Khoa học QLGD cần được chú trọng bám sát thực tiễn QLGD

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ.TW (Trang 43 - 44)

QLGD vận hành tốt đang được đặt lên vai các nhà lãnh đạo, QLGD. Ngoài các yêu cầu chung của một cơng chức chun nghiệp, CBQLGD phải có kinh nghiệm giáo dục, có trình độ lý luận và năng lực quản lý để điều hành một hệ thống sự nghiệp được coi là lớn nhất trong bất kỳ quốc gia nào.

Nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, Chính phủ và của Ngành đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt và nhu cầu cấp thiết cần phải đổi mới công tác QLGD mà trước hết là đổi mới tư duy và cơ chế QLGD. Điều 78, Luật GD sửa đổi 2009 qui định về “cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD”. Trước u cầu đó, thì đội ngũ GVQLGD cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu nhân lực QLGD.

1.4.1.2. Khoa học QLGD cần được chú trọng bám sát thực tiễnQLGD QLGD

Ngày nay, khoa học QLGD có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong việc định hướng phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của quốc gia; chỉ rõ cách giải quyết mối quan hệ để phát triển nhà trường, phát triển hệ thống GDQD;

Khoa học QLGD cịn thu hút được tâm trí và tình cảm của các nhà QLGD thực tiễn cùng tham gia nghiên cứu, triển khai áp dụng các kết quả nghiên cứu một cách hữu hiệu nhất. So với các nước tiên tiến, khoa học QLGD Việt Nam đến nay còn non trẻ nhưng đã khá phát triển. Khi đối tượng, thời gian và không gian mở rộng chắc chắn cấp độ đa dạng và mức độ sâu sắc về mặt khoa học do thực tiễn đặt ra sẽ tăng lên gấp bội, khoa học QLGD càng cần được chú trọng phát triển.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ: Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức, phát triển người và phát triển nguồn nhân lực thì mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và các giải pháp cụ thể để tổ chức, quản lý quá trình đào tạo, phát triển NNL, CSVC, kế hoạch, tài chính, đồng thời đưa các vấn đề đó vào thực tế hoạt động của các nhà trường và các cơ sở GD&ĐT.

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, Chiến lược Phát triển giáo dục 2010-2020 đã khẳng định vai trò của khoa học quản lý với việc “đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá” để tháo gỡ những khó khăn, bức xúc và triển khai thực hiện thành cơng các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục có hiệu lực và hiệu quả.

Khoa học QLGD cần được dày công nghiên cứu cả về nhận thức, quan điểm, mơ hình đến các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện, kỹ thuật triển khai cụ thể nhằm đảm bảo cơ sở lý luận cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT. Trước yêu cầu đó, đội ngũ GVQLGD phải thực sư ngang tầm thì mới có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực QLGD và nghiên cứu khoa học QLGD trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ.TW (Trang 43 - 44)