CHƯƠNG 1 : TỒ NG QUAN NGHIÊN CỨU
2.2. Khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm toán
2.2.3. Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm toán
Với cách tiếp cận chỉ từ phía người sử dụng thông tin, các nghiên cứu đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán hiện nay đều kế thừa phương pháp của Porter (1993).
Theo đó, trước hết các kỳ vọng của người sử dụng thông tin liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên được phân loại thành kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành, kỳ vọng bất hợp lý và kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành. Cụ thể như sau:
(1) Những trách nhiệm mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm tốn viên thực hiện và đã có trong các quy định của hệ thống Luật, chuẩn mực kiểm toán của các quốc gia sẽ được phân loại là các kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành.
(2) Những trách nhiệm mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện nhưng chưa có trong quy định hiện hành tuy nhiên một trong hai nhóm đối tượng khảo sát là khách hàng kiểm tốn hoặc cộng đồng tài chính cho rằng kiểm tốn viên khơng nên thực hiện trách nhiệm này được xác địnhlà các kỳ vọng không thỏa mãn mối quan hệ lợi ích – chi phí và được phân loại là kỳ vọng bất hợp lý.
(3) Những trách nhiệm chưa có trong quy định hiện hành nhưng khách hàng kiểm tốn và cộng đồng tài chính đều cho rằng kiểm toán viên nên thực hiện được xác định là thỏa mãn quan hệ lợi ích – chi phí và được phân loại là các kỳ vọng hợp
lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành.
Như vậy, việc phân loại các kỳ vọng căn cứ vào các quy định hiện hành trong hệ thống Luật, chuẩn mực kiểm toán của quốc gia cũng như mối quan hệ giữa lợi ích – chi phí.
Tiếp theo, khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của khoảng cách kỳ vọng bao gồm: khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP), khoảng cách hợp lý (RG), khoảng cách chuẩn mực (DS) được đo lường như sau:
(1) Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) tương ứng số lượng người sử dụng thông tin đánh giá chất lượng thực hiện các kỳ vọng đã có trong quy đinh hiện hành là kém.
(2) Khoảng cách hợp lý (RG): Số người sử dụng thông tin cho rằng kiểm toán viên nên thực hiện các kỳ vọng bất hợp lý.
(3) Khoảng cách chuẩn mực (DS): Số người sử dụng thơng tin cho rằng kiểm tốn viên nên thực hiện các trách nhiệm hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành.
Với giả định khoảng cách kỳ vọng là 100% tương ứng là tổng số người sử dụng thông tin nêu trên, mức độ đóng góp của từng thành phần vào khoảng cách kỳ vọng nói chung được xác định căn cứ trên tỷ lệ phần trăm (%) của số lượng người sử dụng thông tin của mỗi thành phần trong tổng số người sử dụng thông tin của khoảng cách kỳ vọng.
Như vậy, nghiên cứu của Porter (1993) cũng như các nghiên cứu kế thừa phương pháp đo lường của Porter (1993) đã xác định được các kỳ vọng và tỷ lệ % đóng góp của từng thành phần khoảng cách tới khoảng cách kỳ vọng nói chung với cách tiếp cận chỉ từ phía người sử dụng thơng tin.
Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993) đã đảm bảo được tính khách quan của kết quả nghiên cứu cũng như phản ánh đúng bản chất của thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng”. Tuy nhiên, với bối cảnh nghiên cứu của luận án là Việt Nam, một quốc gia có thị trường kiểm toán độc lập cũng như thị trường chứng khốn cịn khá non trẻ cũng như với mục tiêu nghiên cứu không chỉ dừng lại ở đo lường khoảng cách kỳ vọng mà còn đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng, phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán của luận án chỉ kế thừa một phần phương pháp của Porter (1993) và có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về phân loại các kỳ vọng kiểm toán, luận án kế thừa nghiên cứu của
Porter (1993) trên một số khía cạnh như sau:
- Tương tự nghiên cứu của Porter (1993), luận án phân loại các kỳ vọng thành (1) kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành, (2) kỳ vọng bất hợp lý, (3) kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành.
- Với (1) kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành: tương tự Porter (1993) đó là những cơng việc mà người sử dụng thơng tin mong muốn kiểm tốn viên thực hiện và đã có trong quy định của Luật hay Chuẩn mực kiểm toán.
Tuy nhiên, luận án khác biệt so với nghiên cứu của Porter (1993) trong cơ sở phân loại các kỳ vọng chưa có trong quy định hiện hành là hợp lý hay bất hợp lý. Trong khi nghiên cứu của Porter (1993) căn cứ trên sự đồng thuận của nhóm khách hàng kiểm tốn và cộng đồng tài chính; Luận án với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, khách hàng kiểm toán cũng như cộng đồng tài chính chưa có nhiều kinh nghiệm với kiểm tốn báo cáo tài chính cũng như chưa có sự am hiểu sâu sắc về kiểm toán. Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết ủy nhiệm, luận án căn cứ vào sự đồng thuận của người sử dụng thông tin và kiểm toán viên: kỳ vọng là hợp lý nếu cả
người sử dụng thơng tin và kiểm tốn viên đồng thuận là cơng việc kiểm toán viên nên thực hiện; kỳ vọng là bất hợp lý khi người sử dụng thơng tin mong muốn kiểm tốn viên thực hiện nhưng kiểm toán viên cho rằng đây là cơng việc mà kiểm tốn viên không nên đảm nhiệm.
Thứ hai, về đo lường các thành phần cấu thành và khoảng cách kỳ vọng nói
chung: luận án kế thừa quan điểm của Porter (1993) trên các khía cạnh sau:
- Các kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành là cơ sở để đo lường khoảng cách chất lượng (DP); các kỳ vọng bất hợp lý là cơ sở để đo lường khoảng cách hợp lý (RG); các kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành là cơ sở để đo lường khoảng cách chuẩn mực (DS).
- Tổng khoảng cách kỳ vọng chính là tổng các thành phần cấu thành: (1) khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP), (2) khoảng cách hợp lý (RG) và khoảng cách chuẩn mực (DS).
Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu bao gồm cả đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn, luận án khơng chỉ dừng lại ở việc xác định mức độ đóng góp theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng thành phần mà còn đo lường độ lớn theo thang đo Likert 5 điểm của các thành phần và khoảng cách kỳ vọng nói chung. Trên cơ sở lý thuyết niềm tin cảm tính của Limperg (1926, 1932, 1933), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (1973), Mautz (1975), Hayes và cộng sự (2005), luận án cho rằng kiểm toán viên cần thực hiện các kỳ vọng của người sử dụng thông tin ở mức độ tốt nhất tươngứng 5 điểm (theo thang đo Likert 5 điểm). Như vậy, các thành phần và khoảng cách kỳ vọng nói chung được đo lường là chênh lệch giữa mức kỳ vọng về kết quả kiểm toán ở mức độ cao nhất (5 điểm) và đánh giá của người sử dụng thông tin về chất lượng thực hiện các kỳ vọng này trong thực tế (theo thang đo Likert 5 điểm).