Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 8.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 34)

Trong hình giao diện gồm có hệ thống menu trên, tiếp là phần hiển thị nội dung SĐTD, bên phải là thanh taskbar có sẵn vài mục để cần ta có thể chọn thao tác nhanh, bên dưới cùng là trạng thái, các chế độ hiển thị nội dung và thanh công cụ

zoom để phóng to thu nhỏ nội dung SĐTD. Sau đây, ta tìm hiểu sơ qua về hệ thống menu và cách tạo Map của phần mềm này.

a) Hệ thống menu:

Menu Home cho ta hầu hết các chức năng cơ bản của chương trình.

- Clipboard: Có các chức năng Copy, Cut, Paste và Format Painter. - Insert: Topic, Subtopic, Relationship, Callout và Boundary. - Map Markers: Icon Markers, Text Markers, Task Info.

Menu Insert cho ta những thao tác trên topic như: thêm vào các topic nhánh, đường liên kết các mối quan hệ, hình bao, bảng tính Excel, báo giờ, nhãn, ngày giờ, …

Menu Format cho ta định dạng các thành phần của map:

+ Topic Share: định dạng hình các Topic

+ Topic Line Style: chọn hình dáng của đường nối các topic trong nhánh. + Growth Direction: định nghĩa kiểu phân nhánh của sơ đồ.

+ Image Placement: vị trí của ảnh trong topic.

+ Relationship Share: định dạng kiểu đường nối các topic + Boundary Share: hình bao của topic.

+ Numbering: định dạng tự động số thứ tự topic nhánh trong cùng một topic. + Font: kiểu chữ cho topic.

+ Fill color: chỉ định màu nền cho topic. + Line color: màu của nhánh.

Menu Review chỉ giúp chúng ta hai thao tác quan trọng:

- Proofing:

+ Splelling : Kiểm tra lỗi chính tả và chỉnh tự động.

+ Map Stats: Thông tin về sơ đồ. Thông tin nay sẽ giúp chúng ta lưu tác quyền của tác giả khi lưu chuyển công cộng.

- New Comment: Mind manager 8.0 cho ta nhập vào một topic nhiều

comment, ở nhiều thời điểm khác nhau. Một số chức năng khác ít thơng dụng. Menu View cho ta những thao tác để trình bày sơ đồ.

- Presentation Mode: trình bày kiểu trình chiếu của PowerPoint. - Filter: Chọn lọc những đối tượng cần trình bày.

- Show Branch Alone: Hiện chỉ một topic nhánh của topic chính. - Detail: Trình bày số nhánh của những mức theo ý.

- Show/Hide: Hiện hoặc ẩn những đối tượng của tất cả topic. - Zoom: Phóng đại hoặc thu nhỏ.

Menu Export cho phép ta chuyển sơ đồ thành các tập tin hoặc thư mục lưu nội dung của sơ đồ theo một hình thức khác.

- Chuyển sang PDF Player. - Chuyển sang hình ảnh. - Chuyển sang Web. - Chuyển sang Word.

- Chuyển sang Power Point.

Menu Tools cho ta nhiều công cụ nhưng công cụ quan trọng nhất là Star Brainstorming. Đây là công cụ thể hiện sự phối hợp giữa hai phương pháp làm việc theo nhóm: Brainstorminh và Mind mapping.

b) Cách tạo Map:

Click vào biểu tượng nhỏ ở góc trái màn hình ta sẽ tạo một tập tin map mới. Thông thường ta chọn Dafault Map

Hoặc cách khác: Click chuột vào gogs trái có chữ M đỏ. Giao diện sẽ cho ta một tập tin chỉ có một chủ đề trung tâm.

Tiếp theo dùng phím Insert và Enter ta được các topic một cách nhanh chóng, hoặc dùng chuột phải, chọn Insert.

Click chuột vào menu Relationship, ta sẽ tạo ra đường nối quan hệ các topic. Kéo thả chuột từ vị trí đầu đến vị trí cuối ta sẽ được kết quả như ý.

- Insert chèn các đối tượng: Sau khi tạo được một sơ đồ đơn giản với chủ đề trung tâm, các chủ đề chính, chủ đề nhánh cùng với các đường liên hệ, chúng ta có nhu cầu đưa vào các chủ đề một số thông tin khác.

