.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Úc

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của việt nam sang thị trường úc (Trang 59 - 64)

Giải pháp mở rộng quy mô sản xuất

Liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp

Liên kết đang trở thành một xu hướng trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu. Các doanh nghiệp chỉ có liên kết với nhau mới có cơ hội mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh, có nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành hàng xuất khẩu. Mặt khác, quá trình liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề nguyên liệu sản xuất. Liên kết cũng là một xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp đồ gỗ còn nhỏ bé của Việt Nam trước những đơn hàng lớn của nước ngoài, nhất là các nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn từ Úc.

Mỗi doanh nghiệp sẽ làm một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm. Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh về xuất khẩu đồ gỗ cho thấy, chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng ngành có sự liên kết để sản xuất thì mới tạo nên sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu.

Để có nguồn vốn đầu tư máy móc, nguyên vật liệu, mở rộng quy sản xuất ngoài việc liên kết với doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn thơng qua việc tiến hành liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài từ Trung Quốc, Đài Loan, … đang đầu tư ở Việt Nam.

Giải pháp kiểm soát nguồn nguyên liệu xuất khẩu

Chủ động tạo nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ hoạt động chế biến xuất khẩu.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam thì hầu hết đều gặp phải vấn đề về nguồn nguyên liệu gỗ. Cần đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ liên tục thì việc sản xuất mới được liên tục. Trong khi đó nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam lại thất thường và thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Rừng tự nhiên Việt Nam có xu hướng tăng về diện tích, nhưng chất lượng rừng tăng rất chậm; năng suất rừng thấp, nhất là gỗ, thậm chí có vùng, có nơi bị suy giảm cạn kiệt. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có chủ trương giảm dần lượng gỗ khai thác hằng năm. Theo Tổng cục Lâm nghiệp về gỗ rừng trồng, hiện nay cả nước có khoảng 4,43 triệu ha, trồng phân tán ở khắp các địa phương trong cả nước.

Có tình trạng một số nhà máy chế biến gỗ, mặc dù có quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy, nhưng khi bắt tay vào trồng rừng, lại thiếu diện tích đất có quy mơ tập trung, dẫn đến trồng rừng phân tán khắp nơi, thậm chí phải trồng cả trên các sườn dốc cao, đất xấu, rất xa nhà máy, năng suất rừng trồng thấp đã gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến sức cạnh tranh thấp... Để đảm bảo công tác tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trước mắt và lâu dài thì doanh nghiệp có thể tiến hành gom ngun liệu theo các nguồn sau đây:

- Nguồn hàng thu mua thông qua các đại lý và thu gom trực tiếp của người trồng rừng. Ưu điểm của nguồn hàng này là tính cơ động và giá thành nguyên liệu tương đối rẻ. Nhưng nhược điểm của nguồn hàng này là chỉ có thể đáp ứng được các đơn hàng nhỏ, trung bình. Hơn nữa nguồn hàng này có tính thất thường, chất lượng hàng hố thất thường

- Tạo nguồn hàng bằng cách liên kết với người trồng rừng. Đây là xu hướng của các doanh nghiệp nói chung. Xu hướng này phát triển do các doanh nghiệp muốn có được các nguồn hàng ổn định nhưng để có diện tích trồng rừng là vấn đề nan giải với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người trồng rừng có đất có nhân cơng nhưng họ lại khơng có vốn. Trong liên kết này các doanh nghiệp cung cấp cây giống, quy trình cơng nghệ cho người dân…Hình thức này vừa mang lại lợi ích cho người dân trồng rừng vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nên đang được nhà nước ủng hộ.

Tuân thủ các quy định chặt chẽ của thị trường nhập khẩu

Yếu tố quyết định để người tiêu dùng ở các nước lựa chọn một sản phẩm gỗ chế biến không chỉ là chất lượng hay mẫu mã mà còn là xuất xứ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó. Đây là xu hướng của người tiêu dùng thế giới, đối tượng chính của sản phẩm gỗ Việt Nam và cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều doanh nghiệp

chế biến gỗ. FSC (Forest Stewardship Council) là tên của Hội đồng quản trị rừng quốc tế và cũng là một loại chứng chỉ rừng do chính Hội đồng này quản lý. FSC là chương trình tồn cầu kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Chứng chỉ FSC được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất sản phẩm từ rừng đảm bảo tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ mơi trường rừng với các lợi ích xã hội.

