Thị phần sản phẩm trên thị trường:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh công ty TNHH cà phê trung nguyên tại hà nội (Trang 26 - 27)

Khi đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường người ta thường nhìn vào lượng thị phần hiện tại của sản phẩm trên thị trường hay phần thị trường tiêu thụ mà sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh.Sản phẩm của

công ty nào chiếm được lượng thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường,từ đó tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường.Thị phần được xác định theo công thức:

Thị phần của doanh nghiệp = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ Tổng số sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Chỉ tiêu càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng rộng.Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay khơng,nếu doanh nghiệp có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt một mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị thế ưu thế trên thị trường,nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp,điều đó phản ánh doanh

nghiệp đang bị chèn ép bởi đối thủ cạnh tranh.Bằng chỉ tiêu thị phần,doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành.

Dựa trên những đặc thù riêng biệt của sản phẩm và dịch vụ của mình, doanh nghiệp cần xây dựng bảng tiêu chí xác định và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bảng 1.2: Bảng tiêu chuẩn chi tiết đánh giá NLCT của doanh nghiệp.

STT Các tiêu chí đánh giá NLCT Trọng số (Ki) Điểm xếp loại (Pi) Điểm tổng hợp (Ki*Pi) A NLCT nguồn 1 Năng lực tài chính

2 Năng lực quản lý và lãnh đạo 3 Nguồn nhân lực

4 Năng lực R&D

5 Quy mô sản xuất kinh doanh 6 Cơ sở vật chất kĩ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh công ty TNHH cà phê trung nguyên tại hà nội (Trang 26 - 27)