CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6. Tổng quan đất Việt Nam và một số nghiên cứu về Cadimi trong đất, cây trồng
1.6.1. Một số loại đất chính sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,097 triệu ha, trong đó diện tích sơng suối và núi đá khoảng 1.068.100 ha (chiếm khoảng 3,32% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên). Các loại đất sử dụng trong nông nghiệp hiện nay chủ yếu là đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất cát biển, đất mặn và đất phèn (Lê Văn Khoa, Lê Đức, 2014).
Bảng 1.8. Diện tích của các nhóm đất chính ở Việt Nam
STT Nhóm đất Diện tích (triệu ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất bãi cát, cồn cát, đất cát 0,569 1,72 2 Đất mặn 0,925 2,8 3 Đất phèn 1,855 5,61 4 Đất phù sa 3,4265 10,36 5 Đất lầy và than bùn 0,014 0,04 6 Đất xám và xám bạc màu 2,009 6,08 7 Đất đỏ xám nâu vùng bán khô hạn 0,114 0,35 8 Đất đen 0,312 0,95
9 Đất đỏ vàng 17,362 53,29
10 Đất mùn vàng đỏ trên núi 3,262 9,87
11 Đất mùn trên núi cao 0,204 0,62
12 Đất thung lũng 0,439 1,33
13 Đất mòn trơ xỏi đá 0,373 1,13
14 Đất lập liếp 0,404 1,22
Tổng diện tích đất 31,533 95
Tổng diện tích tự nhiên 33,068 100
Nguồn: Lê Thái Bạt, Phạm Quang Khánh, 2015
Đất phù sa là nhóm đất màu mỡ nhất của Việt Nam trong loại hình thổ nhưỡng vùng đồng bằng, ít có yếu tố hạn chế đến sản xuất nông nghiệp. Đất phù sa của Việt Nam thường phân bố ở giữa khối đất bồi tụ hai đồng bằng tam giác chân lớn là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng các sông khác ở miền Trung. Đất phù sa được chia thành 3 loại: Đất phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và các sơng khác.
Nhóm đất đỏ vàng có diện tích khoảng 17.071.594 chiếm 53,29% diện tích tự nhiên cả nước, phân bố rộng khắp các vùng đồi núi, phổ biến ở địa hình cao (độ cao tuyệt đối từ 50m đến 1000m), dốc, chia cắt mạnh, phong hóa nhanh. Nhóm đất này có các loại đất chính là đất nâu đỏ, đất nâu vàng và đất mùn vàng đỏ trên núi.
Nhóm đất xám bạc màu có diện tích khoảng 2 triệu ha, phần lớn phân bố ở địa hình đồi núi. Chia thành các loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám bạc màu gờ lây trên phù sa cổ, đất xám bạc màu trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit và đá cát.
Đất cát có diện tích khoảng 569 nghìn ha, chiếm 1,72 % diện tích cả nước, phân bố chủ yếu ở ven biển các tỉnh ven biển miền trung Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận…). Ngồi ra, có một số đất cát phân bố ven các sông lớn hoặc ở một số vùng đất phát triển tại chỗ trên đá mẹ sa thạch hoặc Granit. Có 3 loại đất cát phổ biến ở Việt Nam là đất cồn cát trắng, đất cồn cát đỏ và đất cát biển (Hồ Quang Đức và cộng sự, 2014).
Đất mặn chiếm khoảng gần 1 triệu ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ như: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre và các tỉnh Bắc Bộ
như: Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa. Ngồi ra cịn có một ít đất mặn nội địa phân bố ở Ninh Thuận, gọi là đất mặn kiềm. Nhóm đất mặn được chia ra các loại sau: Đất mặn sú, vẹt, đước; Đất mặn nhiều; đất mặn trung bình và mặn ít.
Đất phèn được hình thành từ sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (sunlfidic material)- Pyrite. Trong điều kiện khử, vật liệu sinh phèn sẽ hình thành đất phèn tiềm tàng và khi bị oxy hóa, tầng Pyrite sẽ tạo nên Jarosite (có màu vàng rơm), hình thành tầng phèn (sulfuric horizon) là tầng chẩn đốn của đất phèn hoạt động (hay cịn gọi là đất phèn hiện tại).
Đất phèn tiềm tàng có khoảng gần 600 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ. Đất phèn hoạt động có khoảng gần 1,4 triệu ha, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Hồ Quang Đức và cộng sự, 2014).