Sở dĩ các cơng ty nhập khẩu Úc u cầu chứng chỉ vì khách hàng của họ, những người tiêu dùng chỉ lựa chọn sản phẩm bảo vệ môi trường. Cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn phi thuế quan về chất lượng, tính hợp pháp nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và hệ thống pháp luật để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về sức khỏe, an toàn và các tiêu chuẩn liên quan đến lao động và mơi trường của Chính phủ Úc.

Ngồi ra, các DN Việt Nam nên thường xuyên cập nhật Luật Cấm khai thác gỗ bất hợp pháp năm 2012 (Illegal Logging Prohibition Regulation 2012) của Úc.

Muốn tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu gỗ rõ ràng, có chứng chỉ. Đây là một trong những yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho các DN xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang Úc.

Giải pháp tiếp cận thị trường Úc

Tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu và thị hiếu của khách hàng

Kinh doanh trong cơ chế thị trường là kinh doanh theo nhu cầu khách hàng. Thị trường đồ gỗ Úc là thị trường có xu hướng tiêu dùng đa dạng và nhanh chóng thay đổi theo mốt mới. Bởi vậy, phải thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị hiếu thông qua việc tham gia hội chợ do hiệp hội gỗ và lâm sản tổ chức tại thị trường Úc. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể mở các đại lý tiêu thụ giới thiệu sản phẩm tại, liên kết với tham tán thương mại của Việt Nam tại Úcđể nắm bắt thơng tin chính xác, cập nhật hơn.

Từ đó doanh nghiệp có những chiến lược mới để chinh phục thị trường, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nhà nhập khẩu ở đây cũng như có thể nhanh chóng giới thiệu sản phẩm mới của mình và thuận tiện trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu.

Thiết lập chính sách giá cả hợp lý

Ngồi chất lượng thì giá cả là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định việc mua bán cũng như lượng hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp. Cần phân tích, điều chỉnh giá cả hợp lý để phù hợp với sự biến động và tính cạnh tranh trên thị trường Úc ở từng thời điểm. Cần có một chiến lược về giá mềm dẻo, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Với thị trường Úc bên cạnh yếu tố về giá còn phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng.

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, chiến dịch quảng bá hình ảnh, thương hiệu

Tích cực tham gia các buổi hội chợ giới thiệu sản phẩm. Hội chợ là nơi gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp cần có một cách nhìn đúng về hoạt động này, thường xuyên tham gia các cuộc hội trợ để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.

Hội chợ là nơi các nhà sản xuất và nhập khẩu hoặc đại lý phân phối của các nhà nhập khẩu thường trưng bày, giao dịch, bán buôn sản phẩm cho cho những người bán lẻ. Hội chợ thương mại Úc là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp đến tìm kiếm đối tác kinh doanh. Trước khi tham gia hội chợ, doanh nghiệp phải nghiên cứu xác định hội chợ phù hợp với ngành hàng sản xuất của mình và liên hệ với nhà tổ chức làm các thủ tục đăng ký, thuê gian hàng, chuẩn bị chu đáo hàng hóa và tài liệu quảng cáo về sản phẩm, đến trước từ 1- 2 ngày để dàn dựng, trưng bày hàng hóa. Khách hàng đến thăm quan gian hàng có thể là các nhà nhập khẩu, các chủ cửa hàng bán lẻ lớn nhỏ khác nhau nên khả năng đặt hàng của họ cũng rất khác nhau. Tùy từng khách hàng và số lượng hàng khách yêu cầu để đàm phán điều chỉnh giá cả cũng như các điều kiện sao cho phù hợp.

Tận dụng tối đa các lợi thế hiệp định tự do thương mại

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam đang có những thuận lợi rất lớn để có thể giảm giá hàng xuất khẩu bởi Việt Nam và Úc đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - NewZealand (AANZFTA) do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, chính phủ Úc cũng cam kết tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thuận lợi thâm nhập thị trường Úc, các doanh nghiệp phải biết đó là những lợi thế để cạnh tranh với đối thủ nước khác.

