1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc là một cường quốc lớn mạnh trên thế giới, đứng đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Trung Quốc tính riêng năm 2018 đã tăng 9,9% đạt mức tăng trưởng lớn nhất trong vòng gần một thập kỷ qua. Để đạt được con số ấn tượng đó, Trung Quốc đã tận dụng được các thuận lợi sau:
Chính sách khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc luôn ban hành các chính sách
kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thuận lợi giao thương với nước ngồi. Một số chính sách mà Trung Quốc đã áp dụng: chính sách khuyến khích đầu tư - thu hút và khai thác có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bãi bỏ các yêu cầu về chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệ và tỷ lệ nội địa hóa. Chính sách tài chính: trợ cấp xuất khẩu trực tiếp - hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, miễn giảm thuế quan, cho vay ưu đãi về lãi suất; trợ cấp xuất khẩu gián
tiếp - hoàn thuế xuất khẩu. Trung Quốc hiện nay cũng đang áp dụng chính sách từng bước trong việc kiểm sốt tính hợp pháp của nguồn gỗ sử dụng tại quốc gia này.
Cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi rõ rệt, Trung Quốc có sự cải thiện mạnh mẽ về cơ
cấu mặt hàng xuất khẩu, nó có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: hạn chế sản xuất sản phẩm thơ mà thay vào đó tăng mạnh các sản phẩm được chế biến, tinh chế, tập trung nhiều vốn và hàm lượng chất xám, từ đó nó nâng cao giá trị của hàng hóa xuất khẩu.
Áp dụng cơng nghệ hiện đại vào chế biến sản xuất, Trung Quốc rất chú trọng tới
việc nâng cấp, đổi mới cơng nghệ, máy móc phục vụ cho chế biến sản xuất. Việc áp dụng các máy móc tự động hóa nên các sản phẩm được sản xuất ra có tính đồng nhất về hình dáng, kích thước, số lượng lớn, ...
Cơ cấu thị trường xuất khẩu, lựa chọn thị trường một cách hợp lý, đề xuất và thực
thi chiến lược thị trường xuất khẩu đúng đắn là một trong những khâu quan trọng làm tăng xuất khẩu của Trung Quốc trong thời gian qua. Luôn chú trọng tăng cường hợp tác kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu, giảm sự lệ thuộc và từng nước để phân tán các nhân tố rủi ro, đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng lớn của mình như: Mỹ, Nhật Bản, ...
Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế, gia nhập vào các liên kết kinh tế quốc tế.
Đây là bước đi nhằm tạo thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, cụ thể là cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, khi tham gia vào các liên minh kinh tế này không chỉ giúp thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa mà cịn buộc Trung Quốc phải chuyển mình, tăng tốc để ln dẫn đầu về sự phát triển kinh tế.
1.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Malaysia trong những năm gần đây khoảng 23 tỷ USD, bao gồm các loại sản phẩm panel như MDF và ván ép, chuyển dịch cơ cấu từ các sản phẩm đại trà chuyển sang các sản phẩm có tính thủ cơng cao. Bên cạnh đó, Malaysia cũng áp dụng một số biện pháp khác như sau:
Đột phá trong chuỗi giá trị gỗ chế biến, Malaysia tự tạo sự khác biệt của mình trên
trường quốc tế với mẫu mã sản phẩm đa dạng, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, đồ nội thất có tính chất thẩm mỹ cao, cơng nghệ xử lý sơn bề mặt hiện đại, tinh tế luôn được chú trọng.
Đầu tư công nghệ hiện đại, nhu cầu về gỗ kỹ thuật trên thế giới hiện nay rất phát
triển, các nhà quản lý của Malaysia luôn chú trọng thúc đẩy cải tiến các công nghệ sản xuất. Đây là lý do giải thích cho vị trí đứng đầu Đơng Nam Á của Malaysia trong chế biến gỗ.
Kiểm soát tốt các sản phẩm phụ trợ, để sản xuất được các sản phẩm gỗ cơng
gỗ. Muốn doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được trong thị trường gay gắt hiện nay thì khâu kiểm sốt giá thành nguyên vật liệu phụ trợ là vô cùng quan trọng bởi sự biến động giá liên tục trên thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nó. Ngồi ra, sơn cũng được coi là một sản phẩm phụ trợ quan trọng cho ngành này, những cải tiến là vô cùng quan trọng bởi nhu cầu của thế giới về các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường.
