Giảng viên quản lý giáo dục là nhà hoạt động xã hội cộng đồng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ.TW (Trang 42 - 43)

GVQLGD biết tự quản lý hiệu quả làm việc hay năng lực cá nhân như tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

1.3.2.3. Giảng viên quản lý giáo dục là nhà nghiên cứu

- Với vai trò nhà nghiên cứu, người giảng viên quản lý giáo dục phải có năng lực tổ chức thực hiện qui trình, phương pháp nghiên cứu gồm: nghiên cứu khoa học cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; công bố và chuyển giao NCKH, theo qui trình từ: hình thành ý tưởng, triển khai ý tưởng, xây dựng đề cương nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, xử lý kết quả nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu và kỹ năng viết báo cáo khoa học.

- Để thực hiện nhiệm vụ này, trong q trình hoạt động, địi hỏi ở người giảng viên cần phải có hệ thống các năng lực về lý luận và thực tiễn QLGD để nghiên cứu về QLGD như: quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý đào tạo, bồi dưỡng, quản lý chất lượng giáo dục.

1.3.2.4. Giảng viên quản lý giáo dục là nhà hoạt động xã hội cộngđồng đồng

Để thực hiện vai trò hoạt động xã hội cộng đồng, người GVQLGD cần có các năng lực như: Nghiên cứu ứng dụng về chính sách QLGD; tư vấn về QLGD và quản lý nhà trường; thực hiện các dịch vụ khác nhằm phục vụ cho lợi ích VH-XH cộng đồng; Liên kết hợp tác với các nhà khoa học, các nhà QLGD, các chuyên gia nhằm đổi mới tư duy, phát triển tầm nhìn đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phù hợp VHCĐ.

Mỗi năng lực được cấu thành bởi kiến thức, kỹ năng và thái độ trong mỗi lĩnh vực tương ứng hoặc được tích hợp của các thành tố kiến thức, kỹ năng và thái độ để tạo nên mơ hình nhân cách của người GVQLGD.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ.TW (Trang 42 - 43)