+ Nút lệnh Alert sẽ cho ta thêm " báo " thời gian định trước

Chọn thời điểm và thời gian báo trước.

+ Click chuột vào nút lệnh Label ta sẽ đánh nhãn cho một topic.

+ Click chuột vào nút Date&Time, ta sẽ có ngày giờ nhập vào một topic.

+ Bằng tổ hợp phím Ctrl+T ta sé có khung cửa sổ nhập ghi chú cho một topic hoặc dấu khung Note.

+ Click chuột phải, chọn Image ta đưa một ảnh vào topic hiện hành. Sau khi có ảnh ta có thể chỉnh kích thước bằng chuột.

+ Click chuột phải, ta chọn Add Attachement .. sẽ kèm một tập tin vào topic hiện hành, Add Hyperlink để liên kết với tập tin khác, Icon Markers để thêm biểu tượng vào nội dung nào đó của topic, hoặc Text markers sẽ đưa đoạn văn vào topic để đánh dấu để làm điều này ta cần Add new text để có nội dung đưa vào.

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ giới thiệu cơ bản để chúng ta có thể hình dung được việc ứng dụng phần mềm Mindjet MindManager 8.0 tạo lập SĐTD là đẹp, nhanh và dễ dàng.

1.4.4. Nhận xét, đánh giá về SĐTD.

SĐTD giúp cho sự tương tác giữa não với thông tin đạt hiệu quả cao. Có nhiều ưu điểm so với dạng ghi chú tuần tự:

- Ý chính ở trung tâm được xác định rõ hơn.

- Mức độ quan trọng tương đối của mỗi ý được thể hiện rõ ràng. Các ý quan trọng ở gần tâm hơn, còn những ý kém quan trọng nằm ở phía ngồi.

- Kết nối giữa các khái niệm trọng tâm được nhận ra ngay nhờ vị trí kế cận và tính tương quan giữa chúng.

- Việc nhớ lại hay ôn tập sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.

- Linh hoạt, cho phép dễ dàng bổ sung thông tin mới vào một chỗ thích hợp mà không cần phải gạch bỏ lộn xộn.

- Mỗi sơ đồ có hình dạng và nội dung khác nhau. Điều này rất tốt cho việc nhớ lại. - Trong mỗi lĩnh vực cần ghi chú sáng tạo hơn như chuẩn bị bài luận … đặc điểm mở của sơ đồ sẽ giúp não có khả năng tạo ra các kết nối mới dễ dàng hơn.

- Chỉ cần tập trung vào các ý tưởng chính, khơng lan man … dễ dàng nắm bắt ý khi đọc lại, ít tốn thời gian, khơng gây nhàm chán.

SĐTD cũng có những nét tương đồng với graph dạy học ở tính khái quát, tính trực quan, tính hệ thống, tính súc tích, tâm lí của sự lĩnh hội… Nhưng bên cạnh đó cịn có rất nhiều ưu điểm vượt trội là sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, có hình ảnh để hình dung đến kiến thức, sử dụng nhiều màu sắc để làm nổi bật thông tin, sử dụng nhiều từ khố để cơ đọng kiến thức. Đa số các giáo viên khi áp dụng phương pháp grap chưa phát huy tối đa sức mạnh của màu sắc, chưa tận dụng tối đa các từ khoá, thường graph được đóng khung theo mỗi đỉnh, và trong khung đó có thể là tổng thể nhiều kiến thức được sắp xếp theo kiểu liệt kê, làm giảm khả năng kết nối thông tin. Do vậy, giáo viên cần biết phối hợp những mặt mạnh của graph và SĐTD trong dạy học nhằm gây hứng thú cho người đọc khi trình bày nội dung một cách sáng tạo, lý thú, mới mẻ, rõ ràng … cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, cho thấy mối liên hệ giữa các sự kiện, giúp hiểu sâu về vấn

đề, kích thích não sáng tạo do vận dụng cơ chế tư duy đa chiều của bộ não. Sử dụng graph và SĐTD trong dạy học cùng với việc giáo viên tổ chức hoạt động dạy học phù hợp giúp khôi phục bản năng hiếu học, góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

1.5. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp graph và SĐTD trong quá trình dạy học hóa học ở trƣờng THPT tại thành phố Hải Phịng.

