3.4 .Kiến nghị giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
3.4.1 .Kiến nghị về phía nhà nước
Giải pháp mở rộng quy mô sản xuất
Hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung
Nhà nước cần chủ động trong quá trình liên kết các doanh nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho chế biến gỗ), gắn kết các cụm công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngồi gỗ để có được những doanh nghiệp lớn mạnh, có khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn của các nhà nhập khẩu Úc.
Chính sách về tín dụng, đầu tư hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu
Nhà nước cần hồn thiện chính sách thuế, hỗ trợ, ưu tiên cho vay tín dụng đối với cá dự án đầu tư mở rộng quy mơ sản xuất, có chính sách hợp lý để huy động vốn thông qua cơ chế lãi suất linh hoạt hấp dẫn nhằm khuyến khích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu xuất khẩu
Nhà nước cần có kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định
Muốn giữ vững lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu gỗ, phải chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu trong nước bằng cách khuyến khích hoạt động trồng rừng gỗ lớn. Việc phát triển, nghiên cứu và tuyển chọn lâm sản giống cây trồng cần được thúc đẩy: cây trồng với thời gian ngắn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước. Mặc dù công tác trồng rừng nguyên liệu đã đạt được những kết quả tích cực nhưng để cung cấp đủ gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu còn nhiều hạn chế.
Trong công nghiệp chế biến gỗ, các loại vật liệu hay phụ tùng như keo gắn gỗ, các loại sơn, bản lề, ốc vít… giữ vai trị rất quan trọng trong chế biến gỗ xuất khẩu. Đặc biệt, đối với sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất hiện đại, các vật liệu, phụ kiện đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra chất lượng, giá trị gia tăng.
Để sản xuất ra 1m3 sản phẩm ván nhân tạo cần sử dụng 100kg keo dán, 8-10 kg chất chống ẩm, 02 kg chất đóng rắn… Đối với đồ gỗ nội ngoại thất, mỹ nghệ, lượng keo sử dụng khoảng 20 kg/m3 sản phẩm, đó là chưa kể đến sơn phủ bề mặt (trung bình mỗi m2 sản phẩm cần sử dụng khoảng 250g chất sơn phủ bề mặt và nhiều phụ kiện khác như ngũ kim, ốc vít, bản lề…). Tuy nhiên, đến nay, các loại nguyên liệu phục vụ cho ngành này tại Việt Nam vẫn chủ yếu phải nhập khẩu. Theo thống kê sơ bộ hàng năm, Việt Nam phải nhập các loại phụ kiện cho chế biến đồ gỗ với giá trị khoảng 200 – 300 triệu USD. Trên thực tế đến nay ngoài một số nhà máy chế biến keo, vật liệu ở Bình Dương và một số địa phương khác chỉ có thể sản xuất được khoảng 10% nhu cầu của ngành gỗ trong nước, còn lại 90% vật liệu loại này phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Để công nghiệp phụ trợ ngành chế biến gỗ có thể đóng góp lớn hơn trong việc nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho ngành, trước hết cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế thơng qua những chính sách ưu đãi về thuế, vốn… thu hút đầu tư của DN trong và ngoài nước. Đặc biệt, cần coi công nghiệp phụ trợ trong chế biến gỗ là bộ phận không thể tách rời của ngành gỗ để từ đó có chiến lược phát triển phù hợp, song hành và đồng bộ, làm nền tảng thúc đẩy ngành chế biến gỗ đóng góp giá trị ngày càng cao cho kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
Thực hiện kiểm nghiệm, giám định hàng hóa
So với trình độ chung của thế giới, trình độ kiểm nghiệm, giám định hàng hố của Việt Nam cịn kém do thiết bị kiểm định cịn lạc hậu, chưa đồng bộ mang tính chất thủ cơng. Trình độ cán bộ kiểm định còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả công tác kiểm định, kiểm nghiệm làm cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị khiếu nại ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Có nhiều hợp đồng mà đối tác buộc chúng ta phải mang hàng đi đến nước khác để kiểm định làm các doanh nghiệp của chúng ta tốn một khoản chi phí tương đối lớn.
Để thực hiện tốt quy trình xuất khẩu và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ta cần nâng cao công tác kiểm nghiệm và giám định hàng hóa cho phù hợp với yêu cầu của đối tác hơn thế nữa cịn giúp DN tiết kiệm một khoản chi phí lớn.
