.Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của việt nam sang thị trường úc (Trang 52 - 54)

Thị trường tiêu thụ Úc

Người tiêu dùng Úc có những khác biệt đáng kể về sở thích, thói quen tiêu dùng là thị trường phát triển và thu nhập cao nên nhu cầu của thị trường này rất phong phú và khắt khe. Người dân sẵn sàng mua những sản phẩm có giá thành cao với chất lượng tốt và ưu tiên những sản phẩm bảo vệ mơi trường.

Mơi trường tự nhiên

Úc có khoảng cách địa lý khá xa so với Việt Nam.Điều này là khó khăn với các cơng ty xuất khẩu gỗ khi chi phí vận chuyển cao, đồng thời thời tiết khí hậu của Úc và Việt Nam khác nhau địi hỏi các DN xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng sản phẩm trong

mọi điều kiện khí hậu vì gỗ và các sản phẩm gỗ rất dễ bị mối mọt, cong vênh làm giảm tính thẩm mỹ và giá trị của sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vào Úc chịu cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ trong và ngoài khu vực: Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ... là những nước đứng trong top đầu thị trường mà Úc nhập khẩu. Trong khi đó sản phẩm từ gỗ Việt Nam chiếm thị phần khá nhỏ so với các quốc gia này.

Chính trị pháp luật

Các chính sách và quy định có liên quan đến xuất khẩu: thuế, quy định về mặt hàng xuất khẩu, các hiệp ước, hiệp định thương mại quốc tế đã kí kết ví dụ như Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-NewZealand (AANZFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) và các vấn đề pháp lý và tập quán thương mại quốc tế (Incoterm 2000, Incoterm 2010, Incoterm 2020, Công ước viên 1980,…)

Chính sách quản lý hoạt động nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vào Úc rất nghiêm ngặt: Các quy định nhập khẩu, kiểm tra của Úc rất chặt chẽ nhằm mục đích là bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ mơi trường. Chính phủ Australia đã cam kết hỗ trợ thương mại đối với các mặt hàng từ gỗ được khai thác hợp pháp bằng việc ban hành Luật Cấm khai thác gỗ bất hợp pháp năm 2012 (Illegal Logging Prohibition Regulation 2012). Quy định về nguồn gốc hợp pháp của gỗ của Úc là gỗ nguyên liệu phải được khai thác, chế biến, lưu thông phù hợp với các quy định pháp luật bản địa (nơi thực hiện hoạt động liên quan).

Đối chiếu với yêu cầu này thì một số mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện có nguy cơ cao không đáp ứng được với các yêu cầu này. Nhu cầu gỗ nguyên liệu của Việt Nam rất lớn, ngoài nguồn cung nội địa vẫn phải nhập khẩu từ nhiều khu vực, quốc gia khác nhau như Châu Phi, Nam Phi, Trung Quốc, Lào, Campuchia.Tuy nhiên, tình trạng pháp lý của một số lượng gỗ từ nguồn gỗ này vẫn còn chưa rõ ràng đòi hỏi phải siết chặt quản lý nguồn gỗ nhập khẩu nếu khơng rất khó đáp ứng quy định về nguồn gốc hợp pháp của Úc khi gia nhập thị trường Úc.

Khoa học công nghệ

Những công nghệ mới cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm là rất cần thiết để tạo nên các sản phẩm với thiết kế mẫu mã đa dạng, sáng tạo để bắt kịp xu hướng tiêu dùng của người dân Úc. Áp dụng KHKT và công nghệ hiện đại sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý quy trình xuất khẩu, kiểm sốt chất lượng hàng hóa xuất khẩu là điều cần thiết với thị trường khó tính Úc. Hơn nữa, hệ thống CNTT tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu thơng tin sản phẩm và thị trường Úc, đẩy mạnh hợp tác, mở

rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Úc, góp phần phát triển hoạt động xuất khẩu, tận dụng cơ hội thành công trên thị trường này.

Giá nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đến từ hai nguồn cơ bản đó là nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (bao gồm gỗ rừng trồng và gỗ tự nhiên) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Đại dịch Covid-19 làm cho cước vận chuyển tăng phi mã, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng cao từ 36%-52% khiến chi phí sản xuất tăng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường Úc.

Ảnh hưởng của dịch bệnh

Ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lan rộng ở trong nước và các quốc gia châu Á, khiến các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối mặt với tình trạng ngưng trệ sản xuất, hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn và giảm tốc. Đồng thời làm hạn chế khả năng giao hàng của doanh nghiệp vì chi phí vận chuyển cao, chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến cơng tác sản xuất hàng hóa bị gián đoạn nên các thương nhân e ngại việc ký kết hợp đồng mới do tình trạng ách tắc trong lưu thông và giao nhận tại các cảng biển.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của việt nam sang thị trường úc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)