Thơng qua phiếu tham khảo ý kiến của 21 GV hóa của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chúng tơi tìm hiểu về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp graph và SĐTD trong dạy học hóa học. Với việc sử dụng phương pháp graph và SĐTD được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.3. Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên

STT Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Sử dụng phương pháp graph 2(9,52%) 7(33,33%) 12(57,14%) 2 Sử dụng SĐTD khi dạy học hóa học

bài hình thành kiến thức mới

2(9,52%) 4(19,05%) 15(71,43%)

3 Sử dụng SĐTD khi dạy học hóa học bài ôn tập, luyện tập

4(19,05%) 8(38,1%) 9(42,86%)

4 Sử dụng SĐTD khi dạy học hóa học bài thực hành 0(0,00%) 3(14,28%) 18(85,71%) 5 Sử dụng SĐTD hướng dẫn HS củng cố bài học trên lớp 5(23,8%) 6(28,57%) 10(45,63%) 6 Sử dụng SĐTD hướng dẫn HS tự hệ thống bài ở nhà 5(23,8%) 6(28,57%) 10(45,63%)

Kết quả trên cho thấy phương pháp graph, phương pháp graph kết hợp với dạy học theo nhóm đã được GV sử dụng nhưng khơng thường xuyên. Về tác dụng của SĐTD, 100% GV đều cho rằng đây là một cách hay, rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ học sinh ghi chép bài và tự học ở nhà nhưng 82% GV cho rằng SĐTD chỉ thích hợp với dạng bài tổng kết kiến thức. SĐTD là một cơng cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở bậc trung học, đại học cũng như các bậc học cao hơn vì chúng giúp người

dạy lẫn người học có thể hệ thống lại kiến thức, trình bày ý tưởng rõ ràng, kích thích sự sáng tạo, tăng cường khả năng ghi nhớ, tìm ra nhiều ý tưởng mới…

Cũng do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn và cũng chưa được biết đến các phần mềm hỗ trợ việc xây dựng SĐTD nên các thầy cô vẫn chủ yếu hướng dẫn học sinh vẽ SĐTD bằng tay. Mặc dù chỉ được vẽ SĐTD bằng tay nhưng hầu hết các tiết học có sử dụng SĐTD đều được sử ủng hộ rất nhiệt tình của học sinh. Các tiết học này thường ồn ào hơn, khơng khí lớp học vui vẻ hơn.

Sau đây là một số hình ảnh về một tiết học có sử dụng SĐTD và một vài sản phẩm của học sinh.

Hình 1.7. Học sinh lớp 11 B10- trường THPT An Dương – thành phố Hải Phòng

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 chúng tơi đã trình bày những vấn đề sau:

1. Tính tích cực học tập của HS, các PPDH tích cực nhằm phát huy được tính tích cực nhận thức, chủ động, sáng tạo của HS và những nét đặc trưng của các phương pháp này

2. Khái niệm graph, cách lập và sử dụng graph trong việc tổ chức hoạt động dạy học hóa học

3. Khái niệm, phương pháp lập SĐTD. Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Mindject MindManager 8.0 để vẽ SĐTD có sự hỗ trợ của máy tính

4. Sử dụng phương pháp graph và SĐTD trong việc chuẩn bị kế hoạch thiết kế giáo án bài dạy

5. Thực trạng giảng dạy mơn hóa học nói chung và việc áp dụng phương pháp dạy học mới như phương pháp và xây dựng SĐTD trong giảng dạy hóa học

Tất cả những vấn đề trên là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi nghiên cứu thiết kế và đề xuất sử dụng phương pháp graph và SĐTD để tổ chức hoạt động học tập hóa học cho HS chương nhóm nitơ Hóa học 11 nâng cao THPT

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ, SỬ DỤNG GRAPH VÀ SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NHÓM NITƠ HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Mục tiêu và phân phối chƣơng trình chƣơng nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

2.1.1. Mục tiêu dạy học chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

Chương nhóm nitơ nằm trong phần hóa phi kim của chương trình hóa học 11 nâng cao THPT có mục tiêu cơ bản như sau:

- Về kiến thức: HS biết và hiểu tính chất hóa học cơ bản của nitơ, photpho, tính

chất vật lý, hóa học của một số hợp chất: NH3, NO, NO2, HNO3, P2O5, H3PO4, phương pháp điều chế và ứng dụng của các đơn chất và một số hợp chất của nitơ, photpho.

