Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
3.1. Cơ hội và thách thức đối với ngành giao nhận hàng hóa bằng đường
hàng khơng Việt Nam
3.1.1. Cơ hội
Việt Nam có điều kiện để trở thành trung tâm vận tải hàng hóa bằng đường hàng khơng của khu vực và thế giới. Dù vận chuyển hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển của Việt Nam nhưng chiếm đến 25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Đây là một đặc điểm cần được chú ý khi sớm hoạch định phát triển. Cùng với sự hồi phục của khu vực châu Âu và Hoa Kỳ khi các chiến dịch tiêm chủng vắc-xin đã bắt đầu có hiệu quả và các nước mở cửa lại nền kinh tế cũng như khuyến khích du lịch, thương mại đối với những người đã tiêm chủng đủ các liều vắc-xin, ngành hàng không dự báo sẽ phục hồi từ cuối năm 2021 hoặc năm 2022. Ngồi ra, vận chuyển hàng khơng cho hàng thương mại điện tử xuyên biên giới và hàng dược phẩm, đặc biệt là vắc-xin được dự báo sẽ có nhiều triển vọng phát triển.
Ngành giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao. Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, dự kiến năm 2022 thị trường giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng sẽ đạt hơn 1,52 triệu tấn, tăng gần 83 lần so với năm 1991 và 21,2% so với năm 2019; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trung bình cả thời kỳ 1991-2022 là 15,3%/năm. Đặc biệt, trong xu thế đón bắt cơ hội từ giai đoạn hậu COVID-19, việc xem xét đồng ý cấp giấy phép cho doanh nghiệp Việt Nam thành lập hãng hàng không mới chuyên chở hàng hoá tại thời điểm hiện tại (năm 2022) là phù hợp với định hướng chiến lược của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014 và Quyết định 236/QĐ- TTg 23/02/2018 cũng như thực tế thị trường hàng không Việt Nam. Ngồi ra, việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định thủ tục hành chính liên quan đến vận tải hàng khơng của Chính phủ đã giúp ngành giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng tiết kiệm chi phí. Cụ thể việc cắt giảm đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hàng không tiết kiệm 2.115.269.108 VNĐ/năm.
Cơ sở hạ tầng cho dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng đang được hiện đại hóa. Theo Dự thảo Đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng khơng, sân bay tồn quốc giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến 2050 đã
54
được Cục Hàng khơng Việt Nam hồn tất, trong giai đoạn 2021-2030 sẽ tập trung đầu tư xây mới các sân bay Long Thành, Quảng Trị, Phan Thiết, Sapa… Một số sân bay được mở rộng tăng công suất như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh. Dự kiến năm 2030 quy hoạch 28 cảng hàng không bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế, 14 cảng hàng không nội địa. Giai đoạn 2030-2050 đầu tư thêm các sân bay mới Lai Châu, Nà Sản (Sơn La), Cao Bằng, sân bay thứ hai Hà Nội và mở rộng nhiều sân bay địa phương khác để nâng công suất lên 2-3 lần hiện nay. Cục Hàng không Việt Nam dự kiến tổng chi phí đầu tư xây dựng sân bay tồn quốc giai đoạn 2021-2030 ước tính 365.100 tỷ đồng, giai đoạn 2030-2050 khoảng 866.360 tỷ đồng.
3.1.2. Thách thức
Cước vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng cao. Thứ nhất là do trong thời gian qua số lượng các chuyến bay chuyên chở hành khách kết hợp hàng hoá giảm mạnh trong khi nhu cầu vận chuyển tăng cao nên giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế đã tăng vọt từ 3 – 4 lần, thậm chí từng thời điểm, từng thị trường, giá cước tăng 5 – 6 lần so với trước dịch COVID-19 (ví dụ: Giá cước vận chuyển hàng hóa từ các Cảng hàng không tại châu Á đi Hoa Kỳ trước dịch COVID-19 trong khoảng 1,0 đến 1,8 USD/kg nhưng nhiều thời điểm trong năm 2020 và 2021 lên tới 8 USD/kg đến 10 USD/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 17-18 USD/kg từ Việt Nam đến Hoa Kỳ). Thứ hai là do giá dầu tăng mạnh vì chi phí nhiên liệu ảnh hưởng trực tiếp lên giá thành cung cấp dịch vụ giao nhận. Ước tính chi phí nhiên liệu thường chiếm 30%-40% vào cước vận chuyển hàng khơng.
Chuỗi cung ứng tồn cầu bị đứt gãy do tình hình địa chính trị Thế giới tiêu biểu như chiến tranh Nga- Ukraine. Tình hình vận chuyển bằng đường hàng khơng cũng gặp nhiều khó khăn tương tự. Việc khơng phận Ukraine đóng cửa với các chuyến bay dân sự và các hãng hàng không tránh bay qua không phận Nga đã đẩy giá cước vận chuyển hàng không tăng đột biến. Điều này sẽ khiến các hãng hàng không tránh không phận Nga, họ sẽ thực hiện các đường bay thay thế, dài hơn - làm tăng chi phí nhiên liệu. Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, giá cước vận chuyển hàng không đã tăng 150% so với thời điểm trước đại dịch, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực và nền kinh tế trên toàn thế giới, trong khi nhu cầu vận chuyển lại tăng 6,9% so với năm 2019 do thương mại điện tử tăng mạnh và tình trạng thiếu container tồn cầu. Đây cũng là yếu tố góp phần khiến giá cả hàng hóa tăng vọt.
55