Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu DTM LO DOT RAC 8 4 2014 SUA (Trang 78 - 80)

78 Nước thải

Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên khu xử lý rác khoảng 0,8 m3/ngày. Trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh. Chủ đầu tư sẽ thiết kế và xây dựng một bể tự hoại 2 ngăn có thể tích 1 m3 đảm bảo để xử lý nguồn nước thải sinh hoạt của công nhân.

Bể tự hoại đang được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dịng nước thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản. Khi được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 50 - 70% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD) (Nguyễn Việt Anh, 2006, Bounds, 1997, Polprasert,

1982). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại.

Chính ưu điểm của nó và khả năng đảm bảo chất lượng nguồn nước khi thải ra, .

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại:

- Nước thải sau khi qua song chắn rác sẽ chảy vào bể tự hoại với thời gian lưu trong ngăn lắng từ 1 – 3 ngày. Do vận tốc trong bể nhỏ nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Phần nước thải trên ngăn lắng sẽ chảy tràn qua ngăn lên men.

- Qua thời gian từ 3 – 6 tháng, cặn lên men yếm khí (thời gian cặn được giữ lại trong bể tự hoại từ 3- 6 tháng phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế). Quá trình lên men diễn ra trong giai đoạn đầu chủ yếu là lên men axit. Khi cặn bị phân hủy, một phần nổi lên trên được gọi là màng nổi, một phần cặn bị nén đến độ ẩm 84 - 90% bị thối rửa và ở đáy xảy ra quá trình lên men. Kết quả của q trình này là các bọt khí nổi lên lơi kéo theo các hạt cặn và bám dính vào màng nổi làm tăng chiều dày của màng này. Ở màng nổi có cả vi khuẩn hiếu khí, chúng hấp thụ oxy, kết quả là tạo một chế độ yếm khí cho bể tự hoại.

Các chất khí tạo nên trong q trình phân hủy như CH4, CO2, NO2, H2S,... sẽ thốt ra theo ống dẫn khí.

- Nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại đạt cột B của QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt. Tận dụng khả năng tự làm sạch của môi trường nên nước thải sau xử lý sẽ cho thấm tự nhiên vào đất.

- Bùn trong bể tự hoại sẽ được lấy ra định kỳ. Mỗi lần lấy cặn bùn phải để lại 20% lượng cặn trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men. Chủ dự án sẽ hợp đồng định kỳ với bộ phận chuyên trách vào hút cặn bùn và đưa đi xử lý theo đúng quy định.

(2) Đối với nước mưa chảy tràn

- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu xử lý rác có lẫn đất cát và các chất rắn lơ lửng, các nguyên liệu vật liệu rơi vãi,… làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Thường xuyên thu dọn vệ sinh trên khu vực khn viên khu xử lý rác, diện tích sàn

của khu xử lý rác có hệ thống mái che và bê tơng hố nên nước mưa chảy tràn trên khu vực là tương đối sạch. Vì vậy dự án sẽ xây dựng hệ thống thoát, thu gom nước mưa riêng biệt. Nước mưa sẽ chảy xuống các hố ga có song chắn rác rồi thốt ra mơi trường tiếp nhận qua hệ thống cống thốt.

- Bãi tập kết rác phải có mái che và bạt che chắn cẩn thận khi có trời mưa, tránh hiện tượng nước mưa thâm nhập gây ô nhiễm môi trường.

Song chắn rác

Môi trường tiếp nhận

Một phần của tài liệu DTM LO DOT RAC 8 4 2014 SUA (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w