- Về kỹ năng: Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng

 Quan sát, phân tích, tổng hợp và dự đốn tính chất của các chất.

 Lập PTHH, đặc biệt của phản ứng oxi hóa khử.

 Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương.

- Về tình cảm, thái độ: Thơng qua nội dung kiến thức của chương, giáo dục cho HS

tình cảm u thiên nhiên, có ý thức bảo vệ mơi trường đặc biệt mơi trường khơng khí và đất, giữ gìn vệ sinh an tồn thực phẩm. Có ý thức gắn lý thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tự giác, tích cực nghiên cứu tính chất của các chất.

2.1.2. Phân phối chương trình chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

Bảng 2.1. Phân phối chương trình chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao

Tiết Bài Chƣơng 2: Nhóm nitơ ( 13 tiết dạy+ 1 tiết kiểm tra= 14 tiết)

14 9 Khái quát về nhóm nitơ 15 10 Nitơ

16;17 11 Amoniac và muối amoni 18;19 12 Axit nitric và muối nitrat

20 13 Luyện tập: Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ 21 14 Photpho

22;23 15 Axit photphoric và muối photphat 24 16 Phân bón hóa học

25 17 Luyện tập: Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho 26 Kiểm tra 45 phút

27 18 Thực hành: Tính chất của một số hợp chất nitơ. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

2.2. Thiết kế graph và lập SĐTD cho các bài dạy chƣơng nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

Có nhiều dạng graph trong dạy học hóa học như graph hóa một khái niệm, một tính chất trong bài, graph hóa nội dung một bài học, graph hóa nội dung bài ơn tập, luyện tập… Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chọn thiết lập graph nội dung bài ôn tập, luyện tập bằng graph rút gọn thơng qua các biến đổi hóa học của các chất trong chương. Tùy vào khả năng nhận thức của HS mà GV có thể cung cấp toàn bộ graph hoặc các đỉnh của graph rồi yêu cầu HS thiết lập các cung hoặc GV yêu cầu HS xác định các kiến thức chốt của graph thơng qua biến đổi hóa học với các chất ở đỉnh graph là ẩn.

Chúng tôi tiến hành lập SĐTD cho các dạng bài dạy chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao bằng phần mềm Minjet MindManager 8.0, ứng với mỗi tính chất chúng tơi cố gắng đưa vào các PTHH, những hình ảnh thí nghiệm thực tế hay những video minh họa để làm tư liệu giảng dạy cho GV hay HS tự tham khảo. Những tư liệu này có đặc điểm là có thể dấu vào trong để SĐTD đỡ cồng kềnh hoặc mở ra nếu cần dùng đến. Tất cả SĐTD của các dạng bài dạy, graph, tư liệu tham khảo đều được ghi vào đĩa CD kèm theo luận văn.

2.2.1. Thiết kế SĐTD cho các bài hình thành kiến thức mới

Trên cơ sở các quy tắc thiết lập SĐTD, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Mindjet MindManager 8.0 thiết kế SĐTD nội dung bài dạy hình thành kiến thức mới trong chương

2.2.2. Thiết kế graph, SĐTD cho các bài ôn tập, luyện tập

Bài ôn tập, luyện tập là dạng bài dạy hoàn thiện kiến thức và được thực hiện sau một số bài dạy nghiên cứu kiến thức mới hoặc kết thúc một chương, một phần của chương trình. Đây là dạng bài học khơng thể thiếu được trong chương trình của các mơn học.

Bài ôn tập, luyện tập giúp HS tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hóa các kiến thức hóa học được nghiên cứu rời rạc, tản mạn qua một số bài, một chương hoặc một phần thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo logic xác định.

Thông qua các hoạt động học tập của HS trong bài luyện tập, ơn tập mà GV có điều kiện củng cố, làm chính xác và chỉnh lý, phát triển và mở rộng kiến thức cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)