.Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của việt nam sang thị trường úc (Trang 54 - 57)

2.5.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua ngành gỗ Việt Nam đã có sự khởi sắc khi các sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là một thị trường tiềm năng như Úc.

Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ván ép, đồ nội thất ngày càng gia tăng

đặc biệt là trong quý I/2022. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, đồ nội thất phòng khách và phịng ăn là mặt hàng xuất khẩu chính và chiếm tỷ trọng cao; tiếp theo là ghế khung gỗ; đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất văn phòng và đồ nội thất nhà bếp, đạt 7,6 triệu USD, tăng 30,8%, mặt hàng cửa gỗ đạt 331 nghìn USD, tăng 40,1%; so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo đó nhóm hàng gỗ, ván ép và ván sàn xuất khẩu tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2022, đạt 6 triệu USD, tăng 236,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Thứ hai, các DN đã tối đa hóa được q trình sản xuất khi đi đúng trọng tâm các

loại hàng hóa có thể tối ưu trong sản xuất và xu hướng nhập khẩu của Úc. Sản phẩm đồ nội thất và mặt hàng ván, ván sàn có nguồn gỗ đầu vào với chất lượng khác nhau. Trong khi sản phẩm đồ nội thất cần nguồn gỗ chất lượng tốt. Mặt hàng gỗ ,ván ép lại yêu cầu chất lượng kém hơn, thậm chí sử dụng chính phế phẩm từ quá trình sản xuất đồ nội thất. Điều này giúp tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như chi phí sản xuất.

Mặc dù xuất khẩu gỗ và sản gỗ của Việt Nam sang thị trường Úc đang có những thuận lợi ưu đãi lớn từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-NewZealand (ANZFTA). Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế:

Thứ nhất, hạn chế trong sản xuất với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán nên khó đầu

tư cơ sở hạ tầng và tổ chức liên kết sản xuất nên thường xuyên xảy ra tình trạng nguồn nguyên liệu thiếu hụt

Thứ hai, khó kiểm sốt chất lượng nguồn ngun liệu đầu vào, cùng với thị trường

Úc với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc gỗ, đây là một vấn đề rất khó khăn đối với cơng ty chế biến xuất khẩu gỗ.

Thứ ba, Úc là thị trường tiêu thụ khó tính với những u cầu cao về nguồn gốc và

tính bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh về chất lượng mà còn cần phải vượt qua các yêu cầu bắt buộc về rào cản kỹ thuật như, dán nhãn, môi trường của Úc. Các quy định này rất chặt chẽ, yêu cầu cao, do vậy, sản phẩm gỗ của Việt Nam phải hồn thiện nhiều về chất lượng để có thể vượt qua các rào cản này.

Thứ tư, xúc tiến thương mại tại thị trường Úc còn hạn chế. Xúc tiến thương mại là

khâu then chốt trong việc phát triển thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Thực tế, mạng lưới xúc tiến thương mại nhà nước nói chung và sản phẩm gỗ của DN Việt Nam mới chỉ phát triển theo bề rộng mà chưa theo chiều sâu.

Thứ năm, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường Úc còn kém cạnh

tranh so với các nước xuất khẩu khác. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của tiêu thụ. Hầu hết sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Úc chưa được nhận diện thương hiệu do các doanh nghiệp chưa ý thức đúng tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu.

Thứ sáu, người tiêu dùng Úc có yêu cầu thẩm mỹ cao tuy nhiên nhiều sản phẩm gỗ

của Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này.

2.5.3. Nguyên nhân của sự hạn chế

Thứ nhất, hạn chế trong sản xuất với quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán nên khó đầu

tư cơ sở hạ tầng và tổ chức liên kết sản xuất. Nguyên nhân vì nghề sản xuất đồ gỗ hiện nay vẫn chưa thốt khỏi hình bóng của nghề thủ cơng, trình độ sản xuất nhỏ, quy mơ hộ gia đình, phát triển tự phát. Năng lực của làng nghề thủ cơng cịn nhiều hạn chế nên tác động đến nhiều vấn đề: quy mô sản xuất, truy xuất nguồn gốc, sử dụng gỗ cấm chế biến tơm, khó khăn trong việc sản xuất theo chuỗi.

Thứ hai, khó kiểm sốt chất lượng chất lượng đầu vào. Quy trình thu mua, kiểm

sốt chất lượng sản phẩm vẫn đang được ghi chép lại trên giấy/chứng từ, hoặc trên phần mềm tạo lập văn bản đơn giản. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp thu mua và hộ trồng rừng chỉ tồn tại dưới hình thức mua đứt bán đoạn, thiếu quy trình giám sát và quản lý

chặt chẽ, do đó việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm gỗ càng gặp khó khăn, chưa nói đến việc truy xuất nguồn gốc do thiếu thông tin.

Thứ ba, Úc là thị trường tiêu thụ khó tính nhất với những u cầu cao về nguồn

gốc và tính bền vững. Nguyên nhân là Úc có một hệ thống các tiêu chuẩn khắt khe đối với mặt hàng gỗ như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người lao động và tiêu chuẩn về mơi trường. Bên cạnh đó, đa số người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thơng tin nhãn mác, bao bì, chất lượng… Đồng thời, người tiêu dùng Úc cũng ngày càng quan tâm đến điều kiện sản xuất và vấn đề môi trường, xã hội. Họ thậm chí sẵn sàng trả giá cao hơn giá thơng thường khoảng cho các sản phẩm có chứng nhận bảo vệ môi trường hay trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững...

Thứ tư, xúc tiến thương mại tại thị trường Úc chưa được chú trọng bởi vì doanh

nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam hầu hết đều thiếu các điều kiện cần thiết để làm công tác xúc tiến thương mại như: Thiếu cán bộ có năng lực xúc tiến thương mại, thiếu thông tin thương mại, thiếu nguồn lực tài chính, thiếu mạng lưới bán hàng và các mối quan hệ.

Thứ năm, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường Úc còn kém cạnh

tranh so với các nước xuất khẩu khác do trong quá trình thâm nhập vào thị trường Úc, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng xúc tiến thương mại, là nước đi sau thiếu kinh nghiệm và vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu lớn vào Úc, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của Chính phủ thực hiện các chương trình quảng cáo tiếp thị, liên kết với các siêu thị tổ chức các đợt khuyến mãi rất có hiệu quả.

Thứ sáu, chất lượng sản phẩm gỗ Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của

người tiêu dùng Úc do khác biệt về trình độ lao độ nhân cơng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật của DN còn nhiều hạn chế.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT

KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

3.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của việt nam sang thị trường úc (Trang 54 - 57)