Bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nƣớc

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 32)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển làng nghề

1.2.1. Bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nƣớc

nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, tuy cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh và phát triển mạnh, song làng nghề vẫn tồn tại, các nghề thủ công vẫn đƣợc mở mang. Họ khơng những chỉ duy trì và phát triển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở ra một số nghề mới. Đồng thời, Nhật Bản cũng rất chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho những xí nghiệp lớn ở đô thị.

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Nhật Bản bao gồm: chế biến lƣơng thực, thực phẩm, nghề đan lát, nghề dệt chiếu, nghề thủ công mỹ nghệ, nghề dệt lụa, nghề rèn nông cụ … Đầu thế kỷ thứ XXI, Nhật Bản hiện còn 887 nghề thủ cơng cổ truyền hoạt động. Đã có hơn ngàn lƣợt ngƣời của 62 nƣớc trong đó có Trung Quốc, Malaysia, Anh, Pháp tới thăm làng nghề của Nhật.

Trong các ngành nghề nổi lên có nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền phát triển ở nhiều làng nghề và thị trấn của Nhật. Thị trấn Takeo tỉnh GiFu là một trong những địa phƣơng có nhiều nghề cổ truyền từ 700 đến 800 năm, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động, hiện nay cả thị trấn có khoảng 230 hộ gia đình với 1.080 lao động là thợ thủ công chuyên nghiệp, hằng năm sản xuất ra 9 - 10 triệu nông cụ các loại, với chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp. Điều đáng chú ý là công nghệ chế tạo nông cụ của Nhật từ thủ công dần dần đƣợc hiện đại hóa với các máy gia cơng tiến bộ và kỹ thuật tiên tiến. Thị trấn Takeo có trung tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lƣợng công cụ với đầy đủ thiết bị đo lƣờng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù, hiện nay Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nơng nghiệp và đạt trình độ cơ giới hoá các khâu canh tác dƣới 95%, nhƣng nghề sản xuất nông cụ cũng không giảm sút nhiều. Nơng cụ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhật Bản với chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp, không chỉ tiêu thụ ở trong nƣớc mà cịn xuất khẩu ra nƣớc ngồi.

Vào những năm 1970 ở tỉnh Oita (miền Tây Nam Nhật Bản) đã có phong trào “Mỗi thơn làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền trong nơng thơn, do đích thân ơng Tỉnh trƣởng phát động và tổ chức. Kết quả cho thấy, ngay những năm đầu tiên họ đã sản xuất đƣợc 143 loại sản phẩm, thu đƣợc 1,2 tỷ USD trong đó 378 triệu USD thu đƣợc từ bán rƣợu đặc sản Sakê của địa phƣơng, 114 triệu USD thu từ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phong trào phát triển ngành nghề cổ truyền “Mỗi thôn làng một sản phẩm” đã nhanh chóng lan rộng ra khắp nƣớc Nhật.

Đi đôi với việc phát triển ngành nghề cổ truyền Nhật Bản còn nghiên cứu các chủ trƣơng chính sách, ban hành các luật lệ, thành lập các viện nghiên cứu, viện kỹ thuật và thành lập nhiều văn phòng cố vấn khác. Nhờ đó, các hoạt động phi nông nghiệp đƣợc phát triển mạnh mẽ; thu nhập ngồi nơng nghiệp chiếm 85% tổng thu nhập của hộ. Năm 1993 nghề thủ công và làng nghề đã đạt giá trị sản lƣợng tới 8,1 tỷ USD.

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Hàn Quốc

Sau chiến tranh kết thúc Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến công nghiệp nông thơn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống. Đây là một chiến lƣợc quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt hàng đƣợc tập trung sản xuất là: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, đồng thời tập trung chế biến lƣơng thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền.

Chƣơng trình phát triển ngành nghề ngồi nơng nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nơng dân bắt đầu từ 1967; Chƣơng trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, cơng nghệ đơn giản và nguồn ngun liệu sẵn có ở địa phƣơng, sản xuất quy mơ nhỏ, khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp tác đƣợc ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển ngành nghề thủ công truyền thống cũng đƣợc triển khai rộng khắp từ những năm 1970 đến 1980, đã xuất hiện 908 xƣởng thủ công dân tộc chiếm 2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23.000 lao động, hoạt động theo hình thức sản xuất tại gia là chính. Đây là loại hình nơng thơn với 79,4% dựa vào các hộ gia đình riêng biệt, sử dụng nguyên vật liệu địa phƣơng và bí quyết truyền thống. Để phát triển cơng nghiệp thủ cơng truyền thống Chính phủ đã thành lập 95 hãng thƣơng mại về những mặt hàng này. Tƣơng lai của các nghề thủ cơng truyền thống cịn đầy hứa hẹn do nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm dân gian bắt đầu tăng. Qua đây có thể đánh giá đƣợc hiệu quả lao động của chƣơng trình làng nghề thủ cơng truyền thống là rất thiết thực .

