.27.

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của Cd trong đất đến sinh trưởng và năng suất của rau cải mơ trên đất xám bạc màu

TT Công thức Cao cây

(cm)

Năng suất tươi

(kg/chậu) Năng suất tươi (tấn/ha)

1 Cd1 19,6 0,047 3,15

2 Cd2 22,1 0,059 3,94

3 Cd3 20,3 0,045 3,05

4 Cd4 20,8 0,039 2,60

5 Cd5 17,8 0,033 2,17

Chiều cao (LSD0,05: 1,81) Năng suất (LSD0,05: 0,15)

Đối với đất xám bạc màu với hàm lượng Cd từ 0,04 mgCd/kg đất đến 6 mgCd/kg đất, quá trình theo dõi cho thấy về hình thái cải mơ sinh trưởng và phát triển khá tốt. Chiều cao trung bình của rau cải mơ đạt 17,8 – 22,1cm, chiều cao trung bình đạt cao nhất ở công thức Cd2 và thấp nhất ở công thức Cd5 (hàm lượng Cd trong đất là 6 mg/kg đất). Năng suất trung bình ở các cơng thức thí nghiệm dao động 3,05-3,94 tấn tươi/ha, năng suất trung bình của cải mơ ở hai công thức có hàm lượng Cd cao (Cd4 và Cd5) cho thấy năng suất thấp hơn so với các cơng cịn lại. So sánh, phân tích thống kê về chiều cao cây cho thấy, ở các công thức bón Cd cao hơn trong đất (Cd2, Cd3, Cd4) chiều cao của cải mơ có dấu hiệu tăng cao hơn so với đối chứng, ở công thức (Cd2) cao hơn so với đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê, ở các công thức Cd3 và Cd4 chiều cao cây cải mơ tuy có tăng nhưng chưa ở mức có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (Cd1). Kết quả so sánh thống kê cũng cho thấy ở công thức Cd5 (hàm lượng Cd trong đất là 6mg/kg đất) đã có tác động làm giảm chiều cao của cải mơ trên đất xám bạc màu ở mức có ý nghĩa thống kê (P=0,05) so với cơng thức đối chứng.

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của Cd trong đất đến sinh trưởng và năng suất của rau muống trên đất xám bạc màu

TT Công thức Cao cây (cm)

Năng suất tươi (kg/chậu)

Năng suất tươi (tấn/ha) 1 Cd1 35,2 0,12 8,0 2 Cd2 39,3 0,16 10,9 3 Cd3 35,0 0,17 11,5 4 Cd4 35,7 0,18 12,1 5 Cd5 36,2 0,19 12,5

Chiều cao (LSD0,05: 2,86) Năng suất (LSD0,05: 0,46)

Tương tự như thí nghiệm trên đất phù sa, thí nghiệm được tiếp tục triển khai với cây rau muống trên đất xám, kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất của rau muống được thể hiện trên bảng 3.27. Đối với rau muống trên đất xám, chiều cao trung bình của rau muống dao động 35 – 39,3cm; năng suất trung bình ở các công thức đạt 8,0-12,5 tấn tươi/ha. So sánh chiều cao cây và năng suất cho thấy, hàm lượng Cd bón bổ sung vào đất đã khơng làm giảm về chiều cao cũng như năng suất của rau muống trên đất xám bạc màu; kết quả xử lý thông kê về năng suất cho thấy ở các công thức bón Cd bổ sung, năng suất của rau muống đều tăng so với đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê.

Theo Phạm Quang Hà (2001) tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy, Cd trong đất có đặc điểm khá linh động, có bán kính hydrát hóa giống với Zn vì vậy cây trồng thường sẽ bị ngộ nhận với yếu tố dinh dưỡng là Zn. Kết quả nghiên cứu của dự án ACIAR/LWR/1998/119 Viện Thổ nhưỡng Nơng hố trong giai đoạn (2001-2005) cho thấy ở mức bón Cd từ 2mg Cd/kg đất đến 40mg Cd/kg đất, khơng có những tác động đáng kể đến q trình sinh trưởng cũng như năng suất của cây bắp cải trên đất xám bạc màu.Theo Hediji, Hedia và nnk (2015) khi nghiên cứu trên cà chua, sau khoảng thời gian sinh trưởng 90 ngày trong môi trường ô nhiễm thủy canh (0,20 đến 100 µMCdCl2 ), kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cà chua thích nghi và sinh trưởng tốt mơi trường thuỷ canh có Cd ở mức 20 µMCdCl2.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu về Cd trong đất với các mức từ 2mg/kg đến 6mg/kg đất đối với hai loại đất xám bạc màu và đất phù sa sông Hồng trên cây cải mơ

và rau muống cho thấy, việc tăng dần hàm lượng Cd trong đất đã không cho thấy tác động kìm hãm sinh trưởng và phát triển đáng kể, thập trí năng suất của cải mơ và rau muống còn tăng cao hơn so với đối chứng, đặc biệt là ở các cơng thức thí nghiệm có mức bón từ 2-5mgCd/kg đất. Đối chiếu với các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của Cd đến một số loại cây trồng có thể thấy ở các thí nghiệm nghiên cứu về Cd trên đất phù sa sông Hồng và đất xám bạc màu với rau cải mơ và rau muống cho kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của dự án (ACIAR/LWR/1998/119, 2005) và (Hediji, Hedia và nnk, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cadimi trong một số nhóm đất ở việt nam và tích luỹ cadimi trong rau ăn lá (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)