Sơ đồ tóm tắt việc dạy học theo phương pháp graph

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 27 - 32)

1.3.3.1. Sử dụng phối hợp graph với các PPDH khác

Trong giờ ơn tập, luyện tập GV có thể sử dụng phối hợp phương pháp graph với các phương pháp dạy học khác, cụ thể như:

- Phối hợp graph với thuyết trình nêu vấn đề: GV có thể nêu và giải quyết từng vấn

đề cơ bản ở các đỉnh của graph, trình bày mối liên hệ giữa các kiến thức bằng sự nối HS tự kiểm tra đánh giá trình độ lĩnh hội bài học

kỹ năng đọc, dịch, tự lập graph GV kiểm tra đánh giá

trò về chất lượng học, khả năng đọc, dịch,

lập graph

Quá trình áp dụng phương pháp graph vào dạy học

GV lập graph nội dung bài lên lớp

HS lĩnh hội graph nội dung bài lên lớp

GV chuyển graph nội dung bài lên lớp thành

graph giáo án

Trên lớp GV triển khai bài học theo phương

pháp graph

HS tự học ở nhà bằng phương pháp graph

các đỉnh graph và kết thúc bài thuyết trình là một sơ đồ đầy đủ các kiến thức cơ bản của chương.

- Phối hợp graph với đàm thoại nêu vấn đề: GV tổ chức, điều khiển hoạt động hệ

thống các kiến thức chốt ở từng đỉnh của graph bằng các câu hỏi có liên quan. HS làm việc độc lập trả lời câu hỏi, GV hệ thống chỉnh lý và điền vào các đỉnh của graph, GV và HS cùng thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản (cung) và cuối cùng sẽ có một graph hồn chỉnh của bài luyện tập.

- Phối hợp graph với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật: GV có thể sử dụng máy vi

tính với phần mềm trình diễn để trình bày nội dung bài luyện tập. Bằng sự xuất hiện dần từng đỉnh của graph và kết hợp thêm các hình ảnh, tư liệu để minh hoạ hoặc khái quát, vận dụng kiến thức sẽ làm cho bài học hấp dẫn và sinh động hơn. Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức chốt bằng đường nối các cung và kết thúc bài học là một graph nội dung hoàn chỉnh.

Như vậy GV triển khai graph nội dung tồn bài ơn tập, tổng kết, HS nắm kiến thức qua graph và sử dụng graph cho quá trình tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Hình thức này phù hợp với những chương có nhiều kiến thức, đồng thời giúp HS đọc được các trình bày nội dung kiến thức cần hệ thống theo sơ đồ và sự phát triển kiến thức thông qua các mối liên hệ giữa chúng.

1.3.3.2. Hướng dẫn HS tự thiết lập graph nội dung bài luyện tập. GV có thể thực hiện việc hướng dẫn HS lập graph nội dung bài ôn tập theo các bước và tăng dần mức độ tự lực của HS như sau:

- Bước 1. GV cung cấp graph câm (gồm các ô trống ở các đỉnh) và yêu cầu HS hồn thành mã hố nội dung của các đỉnh trong các khung của graph câm, lập các cung của graph. Trong giờ ơn tập GV trình bày nội dung theo graph đã chuẩn bị, HS so sánh các graphcuar mình đã lập với graph của GV trình bày. GV có thể u cầu HS trình bày sự chuẩn bị của mình, các bạn cùng góp ý để cùng nhau xây dựng một graph tối ưu.

- Bước 2. GV yêu cầu HS tự thiết kế toàn bộ graph cho nội dung bài luyện tập, công việc này giao cho HS chuẩn bị trước khi luyện tập hoặc tổ chức cho HS thảo luận nhóm cùng thiết kế graph và tổ chức cho các nhóm hoặc cá nhân HS trình bày, cả lớp thảo luận nhận xét và chỉnh sửa để có graph bài học tối ưu.

1.3.4. Nhận xét, đánh giá về phương pháp graph

Graph là phương pháp có tính khái qt cao giúp GV hệ thống kiến thức, tạo ra mối liên hệ các kiến thức dưới dạng các sơ đồ trực quan. Sử dụng phương pháp graph khi ơn tập có thể hệ thống được một khối lượng lớn kiến thức vì graph có những tính năng như:

- Tính khái quát: Khi nhìn vào graph ta sẽ thấy được tổng thể của các kiến thức,

logic phát triển của vấn đề và các mối liên hệ giữa chúng.

- Tính trực quan: Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí hình ảnh

cân đối, có thể dùng kí hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để nhấn mạnh những nội dung quan trọng.

- Tính hệ thống: Dùng graph có thể thể hiện được trình tự kiến thức của chương,

logic phát triển của kiến thức thơng qua các trục chính hoặc các nhanhschi tiết của logic và tổng kết được các kiến thức chốt và những kiến thức có liên quan.

- Tính súc tích: Graph cho phép dùng các kí hiệu, quy ước viết tắt ở các đỉnh nên đã

nêu lên được những dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức, loại bỏ được những dấu hiệu thứ yếu của khái niệm.

- Về tâm lý và sự lĩnh hội: HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quan trọng

ở các đỉnh của graph và cả logic phát triển của cả một hệ thống kiến thức.

