CHƯƠNG 1 : TỒ NG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọngtrong
1.2.5. Năng lực của kiểm toán viên
Nhân tố năng lực của kiểm tốn viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đã được đề cập tới trong một số nghiên cứu như nghiên cứu của Gloeck và Jager (1993), Swift và Dando (2002), Kamau (2013), Alani (2014), Fulop (2017), Awuor (2018).
Năng lực của kiểm toán viên được hiểu là khả năng thực hiện nhiệm vụ theo những chuẩn mực nghề nghiệp đã được thiết lập. Một kiểm tốn viên có năng lực là
người sở hữu bộ kỹ năng được áp dụng trong việc tiếp cận và thực hiện vai trị của mình một cách hiệu quả (Agyei và cộng sự, 2013). Flint (1988) cho rằng năng lực kiểm toán là sự kết hợp của cả kỹ năng và kiến thức, năng lực này có được thơng qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc của kiểm toán viên. Theo IFAC’s (2017), kiểm toán viên cần có cả kiến thức, kỹ năng, thái độ và các giá trị đạo đức nghề nghiệp. Theo Agyei và cộng sự (2013), đạo đức nghề nghiệp và năng lực có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng kiểm tốn. Chính vì vậy, năng lực của kiểm tốn viên được đánh giá là có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, cụ thể là khoảng cách chất lượng kiểm toán.
Goodson (1990) cho rằng sự chỉ trích của cơng chúng phát sinh trong trường hợp kiểm toán viên thực hiện các hợp đồng thuộc các lĩnh vực mà họ khơng được đào tạo (trích dẫn từ Gloeck và Jager, 1993). Nghiên cứu của Macdonald (1988) đã cho rằng kiến thức và việc đào tạo chuyên môn cho kiểm tốn viên là một khía cạnh góp phần thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Nghiên cứu thực nghiệm của Kamau (2013) cũng đưa ra kết quả kỹ năng của kiểm toán viên giúp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng đáng kể về ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Awuor (2018) lại cho thấy khơng có mối quan hệ đáng kể về ý nghĩa thống kê giữa năng lực của kiểm toán viên và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (p-value > 0.05) nhưng kết quả vẫn cho thấy năng lực kiểm toán vẫn làm giảm khoảng cách này, cụ thể năng lực kiểm toán viên thay đổi 1 đơn vị thì sự khác biệt giảm 0,017 đơn vị.
Năng lực của kiểm toán viên ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng cịn được xem xét từ góc độ tn thủ sự thận trọng nghề nghiệp và các chuẩn mực kiểm tốn khi thực hiện cơng việc của mình. Kiểm tốn viên cần thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để có thể đưa ra ý kiến độc lập, khách quan. Nếu khơng có những nỗ lực cần thiết, kiểm tốn viên có thể khơng thu thập đủ các bằng chứng thích hợp và dẫn tới việc đưa ra ý kiến khơng phù hợp với báo cáo tài chính được kiểm toán. Nếu các bằng chứng cho thấy kiểm tốn viên đã sơ suất và khơng thực hiện cơng việc kiểm tốn thận trọng một cách hợp lý thì kiểm tốn viên có thể phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại này (Alawi và cộng sự, 2018).
Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2009) tại Malaysia đã đưa ra một số nguyên nhân gây ra khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn trong đó có ngun nhân kiểm tốn thực hiện cơng việc thấp hơn yêu cầu trong chuẩn mực. Theo Zikmund (2008), kiểm toánviên được yêu cầu thực hiện cơng việc của họ với mức độ hồi nghi nghề
nghiệp nhấtđịnh. Zikmund (2008) cũng tin rằng có hai nhân tố làm gia tăng khoảng cách chất lượng kiểm toán bao gồm: khả năng phát hiện gian lận của kiểm tốn viên (trong đó kiểm tốn viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng thiếu kinh nghiệm để phát hiện ra các dấu hiệu một cách hiệu quả); và nỗ lực phát hiện gian lận của kiểm tốn viên (trong đó kiểm tốn viên có thể có các kỹ năng phát hiện gian lận nhưng có thể lựa chọn cách thực hiện không phù hợp hoặc bỏ qua các dấu hiệu rõ ràng về gian lận).
Như vậy, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy năng lực của kiểm tốn viên có khả năng thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nhân tố này tới sự khác biệt trong các nghiên cứu khác nhau có thể là đáng kể hoặc khơng đáng kể về ý nghĩa thống kê.