Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 40 - 43)

STT Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Sử dụng phương pháp graph 2(9,52%) 7(33,33%) 12(57,14%) 2 Sử dụng SĐTD khi dạy học hóa học

bài hình thành kiến thức mới

2(9,52%) 4(19,05%) 15(71,43%)

3 Sử dụng SĐTD khi dạy học hóa học bài ơn tập, luyện tập

4(19,05%) 8(38,1%) 9(42,86%)

4 Sử dụng SĐTD khi dạy học hóa học bài thực hành 0(0,00%) 3(14,28%) 18(85,71%) 5 Sử dụng SĐTD hướng dẫn HS củng cố bài học trên lớp 5(23,8%) 6(28,57%) 10(45,63%) 6 Sử dụng SĐTD hướng dẫn HS tự hệ thống bài ở nhà 5(23,8%) 6(28,57%) 10(45,63%)

Kết quả trên cho thấy phương pháp graph, phương pháp graph kết hợp với dạy học theo nhóm đã được GV sử dụng nhưng khơng thường xuyên. Về tác dụng của SĐTD, 100% GV đều cho rằng đây là một cách hay, rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ học sinh ghi chép bài và tự học ở nhà nhưng 82% GV cho rằng SĐTD chỉ thích hợp với dạng bài tổng kết kiến thức. SĐTD là một cơng cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở bậc trung học, đại học cũng như các bậc học cao hơn vì chúng giúp người

dạy lẫn người học có thể hệ thống lại kiến thức, trình bày ý tưởng rõ ràng, kích thích sự sáng tạo, tăng cường khả năng ghi nhớ, tìm ra nhiều ý tưởng mới…

Cũng do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn và cũng chưa được biết đến các phần mềm hỗ trợ việc xây dựng SĐTD nên các thầy cô vẫn chủ yếu hướng dẫn học sinh vẽ SĐTD bằng tay. Mặc dù chỉ được vẽ SĐTD bằng tay nhưng hầu hết các tiết học có sử dụng SĐTD đều được sử ủng hộ rất nhiệt tình của học sinh. Các tiết học này thường ồn ào hơn, khơng khí lớp học vui vẻ hơn.

Sau đây là một số hình ảnh về một tiết học có sử dụng SĐTD và một vài sản phẩm của học sinh.

Hình 1.7. Học sinh lớp 11 B10- trường THPT An Dương – thành phố Hải Phòng

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 chúng tơi đã trình bày những vấn đề sau:

1. Tính tích cực học tập của HS, các PPDH tích cực nhằm phát huy được tính tích cực nhận thức, chủ động, sáng tạo của HS và những nét đặc trưng của các phương pháp này

2. Khái niệm graph, cách lập và sử dụng graph trong việc tổ chức hoạt động dạy học hóa học

3. Khái niệm, phương pháp lập SĐTD. Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Mindject MindManager 8.0 để vẽ SĐTD có sự hỗ trợ của máy tính

4. Sử dụng phương pháp graph và SĐTD trong việc chuẩn bị kế hoạch thiết kế giáo án bài dạy

5. Thực trạng giảng dạy mơn hóa học nói chung và việc áp dụng phương pháp dạy học mới như phương pháp và xây dựng SĐTD trong giảng dạy hóa học

Tất cả những vấn đề trên là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi nghiên cứu thiết kế và đề xuất sử dụng phương pháp graph và SĐTD để tổ chức hoạt động học tập hóa học cho HS chương nhóm nitơ Hóa học 11 nâng cao THPT

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ, SỬ DỤNG GRAPH VÀ SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NHÓM NITƠ HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Mục tiêu và phân phối chƣơng trình chƣơng nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

2.1.1. Mục tiêu dạy học chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

Chương nhóm nitơ nằm trong phần hóa phi kim của chương trình hóa học 11 nâng cao THPT có mục tiêu cơ bản như sau:

- Về kiến thức: HS biết và hiểu tính chất hóa học cơ bản của nitơ, photpho, tính

chất vật lý, hóa học của một số hợp chất: NH3, NO, NO2, HNO3, P2O5, H3PO4, phương pháp điều chế và ứng dụng của các đơn chất và một số hợp chất của nitơ, photpho.

- Về kỹ năng: Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng

 Quan sát, phân tích, tổng hợp và dự đốn tính chất của các chất.

 Lập PTHH, đặc biệt của phản ứng oxi hóa khử.

 Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương.

- Về tình cảm, thái độ: Thơng qua nội dung kiến thức của chương, giáo dục cho HS

tình cảm u thiên nhiên, có ý thức bảo vệ mơi trường đặc biệt mơi trường khơng khí và đất, giữ gìn vệ sinh an tồn thực phẩm. Có ý thức gắn lý thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tự giác, tích cực nghiên cứu tính chất của các chất.

2.1.2. Phân phối chương trình chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 40 - 43)