1.3.3. Kinh nghiệm của Thụy Điển
Thụy Điển là quốc gia có ba nguồn tài nguyên chính là rừng, quặng sắt và thủy điện. Hiện nay, khoảng 70% diện tích được bao phủ bởi rừng và Thụy Điển là nước có lượng xuất khẩu gỗ xẻ lớn thứ 2 thế giới và thứ 3 về bột giấy. Ngành công nghiệp này của Thụy Điển giữ một vai trị vơ cùng quan trọng và có nhiều năm kinh nghiệm xuất khẩu khắp toàn cầu. Hàng năm, tổng sản lượng gỗ xẻ và gỗ bào của Thụy Điển khoảng 18 triệu m3. Trong đó, lượng gỗ phục vụ cho xuất khẩu là khoảng 13 triệu m3. Bên cạnh đó ngành công nghiệp giấy và gỗ cũng khá phát triển, chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất công nghiệp, 50% gỗ dùng cho xây dựng, khoảng 40% cho sản xuất giấy và khoảng 10% là hàng nội thất. Ngành gỗ có đóng góp vào GDP của Thụy Điển khoảng 4%/năm. Để đạt được những thành cơng như trên thì Thụy Điển cịn tập trung vào những lĩnh vực khác như:
Đầu tư vào cơng nghệ sản xuất tự động hóa. Cơng nghệ máy móc đã làm cho việc
chế biến và sản xuất sản phẩm trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, nó cũng cho phép các xưởng sản xuất đạt chất lượng nhất quán, kích thước chính xác, phù hợp với yêu cầu của khách hàng và đen lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà sản xuất. Đối với đồ gỗ để ngoài trời, dùng trong xây dựng, cảnh quan, môi trường biển, đường sắt, các sản phẩm sân vườn đều được xử lý dưới áp suất cao, có khả năng kháng ẩm tốt và có độ bền cao.
Áp dụng cơng nghệ 4.0. Lathunden hay cịn gọi là: “Nhà xây dựng khuôn viên gỗ”
là một ứng dụng trực tuyến thông minh dành cho các thương nhân, giúp họ trực tiếp liên hệ và nhận sự trợ giúp từ chính nhà sản xuất sản phẩm gỗ của Thụy Điển. Đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm và dễ dàng dễ dàng, trao đổi mua bán, từ kích thước sản phẩm cho đến mẫu mã chủng loại, ứng dụng này đã thành công rực rỡ, với tổng lượt tải xuống khoảng 130.000
Ban hành luật pháp mạnh và hiệu quả. Để ngành công nghiệp gỗ xẻ phát triển bền
vững thì Nhà nước Thụy Điển đã có nhiều chính sách và luật pháp mạnh để đảm bảo rằng tất cả gỗ của Thụy Điển đều đến từ các khu rừng được quản lý bền vững như: Mỗi cây khai thác được thay thế bằng ít nhất hai cây con trồng mới.
1.3.4. Bài học cho Việt Nam
học kinh nghiệm về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ cho Việt Nam như sau:
• Bài học về đổi mới công nghệ
Công nghệ là một trong những yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của cả một ngành đặc biệt là trong thời đại 4.0 hiện nay. Việc cải tiến, phát triển và đầu tư cho công nghệ cho ngành sản xuất và chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ góp phần đáp ứng những tiêu chuẩn hàng hóa quốc tế, tăng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc đầu tư máy móc hiện đại cũng tạo hiệu quả năng suất lao động, giảm thiểu lao động chân tay, tăng lợi thế cạnh tranh.
• Bài học về phát triển nguyên liệu
Bên cạnh việc đổi mới về công nghệ sản xuất, việc phát triển, nghiên cứu và tuyển chọn lâm sản giống cây trồng cũng nên được thúc đẩy: cây trồng với thời gian ngắn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước, ...
• Bài học về hợp tác, mở rộng thị trường
Liên tục mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố vơ cùng quan trọng, đóng góp vào sự thành cơng của ngành xuất khẩu nói chung và ngành xuất khẩu đồ gỗ nói riêng. Việc hợp tác với các khối nước, nền kinh tế lớn trên thế giới còn đem lại nhiều ưu đãi lớn cho Việt Nam, đặc biệt là thuế xuất khẩu.
• Bài học về chính sách pháp luật
Nhà nước cần chú trọng các quy định, nghị định về khai thác lâm sản của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp, minh bạch trong quá trình khai thác, nhập khẩu, chế biến, để tránh được hàng rào thuế quan và mở rộng thị trường xuất khẩu. đồng thời cũng tránh nạn khai thác rừng quá mức.
Ngồi ra cịn có một số chính sách như: tỷ giá hối đối, thuế và quota, ... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngành gỗ của quốc gia phát triển, đẩy lùi lạm phát, khuyến khích xuất khẩu. Tận dụng ưu thế khi đang là thành viên của hiệp hội như CPTPP, VPA/FLEGT,…
Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ
CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ÚC