Phát triển đội ngũ giảng viên quản lý giáo dục 1 Phát triển

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ.TW (Trang 35 - 36)

1.2.3.1. Phát triển

Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao “mọi sự vật hiện tượng, con người, xã hội có sự biến đổi tăng tiến về mặt số lượng, chất lượng dưới tác động của bên ngoài (hoặc chủ thể quản lý) đều được coi là phát triển”.

Phát triển đội ngũ nhà giáo hay phát triển đội ngũ GVQLGD là một tiến trình, qua đó mỗi GV và đội ngũ GV nâng cao được những năng lực của cá nhân và định chế của tổ chức để huy động các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả làm việc.

Các nghiên cứu của tác giả Leonard Nadler, T.V.Rao, M.M. Khan (1969) cho rằng mục tiêu phát triển nhân lực theo quan điểm hiện đại là không quá chú trọng về số lượng, cơ cấu mà cần hướng đến mục tiêu (phát hiện) tiềm năng; giáo dục và đào tạo phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ con người (phát triển) và cần duy trì một mơi trường làm việc thuận lợi nhằm nuôi

dưỡng (phát huy) lao động sáng tạo của họ. Quan điểm phát triển này có thể được áp dụng cho các cấp độ tổ chức và quốc gia.

- Phát triển đội ngũ GVQLGD thuộc cấp độ tổ chức (các cơ sở GDĐH có khoa, ngành QLGD) là bộ phận phát triển nhân lực GDĐH (cấp độ quốc gia), được xem như “chức năng quản lý nhân lực”, có ý nghĩa giúp họ đáp ứng ngay với những nhiệm vụ hiện tại, vừa là quá trình làm tăng thêm nhân tố năng lực của mỗi GV và toàn thể đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT

- Phát triển đội ngũ GVQLGD còn được hiểu là một phạm trù động, cần quán triệt các quan điểm thực tiễn, lịch sử, toàn diện một cách hài hịa thì mới có thể đạt được mục tiêu của sự phát triển. Chủ thể quản lý cần biết lựa chọn các nội dung phát triển ĐNGV: qui hoạch, lập kế hoạch; tuyển chọn, tuyển dụng; bố trí, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; và môi trường làm việc cho phù hợp; đồng thời, phải tuân thủ các chức năng cơ bản của công tác quản lý như: kế hoạch hóa; tổ chức thực hiện; lãnh đạo chỉ đạo; giám sát kiểm tra trong mỗi hoạt động.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ.TW (Trang 35 - 36)