Mơ hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 1 : TỒ NG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm toán

2.2.2. Mơ hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm toán

Để phản ánh được đầy đủ, đúng đắn bản chất của khoảng cách kỳ vọng cũng như phù hợp với mục tiêu đo lường khoảng cách kỳ vọng và khái niệm được sử dụng, luận án kế thừa cấu trúc khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993). Vì một số khác biệt giữa khái niệm trong luận án với khái niệm khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993) nên cấu trúc khoảng cách kỳ vọng trong luận án mặc dù có các thành phần giống như mơ hình của Porter (1993) nhưng có sự khác biệt về chủ thể và đối tượng. Theo đó, chủ thể trong cấu trúc không phải là công chúng nói chung mà là của người sử dụng thơng tin và đối tượng trong cấu trúc không chỉ là trách nhiệm của kiểm tốn viên mà cịn bao gồm mức độ đảm bảo của kiểm tốn và thơng tin được truyền tải qua báo cáo kiểm toán.

Như vậy, cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán sử dụng trong luận án bao gồm 2 bộ phận chính: khoảng cách hợp lý (Reasonableness gap - RG), khoảng cách thực hiện (Performance gap - PG). Trong đó, khoảng cách thực hiện bao gồm: khoảng cách chuẩn mực (Deficient standards - DS), khoảng cách chất lượng kiểm toán (Deficient performance - DP).

- Khoảng cách hợp lý (RG): là khác biệt giữa những gì mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm tốn viên cần đạt được và những gì mà kiểm tốn viên có thể đạt được một cách hợp lý.

- Khoảng cách thực hiện (PG): là khác biệt giữa những gì mà người sử dụng thơng tin kỳ vọng kiểm toán viên đạt được một cách hợp lý và những gì mà người sử dụng thơng tin đánh giá về kết quả cơng việc của kiểm tốn viên. Khoảng cách thực hiện bao gồm:

+ Khoảng cách chuẩn mực (DS): là khác biệt giữa những gì mà người sử dụng thơng tin kỳ vọng kiểm tốn viên đạt được một cách hợp lý và công việc hiện tại của kiểm toán viên được quy định bởi luật và chuẩn mực kiểm toán.

+ Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP): là khác biệt giữa các tiêu chuẩn nghề nghiệp được quy định trong chuẩn mực kiểm tốn đối với cơng việc của kiểm toán viên và kết quả kiểm toán theo đánh giá của người sử dụng thông tin.

Porter (1993) cho rằng nguyên nhân gây ra khoảng cách hợp lý (Reasonableness gap - RG) xuất phát từ kỳ vọng bất hợp lý của công chúng. Công chúng kỳ vọng nhiều hơn hoặc có nhận thức sai khi cho rằng kiểm tốn viên cần đảm nhiệm nhiều trách nhiệm kiểm toán hơn so với quy định hiện hành trong khi đây là những trách nhiệm của nhà quản lý hoặc là những trách nhiệm vượt quá khả năng thực hiện của kiểm tốn viên. Do kỳ vọng bất hợp lý ln tồn tại và chỉ khác nhau ở mức độ lớn hay nhỏ - phụ thuộc vào hiểu biết của công chúng, nên khoảng cách kỳ vọng bắt nguồn từ “mong muốn thái quá” của xã hội được Porter (1993) gọi là “khoảng cách hợp lý – Reasonableness gap”.

Khoảng cách chuẩn mực (Deficient standards - DS) tồn tại khi các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành khơng có hoặc khơng đáp ứng được những trách nhiệm mà công chúng mong muốn một cách hợp lý, đó là những trách nhiệm mà kiểm tốn viên có đủ khả năng hồn thành khi thực hiện kiểm tốn. Đây chính là sự thiếu hụt của chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành do khơng theo kịp các địi hỏi hợp lý trong thực tiễn. Khoảng cách chất lượng kiểm toán (Deficient performance - DP) phát sinh khi cơng chúng nhận thức rằng kiểm tốn viên thực hiện không đầy đủ các quy định và dẫn đến không đạt được các yêu cầu trong chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành.

Kế thừa mơ hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993), mơ hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng được sử dụng trong luận án như sau:

Hình 2.1: Mơ hình cấu trúc sử dụng trong luận án

Nhận thức của người sử dụng thông tin về kết quả kiểm toán

Khoảng cách chuẩnmực (DS) Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) Khoảng cách thực hiện (PG) Khoảng cách kỳ vọng (AEG) Khoảng cách hợp lý (RG) Kỳ vọng của người sử dụng thông tin đối với kiểm tốn

viên

Kỳ vọng đã có trong quy định

hiện hành

Kỳ vọng hợp lý

chưa có trong quy định hiện hành

Kỳ vọng bất hợp lý

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)