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Úc

Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của nhân công

Các nghệ nhân được coi là linh hồn của làng nghề, của các đơn vị sản xuất, khơng có nghệ nhân sẽ khơng thể có làng nghề phát triển và nổi tiếng. Nghệ nhân và thợ cả là lợi thế và nguồn lực quan trọng nhất của làng nghề vì họ là người có tay nghề cao, điêu luyện, có kỹ xảo riêng, có khả năng sáng tạo, cải tiến cơng cụ và sử dụng các nguyên liệu mới trong sản xuất. Hiện đội ngũ này ở các làng nghề cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cịn q ít, nếu khơng có chính sách đào tạo nâng cao trình độ sẽ có khó đáp ứng được tiêu chí sản phẩm vừa chất lượng vừa mang tính thẩm mỹ cao của khách hàng ở thị trường quốc tế có tiêu chuẩn khắt khe như Úc.

Ngoài ra việc nâng cao trình độ cán bộ nhân viên về nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, luật thương mại quốc tế là điều cần rất thiết, kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại để có thể tự tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng sẽ nâng cao khả năng thâm nhập thị trường quốc tế của DN Việt Nam.

Đa dạng mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng

Tạo ra mẫu mã riêng, phù hợp với nhu cầu từng thị trường. Đây là cách tốt nhất để khẳng định mình và khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Đối với mặt hàng gỗ mà công ty xuất khẩu, để có chất lượng cao khơng chỉ đòi hỏi đảm bảo các tiêu chuẩn: Cơ, lý, hố học… mà cịn cần chú ý đến các tiêu chuẩn thẩm mỹ bởi nó là một trong những yếu tố quyết định. Để có thể tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và ta có thể thực hiện như sau:

- Lập riêng ra một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mã và hoàn thiện sản phẩm, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ hiện có, tuyển chọn kỹ càng đội ngũ thiết kế

- Mua lại các thiết kế độc đáo tại các làng nghề truyền thống. - Có thể thuê các chuyên gia thiết kế.

Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất

Một trong những hạn chế của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam là yếu kém về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu là 2/3 các doanh nghiệp trong ngành này của chúng ta vẫn sử dụng những máy móc cũ kỹ, lạc hậu, năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm kém. Hiện tại, 95% các DN hoạt động trong ngành chế biến gỗ thuộc sở hữu tư nhân, 5% thuộc sở hữu Nhà nước. Trong đó, các DN nước ngồi tuy chỉ chiếm 16% tổng số DN chế biến gỗ của cả nước, nhưng lại có giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm đến 50%. Đa phần các DN này đến từ Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc… với dây chuyền, máy móc hiện đại, tự động hóa hoàn chỉnh từ khâu đầu đến khâu cuối. Do đó, để cạnh tranh về chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải đổi mới cơng nghệ, với những máy móc cơng nghệ hiện đại, các doanh nghiệp có thể sản xuất hàng loạt mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Để có nguồn vốn đầu tư mới cho máy móc, các doanh nghiệp trong nước có thể hợp tác với nhau để tạo ra nguồn vốn lớn, bởi những công nghệ hiện đại hiện nay có giá trị rất cao, nếu chỉ dựa vào nội lực của bản thân doanh nghiệp thì cả nước ta cũng khơng có mấy doanh nghiệp có khả năng đầu tư. Các doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn thơng qua các tổ chức tài chính trong nước như: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu trái phiếu, nhưng nếu doanh nghiệp đi theo con đường này thì doanh nghiệp cần phải có kế hoạch, chiến lược đúng đắn.

Giải pháp tăng độ nhận diện thương hiệu gỗ Việt Nam

Xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam

Muốn đưa hàng vào Úc đạt kết quả, trước tiên doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho mình thật vững chắc. Kế tiếp là khâu tìm nhà phân phối nguồn hàng và lựa chọn cách quảng cáo hợp lý. Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu ở những khâu này, hầu

hết các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam chưa có đủ khả năng để xây dựng lên một thương hiệu tầm cỡ quốc tế. Trong khi đó, những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam thì hầu hết người tiêu dùng Úc đều khơng biết tới. Bởi nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay là làm hàng chủ yếu theo mẫu mã, kiểu dáng của đơn đặt hàng với nguyên liệu gỗ cũng nhập từ nước ngồi. Do đó giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm gỗ xuất khẩu không cao, chỉ đạt 10-15% trên giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu. Cách để tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ đó là, sáng tạo những sản phẩm có tính thẩm mỹ và thực dụng với nét chạm trổ tỉ mỉ từ họa tiết trang trí mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.Muốn thành công trên thị trường Úc, nhà xuất khẩu cần biết xây dựng thương hiệu, làm thế nào để thương hiệu có thể ăn sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của việt nam sang thị trường úc (Trang 59 - 64)