Phương pháp graph giúp hệ thống kiến thức về những chuyên đề nhỏ riêng biệt, với các vấn đề lớn thì sự mơ tả bằng graph dễ gây sự rắc rối và khó nhìn.

1.4. Sơ đồ tƣ duy [32, 33, 34, 35]

1.4.1. Khái niệm sơ đồ tư duy

SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương pháp ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả. SĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau, có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, nó giống như cấu trúc của cây tự nhiên.

SĐTD được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh cuả bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với computer, ngồi khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện cuả một câu truyện) thì nó cịn có khả

năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp minh hoạ tận dụng cả hai khả năng này của bộ não.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng SĐTD, tổng thể cuả vấn đề được chỉ ra dưới dạng một mơ hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ, nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

1.4.2. Phương pháp lập SĐTD

* Lập SĐTD với bốn đặc điểm chính sau:

- Đối tượng quan tâm kết tinh thành một hình ảnh trung tâm hay chữ in chủ đề, sau đó đóng khung bằng một hình trịn, hình vng hoặc các hình khác.

- Từ hình trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng toả rộng thành các nhánh. - Trên các nhánh liên kết đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo, một từ hay một cụm từ chính (truyền tải được phần hồn của ý tưởng và giúp kích thích bộ nhớ). Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với các nhánh có thứ bậc cao hơn.

- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau. Màu sắc, hình ảnh, mã số, kích thước có thể được sử dụng để làm nổi bật và phong phú SĐTD, khiến nó thêm sức thu hút, hấp dẫn, cá tính. Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin.

* Hai quy tắc lập SĐTD:

Quy tắc 1: Kĩ thuật

+) Kĩ thuật tạo sự nhấn mạnh trong SĐTD:

- Nên bắt đầu với hình ảnh ở tâm. Một bức ảnh “có giá trị ngàn lời” kích thích tư duy sáng tạo và nâng cao khả năng nhớ. Mỗi ảnh trung tâm dùng ít nhất 3 màu. - Cần bố trí các thơng tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

- Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong SĐTD.

- Viết các chữ thể hiện ý tưởng quan trọng to hơn, đập vào mắt bạn khi bạn đọc lại những ghi chép sau này.

- Sử dụng sự tương tác ngũ quan. Sử dụng từ diễn tả, tạo động lực chứ khơng phải kể chuyện.

- Cách dịng có tổ chức và thích hợp.

+) Kĩ thuật tạo mối liên kết trong SĐTD:

- Sử dụng màu sắc ở mọi nơi trong SĐTD.

- Dùng những hình thù ngẫu nhiên, kí hiệu để chỉ các mục hoặc ý tưởng nhất định để tìm thấy mối liên kết dễ dàng.

- Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh.

- Từ phải theo “đơn vị”, nghĩa là một từ cho mỗi đường phân nhánh. Nhờ vậy, từ có thêm nhiều móc nối tự do giúp cho việc ghi chú trở nên thoải mái và linh hoạt hơn. - Nên để tư duy càng “tự do” càng tốt. Không nên đắn đo, bận tâm việc phải đặt các chi tiết ở đâu hay có nên đưa chúng vào không.

- Nếu gặp trở ngại tạm thời trong tư duy, để trống một hay vài dịng, để thơi thúc não điền vào chỗ khuyết, tận dụng khả năng liên kết vô hạn của tư duy.

+) Kĩ thuật tạo sự mạch lạc trong SĐTD:

- Mỗi dịng chỉ có một từ khố.

- Đặt tờ giấy nằm ngang có được nhiều khoảng trống hơn.

- Luôn dùng chữ in, để tạo cảm giác như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc. - Luôn viết chữ in thẳng đứng.

- Chữ in phải nằm trên đường phân nhánh có cùng độ dài. - Nên dùng các đường kẻ cong cho các đường phân nhánh. - Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm.

- Ảnh vẽ thật rõ ràng.

- Đường bao quanh ôm sát các nhánh của cùng nhánh chính thành từng bó thơng tin.

+) Kĩ thuật tạo nên phong cách riêng cho SĐTD:

- Cá nhân hoá bản đồ tư duy của bạn với những đồ vật liên quan đến bạn như biểu tượng về chiếc đồng hồ có thể mang ý nghĩa thời gian quan trọng.

- Thiết kế phải sáng tạo và khác biệt, bởi vì bộ não sẽ dễ nhớ những gì khơng bình thường. Quy tắc 2: Cách bố trí

- Trình tự phân cấp: Từ ý chủ đạo, mở rộng phạm vi liên kết mới, rồi từ các ý tưởng này lại tiếp tục mở rộng các liên kết mới, cứ tiếp tục như thế mở rộng phạm vi liên kết tới vô hạn. Điều này chứng minh rằng bộ não con người bình thường bẩm sinh đều có khả năng liên kết, sáng tạo vơ hạn.

- Trình tự đánh số: Dùng cho mục đích cụ thể như soạn diễn văn, làm tiểu luận hay bài kiểm tra khi cần trình bày ý tưởng theo một trình tự cụ thể, theo thời gian hay thứ tự quan trọng. Có thể đánh số theo trình tự để trình bày trước sau, có phân bố thời gian hay mức độ nhấn mạnh phù hợp cho từng nhánh.

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin việc lập SĐTD được thực hiện nhanh chóng và phù hợp với hầu hết các quy tắc của SĐTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)