1.2.1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên là

- Một là, phát triển làng nghề truyền thống gắn với q trình cơng nghiệp hố nơng thơn

Trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hố, thƣơng mại hoá ở các nƣớc đã có lúc làm cho nét độc đáo, tinh xảo của làng nghề bị phai nhạt lu mờ. Nhƣng với cách nhìn nhận mới, các nƣớc đã chú trọng và coi làng nghề là bộ phận của q trình cơng nghiệp hóa nơng thơn. Do vậy, khi tiến hành cơng nghiệp hóa họ thƣờng kết hợp thủ cơng với kỹ thuật cơ khí hiện đại tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nƣớc mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Đồng thời, tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và đặt tại làng xã có nghề truyền thống để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lƣu hàng hoá.

- Hai là, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn

Đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực ở nơng thơn có vai trị quan trọng, đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề. Vì thế, các nƣớc đều chú ý đầu tƣ giáo dục và đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động để họ tiếp thu đƣợc kỹ thuật tiên tiến. Bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao là rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ khơng thành cơng nhƣ mong đợi. Nhìn chung, các nƣớc đều triệt để sử dụng những phƣơng pháp huấn luyện tay nghề cho ngƣời lao động nhƣ: bồi dƣỡng tại chỗ, bồi dƣỡng tập trung, ngắn hạn … theo phƣơng châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc địa phƣơng có nhu cầu. Để bồi dƣỡng và đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động các nƣớc cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời những nhà kinh doanh, những nhà quản lý có kinh nghiệm để báo cáo một số chuyên đề tập huấn, hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi … tiến hành hoạt động công nghiệp cộng đồng (gia đình, làng xóm, phƣờng hội) để phổ biến kỹ thuật.

- Ba là, đề cao vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho làng nghề truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề, từ vài thập kỷ gần đây các Nhà nƣớc rất quan tâm và có nhiều chủ trƣơng chính sách đề cập đến vấn đề phát triển ngành nghề thủ cơng truyền thống. Trong đó, chủ trƣơng hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển của làng nghề. Sự hỗ trợ tài chính, vốn của Nhà nƣớc đƣợc thơng qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng hoặc bù giá đầu ra cho ngƣời sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hƣớng sản xuất. Nhà nƣớc tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Bốn là, Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển

Đi đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trƣờng của Nhà nƣớc để khuyến khích làng nghề, ngành nghề truyền thống phát triển. Bởi vì chính sách thuế đƣợc coi nhƣ phƣơng tiện để kích thích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sự phát triển của làng nghề và đóng vai trị thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội; còn thị trƣờng là điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại của mỗi xí nghiệp trong mỗi làng nghề. Thị trƣờng khơng chỉ là nơi mua bán vật tƣ, nguyên liệu và sản phẩm của làng nghề mà cịn có cả những ý kiến cố vấn kỹ thuật, các dịch vụ với nhiều thông tin quý giá.

- Năm là, khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống

Sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề là thể hiện sự phân công hợp tác lao động thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là các vấn đề lựa chọn kỹ thuật, lựa chọn hƣớng sản xuất. Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nƣớc đều thiết lập chƣơng trình kết hợp giữa các trung tâm cơng nghiệp với làng nghề.

Ở Nhật Bản làng nghề đóng vai trị làm gia cơng, vệ tinh của các công ty lớn, khu công nghiệp tập trung và cung cấp những sản phẩm trung gian cho chúng.

- Sáu là, mơ hình tổ chức sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề với nhiều hình thức khác nhau trong đó phổ biến là hình thức sản xuất hộ gia đình.

Hầu hết ở các nƣớc hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề nông thôn rất đa dạng: Hộ gia đình, doanh nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ … nhƣng trong đó hộ gia đình là chủ yếu đóng vai trị làm gia công, vệ tinh cho các công ty lớn, các khu vực công nghiệp tập trung.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)