Giải pháp tiếp cận thị trường Úc
Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ về thông tin thị trường và các hoạt động thâm nhập thị trường Úc
Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều hạn chế trong việc tìm kiếm thơng tin về thị trường cũng như thực hiện các hoạt động xuất khẩu sang thị trường Úc. Do vậy Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề này.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm ở thị trường Úc để tập hợp cũng như quy tụ các doanh nghiệp tham gia cũng như tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu một cách có quy hoạch và trật tự.
- Triển khai các biện pháp nắm bắt và khai thác triệt để, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp cách thu thập thông tin của các tổ chức thương mại Úc hiện có mặt ở Việt Nam.
Thơng qua Thương vụ của Việt Nam tại Úc, Bộ Thương mại thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Úc cho các doanh nghiệp. Đồng thời, với những thông tin về thị trường như nhu cầu, đặc điểm, tính chất của hàng hố. Bộ cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng sản xuất, xây dựng chiến lược xuất khẩu cho riêng mình.
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại Đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Úc
Việc đẩy mạnh thương mại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN Việt Nam nói chung và các DN XK sản phẩm gỗ nói riêng. Việc Việt Nam và Úc ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) đã góp phần tạo điều kiện cho ngành gỗ phát triển. Những ưu đãi cụ thể mà quan hệ thương mại đem lại đó là thuế quan mức thấp, bãi bỏ hạn ngạch,…
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo tính tương thích với những
quy định chung
Đó chính là những khác biệt trong các quy định về chính sách thuế, phi thuế quan, các khoản lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu, cạnh tranh, thương mại nhà nước và các giải pháp để giải quyết tranh chấp… Hơn nữa, thị trường Úc là thị trường đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng hoá, giá cả và thị hiếu khách hàng. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam cần tập trung hồn thiện hệ thống luật pháp, và cụ thể đó là:
Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản quy phạm pháp luật đã lỗi thời, bất cập. Để làm được điều này địi hỏi phải có sự đầu tư cả về kinh phí cũng như nguồn nhân lực phức tạp và tốn kém. Bên cạnh đó việc phối hợp chặt chẽ của các ngành là khơng thể thiếu, bao gồm việc rà sốt, đối chiếu, so sánh các cam kết trong hiệp định Việt - Úc với các văn bản hiện hành sao cho thống nhất và phù hợp.
Tiếp tục hoàn thiện Luật thương mại năm 2005 theo hướng ngày càng mở rộng và hồn thiện quy chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu rõ ràng, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Đảng và Nhà Nước đã đề ra cũng như trong các cam kết.
Hoàn thiện Luật cạnh tranh và chống độc quyền nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài nhằm tăng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước ta trong việc xuất khẩu.
Ban hành mới và sửa đổi các luật xuất khẩu, phù hợp với lịch trình giảm thuế đối với hàng hố theo và tiến trình khi đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - NewZealand (AANZFTA).
Giải pháp tăng độ nhận diện thương hiệu gỗ Việt Nam
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến gỗ xuất khẩu
Khuyến khích các hoạt động tư duy sáng tạo vào sản phẩm gỗ Việt, tăng cường năng lực thiết kế, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao mang thương hiệu Việt, xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam làm động lực tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến và XK gỗ trong thời gian tới.
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Úc
Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ
Nguồn nguyên liệu và con người là hai vấn đề then chốt của ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam (như nhiều nhân công, lao động rẻ) khơng cịn chiếm ưu thế như trước. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ gặp nhiều khó khăn do sự thiếu hụt về lao động và khả năng quản lý doanh nghiệp dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh doanh khơng cao. Thêm vào đó, lượng cơng nhân được đào tạo còn hạn chế so với sự phát triển ồ ạt của các cơ sở chế biến nên xảy ra tình trạng các doanh nghiệp chế biến gỗ thiếu lực lượng công nhân lớn. Để phát triển ngành gỗ thì nhà nước cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực phù hợp với cơ chế thị trường.
Bộ thương mại cần làm việc với tổng cục dạy nghề để xác định nhân lực cho ngành chế biến gỗ trong thời gian tới là bao nhiêu, phương án đầu tư, đào tạo cho phù hợp, việc đào tạo phải có địa chỉ sử dụng rõ ràng khơng gây lãng phí cho nhà nước và xã hội.