Cơ hội và thách thức để phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa xuất khẩu tại công ty tnhh mentfield qv logistics việt nam (Trang 61 - 63)

hàng hóa xuất khẩu của Cơng ty TNHH Mentfield QV Logistics Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1. Cơ hội, thách thức

 Cơ hội:

Việt Nam là một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải biển như: Bờ biển dài với hơn 3.260 km bờ biển, có nhiều cảng nước sâu, có biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia; hệ thống sơng ngịi chằng chịt và hệ thống đường bộ dọc theo đất nước; ở vị trí như một lan can nhìn ra biển…thì việc phát triển vận tải biển là một tất yếu, nên Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển. Chính phủ có kế hoạch đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hàng hải hùng mạnh vào năm 2030, tăng mức đóng góp của ngành hàng hải vào GDP lên 10%. Ngoài ra, Việt Nam cịn đang đẩy mạnh tiếng trình ký kết các hiệp định thương mại đa phương, song phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện. Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam đã có 13 FTA có hiệu lực và hiện đang đàm phán 03 FTA. Trong số 13 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA). Đây là cơ hội rất lớn để phát triển ngành xuất khẩu nói chung và vận tải quốc tế nói riêng của Việt Nam với các thị trường lớn như Châu Âu, Vương Quốc Anh hay Hàn Quốc, Nhật bản. Hơn nữa, chính phủ đặt mục tiêu tăng mức đóng góp của 28 tỉnh thành ven biển cho nền kinh tế Việt Nam lên 65% - 70% trong những năm tới, so với chỉ khoảng 60% trong năm 2017. Ngoài hệ thống đường biển kéo dài, mạng lưới đường bộ khắp cả nước phát triển; nhiều hệ thống các đường cao tốc và sân bay quốc tế đã có chủ trương xây dựng; hệ thống kho, cảng, bến bãi đang được đầu tư mạnh. Nguốn vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động giao nhận đã bắt đầu thu hút sự chú

53

ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong xu thế tồn cầu hố, đẩy mạnh giao thương thương mại, việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút lượng lớn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào việc xây dựng các khu chế xuất, nhà máy, cảng biển, sân bay cũng như nhiều cơng trình khác... đó chính là cơ hội lớn cho Việt Nam để phát triển dịch vụ vận tải quốc tế.

Thách thức:

Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, Việt Nam nằm trong vịng xốy hội nhập nên cũng phải đối mặt với các thách thức cả vi mô và vĩ mơ. Giá xăng dầu bất ổn, có xu hướng tăng dần hằng năm làm tăng chi phí vận chuyển. Điều này tác động khơng nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh danh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động xấu tới thị trường vận tải. Áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh của thị trường đạt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào có khả năng mua lại, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Điều này tác động đến nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn, đòi hỏi chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế ngày càng cao.

Nguồn nhân lực cho lĩnh vực vận tảu còn thiếu trầm trọng. Từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận tải. Sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng còn hạn chế. Số lượng các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này cịn ít so với u cầu phát triển của ngành. Ngồi ra, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, Việt Nam hiện có hơn 3000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong mảng logistics, trong đó 89% là doanh nghiệp trong nước, 10 % là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ và chỉ chiếm khoảng 20% doanh thu toàn thị trường. Hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải của nhiều doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp. Một phần vì quy mơ và vốn đầu tư ít, ít khả năng tăng trưởng mạnh, thiếu cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp, công ty vận tải hãng tàu lớn làm giảm khả năng cạnh tranh với các công ty đã hoạt động lâu trong ngành hay các doanh nghiệp liên doanh,

54

có vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, ban lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp cịn thiếu kinh nghiệm điều hành, chưa có kế hoạch phát triển rõ rang, khả năng ứng dụng công nghệ thơng tin vào cơng nghiệp vẫn cịn hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng và kỹ năng của lực lượng lao động của Việt Nam vẫn còn thấp, thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng cũng như thị trường. Qua đây, đặt ra thách thức cho Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải cần có những kế hoạch phát triển trung và dài hạn cụ thể, có sự đầu tư vào nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các công ty quốc tế, ứng dụng công nghệ cao vào kinh doanh giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa xuất khẩu tại công ty tnhh mentfield qv logistics việt nam (Trang 61 - 63)